Các cách chọn giày đi bộ tốt, không đau chân. Top 3 giày phù hợp

MISSKICKThời trangGiày dépCác cách chọn giày đi bộ tốt, không đau chân. Top 3 giày phù hợp
0
(0)

Là một người yêu thích luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt có niềm đam mê to lớn với bộ môn đi bộ hay chạy bộ, bạn mong muốn tìm được một đôi giày phù hợp, không bị đau chân khi tập luyện. Cùng Misskick tìm hiểu các cách chọn giày và những mẫu giày hỗ trợ cho bộ môn đi bộ dưới bài viết này nhé!

Những nguy hại khi bạn chọn giày đi bộ sai cách

Bộ môn chạy bộ hay đi bộ đòi hỏi một quá trình luyện tập bền bỉ đồng thời việc lựa chọn những phụ kiện hỗ trợ luyện tập là một bước rất quan trọng. Nếu bạn chọn một đôi giày quá bó chân có thể dẫn tới những nguy hiểm sau:

  • Vết bỏng rộp, phồng da: Trong quá trình luyện tập, sử dụng đôi giày có kích thước không phù hợp với đôi chân, bạn sẽ rất dễ bị bỏng rộp và phồng da làm cho buổi luyện tập không đạt được hiệu quả như mong đợi.
  • Chân bị chai, sần: Sử dụng giày đi bộ không phù hợp trong thời gian dài, chân của bạn sẽ bị chai sần, vừa không đem lại năng suất cho buổi luyện tập mà còn gây mất thẩm mỹ.
  • Nốt viêm tấy ở kẽ ngón chân cái: Một trong những nguy hiểm quan trọng khi lựa chọn giày sai cách chính là xuất hiện những nốt viêm tấy ở kẽ ngón chân cái. Điều này gây ra cho bạn cảm giác đau đớn, bất tiện khi di chuyển.
  • Ngón chân khoằm xuống: Ngoài ra, khi lựa chọn sai kích cỡ giày sẽ làm cho những ngón chân của bạn bị khoằm xuống lâu dần sẽ làm cho đôi chân của bạn bị biến dạng, gây mất thẩm mỹ cho đôi chân.
  • Gây ra những vết thương khác: Không những thế, nó sẽ gây ra những vết thương ở bàn chân, mắt cá nhân cũng như các vết thương nghiêm trọng khác khi bạn luyện tập trong thời gian dài.
Chọn sai giày gây ra các vết bỏng, rộp chân
Chọn sai giày gây ra các vết bỏng, rộp chân

Cách chọn giày đi bộ theo cấu tạo của giày

Để lựa chọn cho mình một đôi giày phù hợp với bộ môn đi bộ, bạn cần chú ý đến cấu tạo của giày. Hãy tham khảo cách chọn giày của dưới đây:

Chọn giày đi bộ theo cấu tạo của giày
Chọn giày đi bộ theo cấu tạo của giày

Cách chọn giày đi bộ dựa vào hình dạng bàn chân

Ngoài các cách lựa chọn giày theo cấu tạo của giày, bạn còn phải chú ý đến hình dạng cũng như kích thước bàn chân của mình để có thể lựa chọn đôi giày phù hợp:

Chiều rộng và chiều dài

Nếu đôi giày quá chật hoặc quá rộng, hộp ngón chân không đủ cao sẽ gây nên các vết phồng rộp và chai sần. Vì thế, bạn nên lựa chọn đôi giày có chiều rộng và chiều dài vừa đủ với kích thước bàn chân.

