Leather là một chất liệu được sử dụng nhiều trong sản xuất quần áo, giày thể thao, nội thất,… Bài viết dưới đây của Misskick sẽ giúp bạn dễ dàng phân loại các loại da bằng cách tìm hiểu chi tiết Leather là gì và các loại Leather phổ biến.
Nội dung bài viết
Leather là gì?
Leather còn được gọi là da thuộc, được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đây là chất liệu bằng da các loại động vật đã được xử lý bằng tannin hoặc các phản ứng khác để làm cho da mềm và có độ dẻo dai hơn.
Từ thời xa xưa, Leather được sử dụng phổ biến trong sản xuất giày dép, thắt lưng, găng tay, váy áo,… Da bò là nguyên liệu thô phổ biến nhất được sử dụng. Leather cũng được sản xuất bằng da của một số loài động vật khác như: cừu, lợn, cá mập, loài bò sát.
Ngày nay, da đà điểu, cá sấu, hươu, nai, kangaroo, trăn và thậm chí là da lạc đà đã được sử dụng để làm các loại giày thể thao, giày bóng đá, phụ kiện xe máy, ví, thắt lưng,…
Các loại da phổ biến và cách phân biệt dễ nhất
Real Leather
Real Leather là loại da thật 100% hay còn gọi là da thuộc. Những đồ da, vật dụng hoặc phụ kiện được làm từ chất liệu này thường được mô tả là Real Leather, Cowhide, 100% Leather.
Các loại sản phẩm khác được làm từ da động vật 100% có thể kể đến như ví da heo, da trâu, da bò; thắt lưng, áo khoác và găng tay thường được làm bằng da cừu. Các loại da từ da bò non, da ngựa, da dê, da cá sấu, da đà điểu,… được sử dụng để tạo ra sản phẩm cao cấp.
Patent Leather
Chất liệu Patent Leather không phải là da giả mà nó được phủ một lớp nhựa, dầu lanh hoặc một chất tương tự như vậy trên bề mặt tạo nên tính bóng loáng cho đôi giày.
Genuine Leather
Mặc dù tên gọi mang hàm nghĩa da thật nhưng không có nghĩa là da có chất lượng cao nhất mà là các chất liệu có chứa thành phần da.
Genuine Leather mang đến cho người sử dụng ấn tượng ban đầu tốt nhưng sẽ bị hao mòn khi sử dụng lâu dài. Việc xác định xem sản phẩm của bạn có phải da thật hay không có thể mất một khoảng thời gian vì thường rất khó để phân biệt giữa da thật và Genuine Leather.
Synthetic Leather
Chất liệu này là một loại da nhân tạo cao cấp có đặc tính gần giống như da thuộc. Synthetic mềm, được nhuộm và xử lý để mang lại vẻ ngoài và cảm giác của da thật.
Synthetic ra đời nhằm mục đích thay thế da thật. Tuy là loại da nhân tạo nhưng độ bền của Synthetic rất tốt, không thể bị bong tróc.
Artificial Leather
Artificial cũng là một loại da nhân tạo được nhuộm với nhiều màu sắc khác nhau. Đây là chất liệu có độ bên cao, không dễ phai màu. Artificial ra đời nhằm mục đích thay thế da thật và có các đặc tính của da thật. Vì vậy, ngày nay chất liệu này rất được ưa chuộng.
Faux Leather
Faux là một loại da tổng hợp, có độ mềm giống như da thật và có khả năng chống nước. Nhờ vậy, bạn dễ dàng làm sạch khi sản phẩm bị bẩn. Ngoài ra, chất liệu này có khả năng chống mài mòn và chống xước.
Bonded Leather
Bonded là loại giả da, vật liệu đệm nhân tạo có cấu trúc ba lớp với lớp cơ bản là mô sợi (hoặc bột giấy) và lớp trung gian là bột da, da nghiền. Lớp trên cùng được làm bằng Polyurethane và sử dụng kỹ thuật dập nổi để tạo kết cấu tương đồng với da thật.
Saffiano Leather
Đây là chất liệu da có chất lượng rất cao, được lựa chọn từ da bê cao cấp và được sử dụng bằng “Saffiano”. Nó có nghĩa là bề mặt của da được dập nổi một lớp sáp bôi lên bề mặt da trong quá trình sử dụng.
Loại da này không chỉ nổi bật bởi đường vân tinh tế mà còn là lớp bảo vệ hiệu quả nhờ lớp sáp có khả năng chống thấm nước, chống xước và dễ bảo quản, vệ sinh bề mặt.
Suede Leather
Còn được gọi với tên khác là da lộn, Suede là loại da động vật nhưng thay vì sử dụng mặt ngoài như thông thường thì chúng ta lại lột mặt sau của miếng ra để sử dụng.
Chất liệu này rất thông dụng, dùng được lâu, lên màu đẹp, dễ gia công nên ít bị lỗi mốt. Tuy nhiên, Suede có nhược điểm là dễ hút nước, dễ bám bẩn và khó lau chùi.
