Vải cotton là gì? Ưu, nhược điểm, phân loại và cách nhận biết

MISSKICKThời trangQuần áoVải cotton là gì? Ưu, nhược điểm, phân loại và cách nhận biết
0
(0)

Cotton được biết đến là chất liệu làm từ sợi bông tự nhiên, thoáng mát, thích hợp cho mọi làn da dù là nhạy cảm nhất. Hãy cùng Misskick tìm hiểu về vải cotton và cách nhận biết vải cotton trong bài viết dưới đây nhé!

Chất liệu cotton là gì?

Vải cotton là sợi vải được làm từ nguyên liệu chính là sợi bông tự nhiên, kết hợp cùng một lượng nhỏ các chất hoá học.

Chất liệu vải làm từ cotton có khả năng thấm hút và thông thoáng mồ hôi vượt trội. Ngoài ra chúng còn rất bền, chống mài mòn và chống lại vết bẩn, nấm mốc rất tốt. Chính vì vậy, loại vải này được ứng dụng rất nhiều trong ngành may mặc để may áo thun, mũ, tất,…

Chất liệu cotton là gì?
Chất liệu cotton là gì?

Bạn có thể quan tâm:

Ưu, nhược điểm của vải cotton

Ưu điểm

  • Thân thiện với môi trường: Vải cotton phần lớn được làm từ sợi bông tự nhiên nên có khả năng tự phân huỷ rất cao, không gây hại cho môi trường, thậm chí còn được sử dụng như một nguồn tài nguyên tái sử dụng hiệu quả.
  • Độ bền cao: Sợi bông cotton có tính chất dẻo dai, co giãn tốt, nhất là khi tiếp xúc với nước. Vì thế quần áo làm từ vải cotton sẽ có độ bền cao hơn rất nhiều so với các loại sợi khác. Ngoài ra, quần áo cotton sẽ nhanh khô và dễ phẳng hơn.
  • An toàn cho làn da dù là nhạy cảm nhất: Quần áo làm bằng sợi vải cotton được coi là sự ưu tiên hàng đầu khi chọn quần áo cho trẻ em hoặc những người có vấn đề về da liễu, hen suyễn, hô hấp,…
  • Thoáng khí, giữ mùi thơm: Đặc tính của vải cotton là thoáng, mát, thấm hút mồ hôi. Chính vì vậy, đây là loại vải được sử dụng rất nhiều vào mùa hè, giúp làn da luôn khô thoáng và mang lại cảm giác thoải mái khi mặc.
Ưu điểm
Ưu điểm

Nhược điểm

  • Vải cotton 100% có giá thành tương đối cao.
  • Bề mặt và chất liệu vải hơi cứng, thường được sử dụng cho nam giới.
  • Khi ứng dụng vải cotton để may quần áo cho phái nữ, thường phải kết hợp pha cotton với sợi spandex (elastan) để chất vải được mềm mại hơn.

Phân loại vải cotton

Cotton 100%

  • Cấu tạo: Vải cotton 100% có phần lớn nguyên liệu là sợi bông tự nhiên được kết hợp với một số hoá chất giúp chất lượng vải bền và thời gian bị phân huỷ lâu hơn.
  • Ưu điểm: Chất liệu vải tự nhiên nên vô cùng an toàn và không gây kích ứng da, phù hợp với cả làn da trẻ em nhạy cảm nhất. Chất vải thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, độ bền cao và rất dễ nhuộm màu nên được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp may mặc.
  • Nhược điểm: Vải cotton 100% có giá thành khá cao so với các loại vải sợi khác. Chính vì vậy trên thị trường xuất hiện không ít những loại vải giả, nhái bởi lợi nhuận chúng mang lại rất cao. Ngoài ra, vải cotton 100% thường khá cứng và thô ráp nên hầu hết sẽ được sử dụng cho nam giới thay vì phái nữ.
Cotton 100%
Cotton 100%

Cotton 65/35 (CVC)

  • Cấu tạo: Vải Cotton 65/35 là sự kết hợp của 65% sợi bông tự nhiên (Cotton) và 35% sợi Polyester (PE). Loại vải này còn có tên gọi khác là vải cotton CVC.
  • Ưu điểm: Vải Cotton 65/35 có giá thành rẻ hơn vải cotton 100% do tỉ lệ sợi bông tự nhiên thấp hơn. Mặc dù giá rẻ nhưng chất lượng của loại vải này vẫn được giữ gần như nguyên vẹn về độ bền và độ an toàn, lành tính ngay cả với những làn da nhạy cảm nhất.
  • Nhược điểm: Độ thấm hút mồ hôi của vải cotton CVC kém hơn cotton 100%, nhất là khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Cotton 65/35 (CVC)
Cotton 65/35 (CVC)

