Vải sợi tổng hợp là gì? Ưu điểm, nhược điểm của vải sợi tổng hợp

MISSKICKThời trangQuần áoVải sợi tổng hợp là gì? Ưu điểm, nhược điểm của vải sợi tổng hợp
1
(1)

Để tối ưu chi phí sản xuất và có số lượng vải đủ lớn để phục vụ cho các ngành công nghiệp khác nhau, người ta đã tạo ra vải sợi tổng hợp. Vậy vải sợi tổng hợp là gì và có đặc điểm gì nổi bật? Hãy cùng Misskick tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Vải sợi tổng hợp là gì?

Khác với các loại vải có nguồn gốc thiên nhiên, vải sợi tổng hợp (Synthetic fiber) là loại vải do con người tạo ra từ các phân tử nhỏ tổng hợp polyme. Loại vải này có nguồn gốc sản xuất từ các nguyên liệu thô như dầu mỏ, than đá hoặc hóa dầu.

Ngày nay, vải sợi tổng hợp được chia thành 5 loại, mỗi loại sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng trên thị trường hiện nay bao gồm: sợi PA, sợi PAC, sợi PVA, sợi PU và sợi PE.

Vải sợi tổng hợp là gì?
Vải sợi tổng hợp là gì?

Quy trình sản xuất vải sợi tổng hợp

Quy trình sản xuất nên vải tổng hợp gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Khai thác tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản) như khí đốt, dầu mỏ, than đá…
  • Bước 2: Ban đầu, người ta sẽ sử dụng tài nguyên này để sản xuất xăng, dầu. Phần dư thừa còn sót lại sau quá trình đó mới được đem làm thành vải sợi tổng hợp.
  • Bước 3: Từ đó, bắt đầu quá trình sơ chế và lọc các hợp chất ra. Tiếp tục mang đi nhiệt luyện chúng để chuyển thành chất lỏng.
  • Bước 4: Đem các chất lỏng đã được nhiệt luyện đi chưng cất, tạo nên một dạng hỗn hợp có chất dẻo.
  • Bước 5: Bắt đầu quá trình trùng hợp hoặc polyme hóa để nhằm phân tách ra các dạng sợi khác nhau như PA, PE, PU,…
  • Bước 6: Các dạng vải sợi PE, PU… sẽ được đem đi làm khô. Sau đó, cắt các dải đó ra thành từng hạt nhỏ để tạo độ bền của vải theo thời gian.
  • Bước 7: Các sợi hạt nhỏ đó được đem đun nóng ở nhiệt độ cao từ 260 đến 370 độ C để tạo thành dạng hỗn sợi có chất hơi dẻo sệt. Tiếp theo, mang các hạt nhỏ này đi phun để tạo chúng có sự kết dính với nhau lại.
  • Bước 8: Sau cùng, phần hỗn hợp trên được kéo dãn ra thành dạng sợi. Sau đó cuốn sợi vào ống và đợi quá trình may dệt để cho ra đời vải sợi nhân tạo.
Quy trình sản xuất vải sợi tổng hợp
Quy trình sản xuất vải sợi tổng hợp

Các loại vải sợi tổng hợp

Trên thị trường hiện nay có 5 loại vải sợi tổng hợp phổ biến bao gồm: sợi PA, sợi PE, sợi PU, sợi PAC và sợi PVA. Để bạn dễ hình dung và hiểu hơn thì Misskick sẽ giới thiệu kỹ hơn về các loại vải này.

Vải sợi PA

Nhận biết vải sợi PA

Đây là loại sợi tổng hợp được lấy từ than đá, nước và không khí. Bề mặt vải khá nhẵn và bóng, các sợi được dệt đều nhau, dễ giặt và đàn hồi tốt.

Khi bị đốt cháy sẽ chảy ra nhựa, xơ cháy ở đầu đốt có gam màu hổ phách, lúc nguội sẽ cứng lại và bóp khó bị vỡ. Với chất liệu Nylon, nó khô rất nhanh chóng và giữ nguyên hình dạng, không bị nhăn nheo.

