Bị gai gót chân có nên đi bộ không? Cách điều trị tại nhà và các lưu ý

MISSKICKKhỏe đẹpBị gai gót chân có nên đi bộ không? Cách điều trị tại nhà và các lưu ý
0
(0)

Gai gót chân là bệnh như thế nào? Và khi bệnh gai gót chân có nên đi bộ không? Cùng Misskick tìm hiểu ngay bài viết này để biết rõ hơn về bệnh cũng như cách điều trị và các lưu khi mắc bệnh nhé!

Gai gót chân là bệnh gì?

Nguyên nhân hình thành nên bệnh gai gót chân

Gai gót chân là bệnh gây nên bởi lượng lớn canxi bị tồn đọng tại vị trí gót chân hay cân gan bàn chân. Khi bộ phận này bị tổn thương, cơ thể sẽ điều tiết lượng canxi đến đây để bù đắp. Dần dần hình thành các tinh thể canxi gây nên bệnh gai gót chân.

Bệnh này thường mắc phải ở những người làm việc nặng nhọc quá sức, thường xuyên mang vác những vật nặng; các vận động viên hay phải chạy nhảy; những người bị thừa cân, béo phì; hay những người bị mắc căn bệnh này bẩm sinh.

Nguyên nhân gây nên bệnh gai gót chân
Nguyên nhân gây nên bệnh gai gót chân

Triệu chứng của bệnh gai gót chân

Gai gót chân là do các tinh thể canxi gây nên do đó tại vị trí bị bệnh ta cảm giác cứng. Khi chúng ta khiêng những vật nặng, đi lại nhiều, làm việc có tính chất đứng nhiều,… gai xương ma sát với phần mềm xương xung quanh và áp lực mạnh lên bàn chân gây đau nhức càng nhiều.

Dần dần theo thời gian, lượng canxi khiến gai xương phát triển càng to, dẫn đến chèn ép vào dây thần kinh gây đau nhiều, hoặc có thể mất cảm giác và sưng lên.

Những triệu chứng biểu hiện khi bị gai gót chân
Những triệu chứng biểu hiện khi bị gai gót chân

Bị gai gót chân có nên đi bộ không?

Đi bộ là bài tập thể dục đơn giản giúp kích thích lưu thông máu, hỗ trợ khả năng hấp thụ các dưỡng chất như canxi, vitamin D, cải thiện được bệnh tim mạch và giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Vì vậy, có nhiều người tập đi bộ hàng ngày để rèn luyện và nâng cao sức khỏe.

Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh gai gót chân thì chỉ nên đi bộ từ 20 – 30 phút mỗi ngày để không ảnh hưởng quá lớn đến vùng bị gai gót chân. Việc vận động đúng cách giúp lưu thông máu đưa dưỡng chất cùng oxy đến chữa lành vùng tổn thương. Trường hợp đang bị gai gót chân nặng hoặc có dấu hiệu sưng viêm, đau nhức thì nên hạn chế đi để giảm bớt những cơn đau.

Bị gai gót chân có nên đi bộ không và câu trả lời
Bị gai gót chân có nên đi bộ không và câu trả lời

Bài tập hỗ trợ điều trị gai gót chân tại nhà

Những bài tập sau đây giúp người bệnh co giãn gân cơ một cách hợp lý, rất cần thiết làm giảm đau gót chân, gân can bàn chân. Các bài tập này được áp dụng chung cho những vận động viên và người bình thường. Bạn hãy là theo hướng dẫn sau đây để giúp cải thiện bệnh gai gót chân nhé!

Tổng hợp những bài tập điều trị gai gót chân hữu ích tại nhà
Tổng hợp những bài tập điều trị gai gót chân hữu ích tại nhà

Bài tập đẩy tường

  • Động tác tập đẩy tường cần đứng trước tường, một chân ở trước và một chân ở sau, cố định gót chân xuống sàn.
  • Đổ người về phía trước và giữ căng trong 15 – 30 giây, sau đó thả lỏng, giữ cho gối thẳng.
  • Nên lặp lại động tác này 3 – 5 lần/ ngày.
Động tác đẩy tường điều trị bệnh gai gót chân
Động tác đẩy tường điều trị bệnh gai gót chân

Bài tập lăn bóng

  • Để thực hiện động tác này cần tư thế ngồi hoặc đứng, sau đó đặt lòng bàn chân lên trên bóng, đè chặt bóng xuống.
  • Từ từ lăn bóng về phía các ngón chân và gót chân, và dừng lại khoảng 30 giây khi chạm thấy điểm đau/ cứng.
  • Hãy lặp lại động tác này 3 – 5 lần/ ngày.
Bài tập lăn bóng giúp thuyên giảm những cơn đau nhức do gai gót chân
Bài tập lăn bóng giúp thuyên giảm những cơn đau nhức do gai gót chân

Bài tập căng cơ

  • Hãy giữ đai kéo trong lòng bàn chân giữ đầu gối thẳng và gót chân trên mặt đất.
  • Kéo và giữ căng dây đai trong 15 – 30 giây, sau đó thả lỏng.
  • Hãy lặp lại động tác này 3 – 5 lần/ ngày.
Bài tập căng cơ cho bệnh gai gót chân
Bài tập căng cơ cho bệnh gai gót chân