Cotton 35/65 (Tixi)

  • Cấu tạo: Vải cotton 35/65 có thành phần 35% vải cotton65% PE (sợi Polyester) hoặc sợi Poly. Loại vải này còn có tên gọi khác là vải Cotton Poly, vải Tixi, vải TC hoặc vải Tici. Việc sử dụng kết hợp cùng sợi PE hay Poly cũng sẽ tạo nên sự khác biệt về giá thành và mục đich sử dụng.
  • Ưu điểm: Vải cotton 35/65 có giá thành rẻ hơn vải cotton 65/35 và vải cotton 100%. Tuy nhiên độ co giãn và thấm hút mồ hôi vẫn được đánh giá khá cao.
  • Nhược điểm: Loại vải này có khả năng khô thoáng kém hơn 2 loại vải trên. Ngoài ra độ bền về ánh sáng, chịu nhiệt không cao nên dễ bị nhăn nheo khi là, ủi. Dễ bị phân huỷ trong môi trường axit cũng là một trong những điểm hạn chế của loại vải này.
Cotton 35/65 (Tixi)
Cotton 35/65 (Tixi)

Cotton USA

  • Cấu tạo: Vải cotton USA được sản xuất từ những sợi bông tự nhiên được cung cấp bởi Hiệp hội bông Quốc tế Mỹ. Sợi vải được ra đời vào năm 1989 tại Mỹ và nhanh chóng phổ biến và ứng dụng trên toàn thế giới. Chính vì vậy, nhiều người còn gọi vải cotton USA là vải cotton Mỹ.
  • Ưu điểm: Vải cotton USA thường có màu sắc đa dạng, thấm hút mồ hôi tốt. Điểm nổi bật của loại vải này đó là có đặc tính dẻo dai hơn các loại vải khác.
  • Nhược điểm: Nhược điểm duy nhất của loại vải này là độ thô ráp hơn một chút so với các dòng cotton nguyên bản khác. Tuy nhiên, nhược điểm này được cho là không ảnh hưởng quá nhiều đến người dùng.
Cotton 35/65 (Tixi)
Cotton 35/65 (Tixi)

Cotton Poly

  • Cấu tạo: Cotton Poly là cách gọi để phân biệt loại sợi đang sử dụng là Poly hay PE. Ngoài ra, nhiều người cũng coi đây là cách gọi chung cho các loại vải cotton pha trộn với Polyester như Cotton TC, Cotton Tici, Cotton Tixi. Giá thành của loại vải này sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ pha trộn giữa hai loại sợi.

Ví dụ, vải cotton pha 70% Poly và pha 60% Poly sẽ có giá thành khác biệt nhau. Tuy nhiên, đối với vải cotton Poly, tỷ lệ pha trộn phổ biến nhất vẫn là 20% cotton + 80% Poly, 35% Cotton + 65% Poly, 60% Cotton + 40% Poly, 25% Cotton + 75% Poly,…

Cotton Poly
Cotton Poly
  • Ưu điểm: Vải cotton Poly sẽ ít bị xù lông, dão so với vải cotton PE. Độ bền cao hơn, khả năng co giãn tốt và sự mềm mại cùng trọng lượng mỏng nhẹ chính là điểm ưu việt của loại vải này. Khi sử dụng, bạn cũng có thể thoải mái giặt máy mà không cần quá lo lắng về độ bền.
  • Nhược điểm: Độ thông thoáng kém hơn so với vải cotton 100%. Tỷ lệ cotton trong vải càng ít, khả năng thấm hút mồ hôi càng giảm. Độ bền màu không được tốt khi bị ngâm xà phòng quá lâu. Việc tiếp xúc và phơi đồ ở nhiệt độ cao cũng làm tuổi thọ vải giảm đáng kể.

Cotton Satin

  • Cấu tạo: Cotton Satin là loại vải cotton truyền thống nhưng được dệt theo kỹ thuật dệt Satin, những sợi dọc và ngang sẽ được xen kẽ nhau thành các vân đoạn. Cotton Satin còn được gọi với những tên như Cotton Sateen, Cotton Satinh, Cotton Sa tanh,…
  • Ưu điểm: Cách dệt vải độc đáo, khác biệt đã khiến cotton Satin mềm mại, óng mượt, thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt. Người sử dụng cũng có thể giặt máy thoải mái mà không lo lắng bị phai màu, nhăn nheo.
  • Nhược điểm: Độ bóng của loại vải này khá cao và đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết, khéo léo. Vậy nên để dệt, may ra vải Satin đòi hỏi thợ may phải có trình độ cao.
Cotton Satin
Cotton Satin