Kiểu vòm

Vòm chân có tác dụng phân tán trọng lượng cơ thể lên chân, gồm có 3 kiểu sau:

  • Bàn chân có vòm cong trung tính: Đây là bàn chân có vòm không cong quá mức cũng như không quá phẳng. Đối với vòm cong trung tính, bạn nên tìm những đôi giày có đế giữa chắc chắn và để sau được độn vừa phải.
  • Bàn chân cong thấp hoặc bằng phẳng: Bạn nên chọn một đôi giày có phần đế phẳng và đệm giữa dày nếu bạn có vòm chân thấp hoặc bàn chân bẹt, nó giúp bạn bảo vệ bàn chân tốt hơn.
  • Bàn chân có vòng cong cao: Vòm cao có thể góp phần làm căng các khớp và cơ khi tiếp xúc với các bề mặt trong khi bạn hoạt động. Nếu bạn có bàn chân vòng cong cao, hãy tìm những đôi giày có đệm dày để giúp giảm sốc cho đôi chân.
Các cách chọn giày theo hình dạng của bàn chân
Các cách chọn giày theo hình dạng của bàn chân

Mẹo thử giày đi bộ vừa kích cỡ

Đây là một số mẹo nhỏ mà bạn có thể áp dụng trước khi quyết định mua cho mình một đôi giày để luyện tập:

  • Bạn nên mang theo tất khi đến cửa hàng thử giày giúp dễ dàng tìm được một đôi giày có kích thước phù hợp.
  • Bạn nên đi bộ trong một khoảng thời gian vừa đủ trước khi thử giày. Lúc này bàn chân của bạn đạt kích thước to nhất, giúp bạn khi luyện tập lâu dài vẫn cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
  • Bạn nên chọn một cửa hàng giày thể thao có thợ sửa chuyên nghiệp, hay ở những cửa hàng lớn để bạn có nhiều sự lựa chọn và tìm được đôi giày phù hợp nhất.
  • Trước khi mua giày, bạn nên đo kỹ càng kích thước của hai bàn chân, giúp bạn thấy dễ dàng hơn trong việc lựa chọn size giày. Mỗi khi mua một đôi giày mới, bạn nên đo lại vì kích thước của bàn chân có thể bị thay đổi.
  • Nếu bạn có một bàn chân lớn hơn bàn chân kia, bạn nên lựa chọn một đôi giày có kích thước phù hợp với bàn chân lớn hơn.
  • Bạn nên đi thử cả hai chân, cử động các ngón chân để kiểm tra độ vừa vặn của đôi giày, nếu khoảng cách giữa ngón chân dài nhất và mút giày nhỏ hơn 1.3cm thì hãy đổi đôi giày có cỡ lớn hơn.
  • Sau khi kiểm tra độ vừa vặn, bạn nên đi lại trong của hàng với đôi giày để đảm bảo độ thoải mái, không bị trượt gót khi bước đi.
Bạn nên thử giày kỹ càng trước khi mua
Bạn nên thử giày kỹ càng trước khi mua

Các lưu ý khi chọn giày đi bộ cho chân hoạt động tốt

Bên cạnh những cách chọn giày, để chân hoạt động tốt hơn, linh hoạt hơn mà vẫn đảm bảo được sự thoải mái, thông thoáng, bạn cũng nên tìm hiểu về một số lưu ý sau:

  • Thay giày cũ để tránh bị thương: Bạn nên mua một đôi giày mới khi thấy đế ngoài đã bị bào mòn hay đôi giày đã được sử dụng trong 300 – 400 dặm đi, hỗ trợ bảo vệ bàn chân khỏi va đập một cách hiệu quả hơn.
  • Chọn giày phù hợp với địa điểm tập: Bạn nên lựa chọn đôi giày thoải mái và không kích chân cho những buổi tập luyện ở vùng ngoại ô hay nông thôn. Nếu bạn luyện tập thường xuyên, hãy đầu tư cho mình một đôi giày chuyên nghiệp nhé.
  • Đừng mua giày quá đắt hay quá rẻ: Trong quá trình dài luyện tập, đôi giày sẽ rất dễ hư hỏng hay bị bào mòn, lựa chọn đôi giày quá đắt sẽ rất tốn kém. Đồng thời lựa chọn giày quá rẻ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của giày.
  • Nên đi mua vào buổi chiều tối: Đây là khoảng thời gian bàn chân dãn nở tối đa sau một ngày bạn di chuyển. Điều này giúp bạn dễ dàng chọn được đôi giày có kích cỡ vừa chân nhất.
  • Trước khi mua phải thử giày thật kỹ: Phải lựa chọn kỹ càng từ chi tiết đến chất liệu, nên mang thử cả hai chân trong cửa hàng xem có thoải mái hay bị đau chân hay không trước khi đưa ra quyết định.
  • Hạn chế mua giày thể thao qua mạng: Bạn nên tìm hiểu và đặt mua giày trên các trang web uy tín và khi bạn biết kỹ càng kích thước phù hợp với chân của mình.
  • Trước khi thanh toán tiền phải kiểm tra ngoại hình giày: Sau khi lựa chọn được đôi giày phù hợp, bạn phải quan sát kỹ càng đường chỉ và màu sắc, hạn chế mua hàng lỗi, hàng kém chất lượng.
  • Chọn mua ở những cửa hàng chuyên giày thể thao: Bạn hãy tìm hiểu các cửa hàng chuyên bán giày thể thao trước khi đến mua để có thể đảm bảo tối đa chất lượng sản phẩm đồng thời bạn cũng sẽ được tư vấn chuyên sâu khi chọn giày.
Một số lưu ý khi chọn giày đi bộ
Một số lưu ý khi chọn giày đi bộ

Top 3 giày đi bộ tốt nhất cho chân

Giày Chạy Bộ Nữ Adidas Ultraboost GX5928

Cũng đến từ nhà sản xuất Adidas, Ultraboost GX5928 là mẫu giày mà các bạn không nên bỏ lỡ khi luyện tập thể dục thể thao. Giày có khả năng thấm hút mồ hôi tốt,mềm mịn, thông thoáng và cực kỳ an toàn với cả những làn da nhạy cảm.

Mẫu giày này được làm từ vải dệt Primeknit giúp cho trọng lượng của giày trở nên nhẹ hơn và có độ co giãn cao hơn những đôi giày thể thao khác. Ngoài ra, đế giày được làm từ cao su Continental bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt, giúp bạn cảm thấy nhẹ hơn khi hoạt động.

Giày Chạy Bộ Nữ Nike React Infinity Run Fk 2 Prm DH2497-600

Nhắc đến giày chạy bộ tốt dành cho nữ thì không thể bỏ qua Nike React Infinity Run Fk 2 Prm DH2497-600. Sản phẩm của nhà Nike sở hữu thiết kế cổ thấp, giúp tạo sự trẻ trung, năng động, là lựa chọn tối ưu dành cho các bạn nữ thường xuyên chạy bộ.

Nhà sản xuất Nike đem lại sản phẩm được làm từ chất liệu 82% sợi dệt, 18% sợi tổng hợp không những có độ bền cao mà còn mang lại cảm giác êm ái, khô thoáng. Đồng thời, giày rất ít bám bẩn, dễ dàng vệ sinh và lau chùi.

Giày Chạy Bộ Nữ Puma Deviate Nitro 194453-13

Mẫu giày phù hợp với bộ môn chạy bộ, đi bộ mà MISSKICK muốn giới thiệu đến các bạn đó chính là Puma Deviate Nitro 194453-13. Sản phẩm của nhà Puma có thiết kế cổ thấp hợp thời trang, năng động, cá tính.

Puma Deviate Nitro 194453-13 sử dụng chất liệu Mesh thoáng khí cùng với chất liệu cao su, TPU của đế giày làm tăng khả năng ma sát với mặt đường, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. 

Xem thêm:

Vừa rồi, chúng mình đã chia sẻ đến các cách chọn giày đi bộ tốt. Hy vọng bài viết sẽ đem lại cho bạn những kiến thức hay và bổ ích. Đừng quên chia sẻ bài viết hữu ích này đến những người xung quanh và đón đọc nhiều bài viết chất lượng khác trong chuyên mục của chúng tôi nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết liên quan