Bài tập giữ ngón chân

  • Dùng tay cố định các đầu ngón chân, sau đó kéo căng trong 15 – 30 giây, sau đó thả lỏng.
  • Lặp đi lặp lại động tác này 3 – 5 lần/ ngày.
Bài tập giữ ngón chân giúp giảm thiểu những cơn đau nhức
Bài tập giữ ngón chân giúp giảm thiểu những cơn đau nhức

Bài tập nâng gót

  • Đặt bàn chân trên rìa của bục, điều chỉnh gót chân ra bên ngoài bề mặt của bục.
  • Sau đó giữ đầu gối thẳng, nhướng người lên cao đến mức có thể, sau đó hạ chậm xuống.
  • Lặp đi lặp lại động tác này 10 -15 lần / ngày.
Bài tập nâng hạ gót chân trên bục giúp chữa lành gót chân
Bài tập nâng hạ gót chân trên bục giúp chữa lành gót chân

Bài tập gập chân

  • Đứng thẳng bằng 1 chân, 1 chân còn lại gập lên, giữ trong 10 giây sau đó đổi chân, lặp lại động tác ngày 10 – 15 lần/ ngày.
  • Đứng thẳng bằng 1 chân kết hợp gập chân lên và giơ tay qua đầu, giữ 10 giây sau đó đổi chân, lặp lại động tác ngày 10 – 15 lần/ ngày.
Bài tập gập chân hỗ trợ giảm thiểu những cơn đau nhức do gai gót chân
Bài tập gập chân hỗ trợ giảm thiểu những cơn đau nhức do gai gót chân

Những lưu ý khi đi bộ cho người bị gai gót chân

Lựa chọn giày đi bộ phù hợp

Mang giày có kích cỡ quá nhỏ hay quá to đều có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương gót chân và cân gan bàn chân khi đi bộ. Người bệnh nên lựa chọn giày đi bộ có kích thước phù hợp, đúng size giày để khi đi cảm thấy thật thoải mái. Tránh sử dụng giày có chất liệu quá cứng, vận động trong thời gian dài sẽ làm triệu chứng càng đau.

Lựa chọn giày đi bộ phù hợp
Lựa chọn giày đi bộ phù hợp

Đi bộ ở địa hình bằng phẳng

Người bị gai gót chân nên đi bộ ở những nơi bằng phẳng, tránh đi những nơi gồ ghề để giảm nguy cơ bị té ngã, chấn thương. Hơn nữa, việc đi lại ở những nơi không bằng phẳng, trọng lượng cơ thể áp lực xuống chân nhiều để giữ thăng bằng cho cơ thể, sẽ tạo nên những cơn đau nhiều.

Người bệnh nên lựa chọn đi bộ trong công viên để hít thở không khí trong lành. Trường hợp tại nơi ở không có công viên thì hãy sử dụng máy chạy bộ và điều chỉnh tốc độ chậm để đi bộ tại nhà.

Ưu tiên chạy bộ ở những nơi bằng phẳng
Ưu tiên chạy bộ ở những nơi bằng phẳng

Khởi động trước khi đi bộ

Bất kể khi chúng ta tập động tác thể dục nào, việc khởi động cơ thể trước khi đi vào bài tập chính thức là vô cùng quan trọng. Khởi động bằng những động tác cơ bản giúp làm nóng người, kích thích máu lưu thông và giúp hệ gân, cơ sẵn sàng cho việc đi bộ.

Hoạt động này sẽ giúp cho cân gan bàn chân không bị tác động một cách đột ngột để không bị tổn thương.

Cần khởi động trước khi đi vào tập luyện
Cần khởi động trước khi đi vào tập luyện

Tăng dần cường độ tập luyện

Khi mới bắt đầu tập luyện đi bộ, bạn nên tập từ từ để bàn chân kịp thích nghi. Sau đó tăng dần tốc độ nhanh hơn, từ 10 – 15 phút tăng lên 20 – 30 phút. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ từ đi bộ chuyển sang chạy.

Đi bộ từ từ sau đó tăng dần để thích nghi chữa bệnh
Đi bộ từ từ sau đó tăng dần để thích nghi chữa bệnh

Đi bộ đúng kỹ thuật

Việc tập luyện đúng cách không những giúp cho người đi bộ giảm thiểu những cơn đau nhức mà còn giúp cho cơ thể có sức khỏe tốt. Hãy giữ thẳng người khi đi bộ, không khom cúi hay chúi người về phía trước. Cần thả lỏng cơ thể để thư giãn và hít thở sâu một cách đều đặn.

Cần đi bộ đúng cách để bệnh có chuyển hướng tích cực hơn
Cần đi bộ đúng cách để bệnh có chuyển hướng tích cực hơn

Xem thêm:

Trên đây là những thông tin hữu ích mà bài viết cung cấp đến bạn! Bên cạnh giúp cho người bệnh có góc nhìn đúng nhất về bệnh gai gót chân có nên đi bộ không cùng những phương pháp chữa lành vùng tổn thương khi mắc phải bệnh.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết liên quan