Người bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ, tập thể dục không?

MISSKICKKhỏe đẹpChăm sóc cơ thểNgười bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ, tập thể dục không?
0
(0)

Nếu bạn là người yêu thích việc tập thể dục, đi bộ, nhưng lại gặp những vấn đề về sức khỏe như bị đau dây thần kinh tọa thì có nên đi bộ, tập thể dục không. Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây của Misskick nhé!

Bệnh đau dây thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa là một vị trí dây thần kinh chạy xuôi từ thắt lưng thẳng xuống chân, thực hiện chức năng điều khiển cảm giác và chi phối những cử động của chân, giúp đôi chân có thể thao tác những cử động như đi lại, đứng lên, ngồi xuống.

Triệu chứng

Hiện tượng đau thần kinh tọa còn được gọi là đau dây thần kinh vùng hông to. Bệnh lý này xuất hiện ở các vùng hông, đùi, triệu chứng là tình trạng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, cơn đau sẽ chạy xuôi theo lưng dưới tới mông, chạy xuống mặt phía sau chân của một bên cơ thể.

Ngoài ra, bệnh lý này có thể làm bạn cảm thấy nóng, rát, tê cứng, mỏi vùng thắt lưng xuống mông xuống mặt sau cẳng chân. Bệnh tình sẽ rõ ràng hơn khi ngồi lâu, đi lại, cúi thấp người,…

Bạn có thể bị biến dạng dáng đi hoặc tổn thương vùng rễ thần kinh, từ đó làm giảm khả năng tiết mồ hôi, mất cảm giác phần chi dưới hoặc gặp khó khăn khi đi đại, tiểu tiện.

Triệu chứng bệnh đau dây thần kinh tọa
Triệu chứng bệnh đau dây thần kinh tọa

Nguyên nhân

Dưới đây là các bệnh thường gặp khiến bạn bị hiện tượng đau dây thần kinh tọa:

Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm là một bộ phận nằm giữa các đốt sống của cột sống. Khi tấm đĩa này bị lồi ra, có thể xảy ra tình trạng chèn ép dây thần kinh và từ đó bạn sẽ cảm giác đau và đó là tình trạng đau thần kinh tọa.

Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm

Hẹp cột sống: Hiện tượng hẹp cột sống cũng gây nên nguy cơ chèn ép và làm đau dây thần kinh tọa. Loại bệnh này thường xảy ra ở những người trên 60 tuổi.

Hẹp cột sống
Hẹp cột sống

Khối u cột sống: Hầu hết những bệnh nhân có khối u ở phía trong tủy sống hoặc xuôi theo tủy sống cũng có nguy cơ bị bệnh đau thần kinh tọa. Bởi vì khi những khối u này phát triển sẽ gây ra những áp lực nhất định tác động lên vùng dây thần kinh cột sống.

Khối u cột sống
Khối u cột sống

Viêm khớp, thoái hóa khớp: Khi bạn gặp phải bệnh lý về viêm khớp, thoái hóa khớp, dây thần kinh tọa cũng từ đó có thể bị kích thích và sưng đau lên, từ đó gây tổn thương.

Viêm khớp, thoái hóa khớp
Viêm khớp, thoái hóa khớp

Hội chứng cơ hình lê: Cơ hình lê là phần nằm ở sâu bên trong mông, có chức năng liên kết cột sống dưới với xương đùi và chạy qua vùng dây thần kinh tọa. Nếu vùng cơ hình lê này bị co thắt sẽ tạo nên một áp lực lên dây thần kinh tọa, từ đó làm bạn bị đau.

Hội chứng cơ hình lê
Hội chứng cơ hình lê

Người bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ, tập thể dục không?

Mặc dù chứng bệnh này mang lại cho bạn không ít những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Chính vì thế, việc tập thể dục sẽ càng cần thiết hơn cả để giúp cơ thể và xương khớp trở nên linh hoạt, dẻo dai hơn.

Vậy câu trả lời cho thắc mắc này của bạn là người bị đau thần kinh tọa vẫn có thể đi bộ. Những cử động này cũng giúp cơ thể bạn có thời gian để rèn luyện sức khỏe, giúp thúc đẩy quá trình phục hồi chứng đau thần kinh tọa.

Cụ thể là, khi bạn vận động sẽ giúp cơ xương giãn ra và giảm áp lực chèn ép lên dây thần kinh. Bên cạnh đó, việc tập thể dục sẽ giúp bạn nuôi dưỡng sụn khớp tốt hơn, tăng cường quá trình lưu thông máu, phòng chống những bệnh về gai cột sống.