Full grain
Thuật ngữ này có nghĩa là lấy mặt ra thô đưa ra ngoài và chuyển mặt nhẵn vào trong. Loại da này thường được sử dụng để làm giày boots. Đây là chất liệu có chất lượng cao, dày, bền, dai và có khả năng chống mài mòn tốt.
Pebble grain Leather
Pebble là thuật ngữ chỉ các hạt hoặc kết cấu trên bề mặt da. Pebble Leather có khả năng chống chịu thời tiết tốt hơn nhiều so với các loại da khác.
Simili
Simili là tên gọi chung dành cho các loại da giả hiện nay, bao gồm Faux, Pleather,… Simili được sản xuất bằng một loại vải lót thông thường là Polyester dệt thành sợi và nhuộm từ 1 đến 2 lớp PVC để tạo sự liên kết.
Thông qua quá trình tạo sự gắn kết này, hình dạng của tấm da được định hình và tạo vân. Sau đó, tấm da sẽ được xử lý bề mặt, tạo màu để cho ra một sản phẩm đẹp và mịn như chúng ta nhìn thấy.
PU
Đặc tính của da PU là mềm và dẻo. PU cũng là một loại Simili được bao phủ bởi một lớp nhựa Polyurethane. PU mềm như da thật, dễ lau chùi, độ bền cao và được sử dụng để tạo ra các sản phẩm như: ví, túi, giày và dép,…
Cowhide Leather
Cowhide vẫn giữa được kết cấu ban đầu của da bò nên thường sử dụng để làm nội thất và nội thất ô tô. Tùy thuộc vào cách xử lý da, Cowhide có thể mềm và xù xì hoặc cứng và mịn.
Imitation Leather
Imitation là một loại da nhân tạo, được sản xuất và thiết kế để tạo cảm giác giống da thật. Loại da này được sử dụng trong việc bọc ghế, vải, giày dép và thậm chí các mặt hàng thời trang.
Calf Leather
Calf Leather là một loại da bê rất đặc biệt. Da cực kỳ mềm mại, dẻo dai, co giãn và mịn khi chạm vào. Bạn có thể cảm nhận được điều này bằng cách nhấp vào da để kiểm tra độ đàn hồi của sản phẩm.
Nubuck Leather
Nubuck Leather có bề ngoài tương tự như da lộn, nhưng bền hơn và có những sợi lông dài có thể nhìn thấy từ lớp da trên cùng. Sau khi chà nhám để có cảm giác và vẻ ngoài mịn màng, Nubuck có thể được nhuộm hoặc pha trộn với bất kỳ màu nào.
Split Leather
Split Leather là loại da được chia thành nhiều lớp, có độ dày từ 5 – 10 mm. Bề mặt của Split Leather gần giống da thật nhưng chất lượng của da Split thường không tốt bằng da hai lớp. Phần da tách được bao phủ bởi một lớp nhựa kém hơn. Lớp trên cùng mịn không phải là da mà là một lớp phủ và kết cấu được tạo ra bằng cách dập nổi.
Nappa Leather
Nappa Leather là một thuật ngữ chung để chỉ thuộc da rám nắng mềm, mịn. Da Nappa được sử dụng để sản xuất các mặt hàng túi xách, găng tay, các loại áo khoác, ví, giày, bọc xe hơi,…
Bovine Leather
Bovine Leather là nguồn da phổ biến, được làm từ da bò. Loại da này có bề mặt mịn màng, kết cấu chắc chắn, độ bên cao.
Vegetable tanned Leather
Vegetable tanned là một loại da thực vật, được sản xuất bằng cách sử dụng các vật liệu hữu cơ và tannin tự nhiên có nguồn gốc từ vỏ cây, lá và cành cây. Chất liệu này có mùi thơm đặc biệt và tông màu độc đáo.
Microfiber Leather
Đây là một loại da nhân tạo được làm bằng cách phủ một lớp PU hiệu suất cao lên một sợi nhỏ. Do tính năng ưu việt của nó, loại da nhân tạo này là chất liệu thay thế da thật hoàn hảo đồng thời mang lại vẻ ngoài tự nhiên cho sản phẩm như của da thật.
Tumbled Leather
Loại da này thường được sử dụng cho túi đeo, túi xách vì có độ mềm dẻo, không thấm nước. Độ bền của chất liệu này cũng rất cao nên tuổi thọ của chất liệu và sản phẩm được kéo dài.
Crossgrain Leather
Chất liệu này khá mềm mại khi chạm vào, các vân trên bề mặt thường là vân nổi, có thể là hình dạng vân da hoặc họa tiết giống kết cấu sỏi.