Ưu điểm:

  • Không bắt bụi và khi cầm tương đối nhẹ tay.
  • Độ bền tốt, độ đàn hồi cao và ít bị nhàu nát, nhăn nheo.
  • Rất nhanh khô sau khi giặt.
  • Chúng khá chắc chắn và có thể chịu được trọng tải lớn.
  • Giá thành rẻ hơn so với sợi tự nhiên.

Nhược điểm:

  • Với chất liệu nylon nên khả năng thấm hút mồ hôi của vải không tốt.
  • Khi mặc sẽ dễ gây cảm giác nóng nực do vải không thoát khí.
  • Sợi vải dễ bị ố vàng.
  • Khi gặp nhiệt độ cao, vải dễ bị co lại. Hạn chế ủi ở nhiệt độ cao từ 150 độ C trở lên. Vì chúng dễ bắt lửa hơn so với sợi tự nhiên.

Ứng dụng:

  • Với độ bền cao, loại vải này thường được ứng dụng làm dây đai an toàn của xe hơi (Seat Belt), túi ngủ, tất,…
  • Vải sợi tổng hợp PA cũng được sử dụng làm dây thừng khi leo núi, làm dù và lưới đánh cá,…
  • Chính vì chất liệu của chúng, nên sợi vải PA còn được dùng để dệt lụa nilon, vải dệt kim, làm thành lớp áo lót trong của áo jacket, dệt bít tất hay chỉ may, may áo lót.

Bảo quản:

  • Khi ủi thì nên hạ nhiệt độ xuống mức thấp, khoảng từ 120 đến 150 độ C.
  • Còn lúc giặt chỉ nên dùng bột giặt ít chất tẩy, phơi khô ở nơi bóng râm. Đặc biệt, không được giặt vải sợi PA bằng nước nóng quá 40 độ C.
Vải sợi PA
Vải sợi PA

Vải sợi Polyester

Nhận biết:

Để phân biệt đây là vải gì, nên dựa vào bề mặt của chất liệu vải. Bề mặt vải polyester có độ bóng, khi cháy tạo ra mùi khét của nhựa. Sau khi cháy, vải bị đóng thành cục cứng, bóp khó vỡ và không có tro.

Đây là loại sợi tổng hợp được lấy từ than đá, nước, không khí và dầu mỏ. Polyester được tạo ra từ chất hóa học được gọi là este. Chúng dễ giặt và không bị nhăn nên khá thích hợp để làm chất liệu may váy.

Ưu điểm:

  • Tính bền cao theo thời gian.
  • Quần áo làm từ sợi tổng hợp PE thì sẽ dễ dàng định hình và giữ nếp được lâu.
  • Ít bị nấm mốc, ngay cả những điều kiện ẩm thấp.
  • Có khả năng chịu nhiệt cao. Bạn có thể tự do phơi quần áo ở nơi ánh sáng, nhiệt độ cao mà không sợ bị co hay chảy xệ, nó sẽ không làm ảnh hưởng đến form quần áo khi mặc.
  • Dù giặt với máy thì vải cũng vẫn giữ nguyên hình dạng, không bị nhăn.
  • Ít bám bụi, có khả năng giảm được những vết bẩn tự nhiên.

Nhược điểm:

  • Khả năng thấm hút mồ hôi kém.
  • Chúng dễ bắt lửa hơn so với sợi tự nhiên.
  • giá thành khá rẻ so với sợi tự nhiên.
  • Khi mặc dễ bị nóng nực do không có lỗ thoát khí giữa các sợi vải.
  • Thường thì được sử dụng vào mùa đông để giữ ấm cho cơ thể.

Ứng dụng:

Chất liệu vải này thích hợp ngay cả sản xuất trang phục cho nam và nữ. Độ bền cao và giữ nếp lâu sẽ giúp người mặc có được những bộ trang phục phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau của họ.

Sợi tổng hợp PE cũng được sử dụng nhiều trong sản xuất chăn, gối, áo khoác, áo sweater, áo thun, túi,… Độ chắc chắn cũng là một ưu điểm của vải PE để làm dây thừng, lưới, áo mưa,…

Bảo quản:

Để quá trình sử dụng vải PE được hiệu quả, khi giặt bạn chỉ nên sử dụng những loại bột giặt thường (ít chất tẩy) và không nên sử dụng nước nóng quá 40 độ C.