Người bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không?
Người bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không?

Tuy vậy, bạn cũng không nên chủ quan tập luyện bừa bãi mà phải chọn những bài tập với cường độ phù hợp, có khả năng giúp bạn phục hồi sức khỏe mà vẫn không ảnh hưởng xấu đến bệnh tình của bạn.

Ngược lại, nếu bạn chọn những bài tập không phù hợp với thể trạng của mình, điều đó sẽ làm tình trạng dây thần kinh của bạn trở nên tồi tệ hơn, gây phản tác dụng của việc rèn luyện sức khỏe.

Bạn không nên chủ quan tập luyện bừa bãi
Bạn không nên chủ quan tập luyện bừa bãi

Lưu ý cho người đau dây thần kinh tọa khi đi bộ, tập thể dục

Lựa chọn giày phù hợp

Người bị đau thần kinh tọa tuyệt đối không được đi chân đất để tập thể dục vì việc này có thể ảnh hưởng xấu tới bàn chân và các dây thần kinh của bạn. Điều đó sẽ càng làm bệnh tình trở nên tồi tệ hơn.

Vì thế, việc lựa chọn một đôi giày thể thao phù hợp, đúng kích cỡ chân sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe hiệu quả hơn, phòng tránh những hiện tượng chấn thương như bong gân, trật khớp. Hơn nữa, bạn nên chọn bộ đồ tập thoải mái, rộng rãi để dễ di chuyển.

Giày Chạy Bộ Nữ Adidas ULTRABOOST 22 W
Giày Chạy Bộ Nữ Adidas ULTRABOOST 22 W

Luôn khởi động kỹ lưỡng

Trong tất cả những bộ môn thể thao đều đòi hỏi bạn phải khởi động kỹ lưỡng trước khi tập, đi bộ cũng vậy. Bạn phải làm nóng nhẹ nhàng khoảng 10 phút để giãn cơ, giúp xương tiết các dịch nhầy xung quanh các ổ khớp để giúp giảm đau và tránh nguy cơ bị chấn thương trong quá trình tập luyện.

Luôn khởi động kỹ lưỡng
Luôn khởi động kỹ lưỡng

Tập luyện đúng kỹ thuật

Trong quá trình chuẩn bị tập luyện, bạn phải nghiên cứu kỹ bài tập để tập đúng động tác, di chuyển đúng cách. Bạn có thể đi bộ bằng máy chạy bộ tại nhà hoặc đi bộ ngoài trời, tuy nhiên, nếu bạn thực hiện sai kỹ thuật có thể làm tình trạng đau của bạn trở nên tệ hơn.

Tốt hơn hết, bạn nên tập theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc huấn luyện viên để đảm bảo độ an toàn và hiệu quả của bài tập. Còn nếu tự tập luyện, hãy cố gắng điều chỉnh tốc độ đi bộ một cách ổn định, thả lỏng cơ thể, không gồng, ép khi di chuyển.

Tập luyện đúng kỹ thuật
Tập luyện đúng kỹ thuật

Lên lịch tập phù hợp

Việc lên một lộ trình luyện tập phù hợp (đi bộ 1.5km – khoảng 20 phút mỗi ngày) sẽ giúp bạn nắm rõ những chuyển biến và đảm bảo được sự hiệu quả của bài tập tốt hơn.

Khi tập, bạn phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe hiện tại của mình để chọn thời gian luyện tập phù hợp. Nếu bạn cảm thấy sự cải thiện của các dấu hiệu đau nhức, tức là việc tập luyện có hiệu quả thì bạn có thể kéo dài thời gian đi bộ hơn.

Còn nếu ngược lại, khi bạn cảm thấy có những dấu hiệu đau hơn, bệnh tình chuyển biến theo chiều hướng xấu đi thì có thể dừng việc tập luyện để đảm bảo sức khỏe.

Lên lịch tập phù hợp
Lên lịch tập phù hợp

Kiên trì tập luyện

Đối với hành trình nào cũng vậy, cũng cần có sự kiên trì. Bạn phải tập luyện thật chăm chỉ để có được kết quả như ý, không nên quá vội vàng dừng tập khi chỉ mới thấy được kết quả ban đầu, việc dừng lại nhanh chóng cũng sẽ khiến bệnh tình của bạn tái đi tái lại và không dứt điểm hẳn.

Kiên trì tập luyện
Kiên trì tập luyện

Xem thêm:

Tóm lại, bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi “người bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ, tập thể dục không?”. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quá trình luyện tập của bạn.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết liên quan