Leather upper
Thuật ngữ này dùng để chỉ phần trên của giày làm bằng chất liệu da. Phần trên được làm bằng da, có ưu điểm là giữ cho đôi chân của bạn luôn mát mẻ, ngay cả khi bạn đổ mồ hôi. Loại da này co giãn hơn da tổng hợp và phù hợp với hình dạng của bàn chân bạn nhưng dễ hút ẩm hơn da tổng hợp.
Aniline Leather
Loại da này được nhuộm bằng thuốc nhuộm aniline, kết cấu mịn màng, vân của da tự nhiên tương tự như nhung, da lộn và Nubuck.
Leather strap
Đây là dạng chất liệu được dùng để làm dây balo, túi xách hoặc đồng hồ. Chất liệu này mang đến cho người dùng cảm giác sang trọng. Tuy nhiên, theo thời gian, dây da dễ bị rách, trầy xước hoặc bị đứt, bốc mùi khi ngâm trong nước.
Ưu điểm, nhược điểm của Leather
Ưu điểm
Leather có ưu điểm nổi bật là đa dạng nhiều mẫu mã, đẹp mắt, giúp bạn đa dạng trong sự lựa chọn đối với các sản phẩm từ chất liệu này. Bên cạnh đó, với bề mặt ít thấm nước nên da thuộc dễ dàng vệ sinh và làm sạch bề mặt hơn các loại vải.
Nhược điểm
Loại da thuộc cần được bảo quản cẩn thận để tránh bị xước, hư form, gãy, tróc da,… Vì chất liệu da được sản xuất chủ yếu từ da động vật nên sẽ có giá thành cao hơn so với các loại vải, hoặc loại da khác.
Ứng dụng của Leather trong đời sống
Có thể nói, chất liệu da được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày nhưng phổ biến nhất là trong lĩnh vực thời trang và đồ dùng gia đình.
Leather thường xuất hiện trong quần da, áo khoác da và các vật dụng như: ví, thắt lưng, phụ kiện,… Ngoài ra, Leather còn được sử dụng trong lĩnh vực nội thất như làm bọc ghế sofa,…
Nhìn chung, các sản phẩm được làm từ da có ưu điểm là độ bền cao, tăng tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, các sản phẩm này có nhược điểm là chi phí đắt và không thân thiện với môi trường.
Top 5 giày thể thao Leather hot nhất hiện nay
Giày Chạy Bộ Nữ Reebok Classic Leather 49803
Đặc điểm nổi bật của giày Reebok 49803 là chất liệu da mềm mại, không bị bong tróc, có độ đàn hồi và chịu lực tốt. Giày được làm bằng công nghệ EVA-die-cut nên người sử dụng sẽ có cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng. Thiết kế giày mang tính truyền thông, phù hợp với nhiều đối tượng.
Giày Chạy Bộ Unisex Reebok Cl Leather Reedux FV3204
Giày Reebok CL Leather Reedux FV3204 có phần thân được làm từ da và sợi tổng hợp nên có độ bám bụi thấp, dễ vệ sinh. Sử dụng công nghệ EVA khi sản xuất nên giày có khả năng phản hồi lực tốt, ôm gọn chân và tiếp đất êm ái.
Ngoài ra, giày còn có thiết kế theo phong cách thời trang, phù hợp với nhiều môn thể thao và nhiều đối tượng sử dụng.
Giày Chạy Bộ Nam Reebok Classic Leather 49799
Giày Reebok 49799 có phần thân làm từ chất liệu da có khả năng chịu lực và độ đàn hồi tốt. Vì vậy, bạn không phải lo ngại vấn đề bong tróc da khi sử dụng. Thiết kế giày theo phong cách truyền thống, cổ điển, phù hợp với nhiều đối tượng.
Giày Lifestyle Nữ Reebok Classic Leather GX6200
Kiểu giày này được làm từ chất liệu da tổng hợp, chống trầy xước và cho người sử dụng cảm giác mềm mại. Đế giày được làm từ cao su giúp tăng độ đàn hồi và độ bền cao. Thiết kế giày mang tính truyền thống, dễ dàng phối đồ và phù hợp cho mọi đối tượng.
Giày Lifestyle Nam Reebok Classic Leather GZ7338
Giày Reebok Classic FZ7338 được làm từ chất liệu da, có độ đàn hồi tốt, chịu lực và không bị bong tróc. Thiết kế giày đan xen hài hòa giữa nét truyền thống và hiện đại làm nổi bật cá tính của người sử dụng nên rất phù hợp với nhiều đối tượng.
Xem thêm:
- Vải Polyamide là gì? Các loại vải Polyamide có trên thị trường?
- Công nghệ Nike React là gì? Tìm hiểu về loại đế giày Nike React
- Spandex là vải gì? Phân loại và đặc tính của vải spandex
Hy vọng bài viết này giúp bạn giải đáp thắc mắc Leather là gì cũng hư các loại da hiện có ngày nay. Để biết thêm nhiều thông tin về những dòng sản phẩm này thì bạn có thể để lại thắc mắc của mình ở dưới phần bình luận để chúng mình giải đáp nhé!