Cuối cùng là chỉ nên để ở nhiệt độ từ 150 – 170 độ C.

Vải sợi Polyester
Vải sợi Polyester

Vải sợi PU

Nhận biết sợi PU

  • Kiểm tra phần viền của vải: khi sờ vào phần viền sẽ có cảm giác như bông mịn và khá dẻo.
  • Nhìn vào lỗ chân lông của vải: Chúng nằm ở vị trí không cố định trên vải nên phải kiểm tra thật kỹ để nhìn thấy.
  • Sờ chất liệu da: Da giả khi sờ sẽ có cảm giác mượt và dẻo, độ co giãn tốt hơn da thật.
  • Mùi hương: Vải sợi Pu sẽ có đặc thù mùi giống như chất hóa học.

Ưu điểm

  • Bề mặt sáng bóng, tương đối nhẹ.
  • Rất giống với da thật.
  • Vải polyurethane rất nhẹ và thoáng khí.
  • Có khả năng chống gió tốt và chống thấm nước, để hơi nước không thấm vào trong.
  • Độ bền màu tốt và khả năng chống vết bẩn thông qua lớp da trên cùng của vải.
  • Phụ gia hóa học có thể giúp cho hiệu suất của da có khả năng chống mài mòn, chống nước, chống cháy và dễ làm sạch.

Nhược điểm

  • Lớp tráng bên ngoài sẽ mỏng hơn da thật, có mùi hơi khó chịu của hóa chất.
  • Các vết vân trên da khá thô, thiếu tự nhiên, tinh tế.
  • Sử dụng sẽ có cảm giác không thoải mái vì không có những “lỗ thở” như da thật.

Ứng dụng

  • Là loại chất liệu được sử dụng nhiều để tạo ra vải spandex hay còn gọi là lycra (loại vải được sử dụng để may các loại áo khoác đồng phục trong trường học, doanh nghiệp, tổ chức,…)
  • Polyurethane thường được sử dụng để làm giả da. Dùng để sản xuất giày, túi xách, áo khoác,… rất nhiều loại trang phục được tạo nên từ loại sợi này.
  • Khi kết hợp PU với các loại sợi khác có thể sản xuất ra các loại vải may các loại trang phục ôm sát cơ thể như: áo tập luyện, áo tắm hay quần áo lót,…

Bảo quản

Làm sạch: Bạn có thể dùng xà phòng và bàn chải mềm, ướt để chà nhẹ lên bề mặt vải. Trước khi chà, bạn nên pha loãng tinh chất khoáng hoặc thuốc tẩy để hạn chế ảnh hưởng xấu đến chất lượng vải.

Bảo quản để tránh bị nổ

Thông thường, giày hoặc áo giả da khi sử dụng lâu thường có hiện tượng như lớp da bị bong tróc bên ngoài và để lộ lớp vải bên trong.

Một cách hạn chế trường hợp trên là người dùng nên vệ sinh thường xuyên và đánh xi để bảo quản chất liệu. Thay vì tự giặt bằng máy giặt thì nên mang ra tiệm để giặt hấp hoặc giặt khô, như vậy có thể giúp hạn chế sự ảnh hưởng của chất tẩy rửa lên da PU.

Khử mùi: Khi bạn sử dụng một sản phẩm da lâu dài, dễ thấy áo và giày bị ám một mùi rất khó chịu. Bạn có thể khử mùi bằng cách pha loãng giấm, trà xanh hoặc phơi sản phẩm ngoài trời, tránh nơi có ánh nắng trực tiếp.

Bạn có thể quan tâm:

Vải sợi PAC

Nhận biết vải sợi PAC

Khi quan sát bằng mắt thường sẽ có cảm giác vải hơi xù lông. Lúc vải bị cháy sẽ có mùi khét, các tàn tro hình tròn, có màu đen và dễ vỡ vụn.

Ưu điểm

Vải sợi PAC
Vải sợi PAC
  • Vải sợi PAC có khả năng cách nhiệt tốt.
  • Bề mặt vải được làm từ sợi PAC khá mềm và mịn.
  • Chất liệu sợi PAC dễ hút ẩm, là một trong những loại vải thấm hút mồ hôi tốt khi sử dụng.

Nhược điểm

  • Sợi PAC thường ít chắc chắn, dễ bung.
  • Khi sử dụng lâu dễ gây xù lông trên bề mặt gây thiếu thẩm mỹ.

Ứng dụng

Sợi PAC với khả năng giữ ấm, bền đẹp, thoải mái khi mặc nên thường được dùng làm vải len để sản xuất các sản phẩm như áo len, áo khoác, váy liền, chân váy,… với đa dạng các màu sắc và kiểu dáng khác nhau.

Bảo quản

Để giữ cho những trang phục may bằng vải sợi PAC luôn được bền đẹp, bạn nên chú ý những điều sau:

  • Không nên giặt với xà phòng có chất tẩy mạnh mà chỉ nên dùng xà phòng nhẹ, ít chất tẩy.
  • Khi phơi, không nên phơi quá lâu ngoài nắng hoặc để quần áo quá khô. Nếu nhà bạn có độ thông thoáng tốt, hãy phơi các loại trang phục làm từ PAC trong bóng râm để không ảnh hưởng đến chất lượng vải

Vải sợi PVA

Nhận biết vải sợi PVA

  • Bề mặt vải có độ bóng.
  • Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ ngửi thấy có mùi nhựa.

Ưu điểm

  • Có khả năng chịu trọng tải lớn do bề mặt vải khá chắc chắn, độ co giãn thấp.
  • Có khả năng chống thấm nước, chống ánh nắng mặt trời hiệu quả.
  • Không bị hao mòn dù sử dụng trong môi trường kiềm, muối, axit.
  • Khi mặc sẽ có cảm giác an toàn do độ chắc chắn của vải.

Nhược điểm: Khả năng thấm hút mồ hôi kém, khi mặc sẽ dễ có cảm giác nóng nực do không có lỗ thoát khí.

Ứng dụng: Được sử dụng phổ biến để sản xuất đồ bảo hộ lao động, làm dây thừng, dây chão hoặc được sản xuất làm lưới đánh cá.

Vải sợi PVA
Vải sợi PVA

Bảo quản: Giống với các loại vải sợi tổng hợp khác. Khi sử dụng, bạn nên giặt bằng những loại bột giặt thường (ít chất tẩy rửa) và phơi trong bóng râm để tránh làm cho vải bị mục, hư hỏng.

Vải sợi PVA

So sánh vải sợi tự nhiên và vải sợi tổng hợp

Đặc điểm so sánhSợi tự nhiênSợi tổng hợp
Nguồn gốcĐược làm từ nguyên liệu tự nhiên, thường là từ: bông vải, lông cừu, kén tằm,…Được làm từ các nguyên liệu có hàm lượng cellulose cao như: các loại tre, gỗ, nứa, than đá, dầu mỏ, khí đốt,…
Độ dàiChiều dài sợi dựa theo tự nhiên, không đều.Chiều dài sợi có thể kiểm soát được trong quá trình sản xuất
Hình dạng sợiXơ sợi có các dạng như: xơ sợi ngắn (staple) hoặc xơ sợi dài (Filament).

Nhưng đa số xơ sợi tự nhiên là dạng xơ ngắn như: bông, len (Cotton, Wool)… Ngoài ra, có tơ tằm là dạng sợi xơ dài nhưng thường được cắt ngắn để tạo thành sợi xơ ngắn.

Có thể chủ động sản xuất thành dạng xơ sợi dài liên tục (filament) hoặc dạng xơ ngắn (staple) bằng cách cắt ngắn hoặc kéo sợi không liên tục tùy theo mục đích sản xuất.
Kéo sợiKhông có công đoạn kéo sợi (spinneret).Có công đoạn kéo sợi (spinneret) để tạo ra sợi filament (xơ sợi dài liên tục)
Hóa chấtKhông có tác động hóa học trong quá trình sản xuất.Phải sử dụng hóa chất để hòa tan trong quá trình sản xuất
Độ thoải máiCaoThấp
Tạp chấtCó thể có hàm lượng tạp chất từ tự nhiên, cần xử lý nấu tẩy (scouring, bleaching) để loại bỏ trước khi sản xuất.Không chứa tạp chất nên không có quá trình tiền xử lý (Pretreatment).
Cấu tạo sợiKhông thể thay đổi cấu tạo xơ sợi, vì chúng có sẵn trong tự nhiên. thể can thiệp để biến đổi cấu tạo xơ sợi nhằm tạo ra những tính năng ưu việt khác phù hợp với mục đích sản xuất.
Nếp gấpXơ sợi có cấu trúc gấp nếp (crimp) sẵn trong tự nhiên.Cần có công đoạn tạo nếp gấp (crimp) thủ công sau khi kéo sợi.
Màu sắc
Màu sắc tự nhiên.Có thể tạo màu nhân tạo tùy theo mục đích sản xuất.
Thân thiện môi trường
Có nguồn gốc từ tự nhiên nên chúng rất thân thiện với môi trường, có thể phân hủy trong tự nhiên.Không thân thiện với môi trường, một số sợi có thể gây nguy hại cho môi trường như sợi Polypropylene trong quá trình phân hủy.
Giá thành
Giá thành đắt hơn xơ sợi nhân tạo.Rẻ hơn sợi tự nhiên.
Độ bền
Ít bền hơn.Độ bền cao.
Nhu cầu sử dụng
Nhu cầu trên thị trường ít hơn xơ sợi nhân tạo.Có sự đa dạng trong phục vụ nhu cầu sử dụng nên sợi nhân tạo luôn có sức tiêu thụ trên thị trường lớn hơn.
Quá trình xử lý trướcCần phải xử lý nấu tẩy để loại bỏ tạp chất trước khi xử lý ướt sau đó mới có thể nhuộm màu (dyeing).Chỉ xử lý trước (pretreatment) đối với một số trường hợp cần thiết và nó cũng đơn giản hơn rất nhiều so với xử lý sợi tự nhiên.
Nhuộm màuDễ nhuộm màuKhó phức tạp để nhuộm màu.
Khi cháyTạo ra mùi tóc cháy hoặc mùi giấy cháy và chúng cũng tạo ra tro tàn sau khi cháy.Khi nóng chảy thoát ra mùi của chất hóa học và khá khó chịu.
Tính thấm hútTính hút nước (Hydrophilic) cao.Hầu hết xơ sợi nhân tạo là kỵ nước (Hidrophobic)

Lưu ý khi bảo quản vải sợi tổng hợp

  • Tránh nhiệt độ cao: Đặc tính của vải sợi tổng hợp là được làm từ quá trình nhiệt luyện, nên khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ dễ làm nóng chảy, gây hư hỏng đến bề mặt của vải.
  • Nhiệt độ nước giặt: Vải sợi tổng hợp khá dễ dàng trong việc làm sạch, có thể sử dụng nước nóng hoặc lạnh tùy ý (miễn là nước không nóng qua 40 độ C).
  • Không dùng bàn là: Đặc biệt với vải acrylic thì không nên dùng bàn ủi. Còn đối với các loại vải khác thì phải chỉnh nhiệt độ ở mức vừa, không quá 150 độ C. Bởi vì vải sợi nhân tạo dễ bị bắt lửa và cháy.
  • Không dùng nước tẩy: Khi giặt, không nên dùng nước giặt có chất tẩy quá mạnh dễ làm vải bị hư và phai màu.
Lưu ý khi bảo quản vải sợi tổng hợp
Lưu ý khi bảo quản vải sợi tổng hợp

Xem thêm:

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn một số kiến thức hữu ích về vải sợi tổng hợp, cũng như ưu, nhược điểm của chúng. Hi vọng với những thông tin trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về loại sợi tổng hợp. Từ đó, sẽ dễ dàng đưa ra sự lựa chọn phù hợp với mình trong quá trình chọn vải để sử dụng, đáp ứng được nhu cầu trang phục của bạn.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 1 / 5. Lượt đánh giá 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết liên quan