Cotton lụa

  • Cấu tạo: Cotton lụa là sự kết hợp của sợi bông cotton và Silk (lụa tơ tằm) với tỷ lệ thường là 90% cotton và 10% Silk. Tỷ lệ này cũng có thể thay đổi tuỳ vào mục đích sử dụng và tính thẩm mỹ mong muốn.
  • Ưu điểm: Cotton lụa cũng có vẻ ngoài sáng bóng và khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Sợi vải này dễ dàng vệ sinh, mang lại vẻ sang trọng cho những bộ trang phục mà không quá đắt như chất liệu tơ lụa 100%.
  • Nhược điểm: Khá dễ nhăn và có độ bền kém hơn các dòng vải tơ nhân tạo.
Cotton lụa
Cotton lụa

Cotton Borip

  • Cấu tạo: Cotton Borip là loại vài có bề mặt giống áo len và có độ co giãn khá tốt. Người ta thường gọi chúng bằng những cái tên như vải gân, vải bo hoặc vải bo gân. Vải Borip nguyên bản được làm hoàn toàn 100% từ vải cotton. Tuy nhiên hiện nay để giảm giá thành và chi phí, chúng được làm nhái khá nhiều.
  • Ưu điểm: Vì được làm hoàn toàn từ vải cotton 100% nên độ đàn hồi, co giãn khá tốt
  • Nhược điểm: Cách dệt vải cotton Borip khá cầu kỳ, thường sử dụng 2 cây kim để đan, đồng thời tạo 1 đường nổi lên trên, đường chìm xuống dưới dọc tấm vải. Ngoài ra loại vải này thường chỉ được ứng dụng trong may mặc quần áo mùa đông. Giá thành khá cao nên không được ứng dụng quá phổ biến.
Cotton Borip
Cotton Borip

Cotton pha Spandex

  • Cấu tạo: Đây là sợi vải với sự pha trộn giữa cotton và sợi Spandex. Spandex là sợi nhân tạo có độ đàn hồi cao, nhẹ, trơn, mềm, dễ nhuộm màu, không tích điện, chống bào mòn tốt. Loại vải này cũng được sử dụng khá phổ biến trong ngành công nghiệp may mặc.
  • Ưu điểm: Độ co giãn cực tốt, bởi Spandex là sợi vải được sản xuất để ứng dụng thay thế cho cao su. Khả năng thấm nước và kháng khuẩn, hút mồ hôi cũng là một điểm cộng của sợi vải này. Người dùng có thể thoải mái giặt máy vì độ bền và độ giữ màu của cotton Spandex khá cao.
  • Nhược điểm: Vải Spandex chịu nhiệt khá kém. Bên cạnh đó, độ phân huỷ của chúng khá kém nên không tốt cho môi trường như các loại vải cotton khác.
Cotton pha Spandex
Cotton pha Spandex

Cotton Ai Cập

  • Cấu tạo: Cotton Ai Cập có nguồn gốc từ sợi bông của Bắc Mỹ, nhưng nhờ hợp khí hậu mà cây bông ELS phát triển khá mạnh mẽ ở Ai Cập. Loại sợi này nhanh chóng phổ biến trên khắp thế giới và được ưu ái gọi bằng cái tên “Vua Cotton”. Tuy nhiên về bản chất, nó vẫn được làm từ 100% sợi bông tự nhiên.
  • Ưu điểm: Có độ sáng, bóng tự nhiên. Không chỉ có màu sắc đa dạng, mà độ bền màu và khả năng thấm hút mồ hôi cũng khiến Cotton Ai Cập trở thành một trong những loại vải được yêu thích nhất, phù hợp với mọi thời tiết, từ nóng đến lạnh.
  • Nhược điểm: Cũng giống như những loại vải 100% cotton khác, Cotton Ai Cập có cảm giác khá cứng và thô ráp.
Cotton Ai Cập
Cotton Ai Cập

Cotton nhung

  • Cấu tạo: Nhung là vải được kết hợp giữa sợi tơ tằm và sợi tơ nhân tạo. Cotton nhung là vải được pha trộn giữa cotton và nhung.
  • Ưu điểm: Mềm mại, thấm mồ hôi tốt, độ bền cao. Tính thẩm mỹ của loại vải này cũng là một trong những đặc điểm khiến chúng được ưa chuộng. Mặc dù đẹp và sang nhưng giá thành sản phẩm vẫn rất mềm và phù hợp với mọi đối tượng.
  • Nhược điểm: Dễ bị bám bẩn, khó giặt sạch.
Cotton nhung
Cotton nhung

Cách nhận biết vải cotton

Sờ, cảm nhận sợi vải

Cảm nhận là một trong những cách nhận biết vải cotton chính xác nhất. Sờ vào vải cotton sẽ mang lại cảm giác mềm mịn.

Ngoài ra, vò mạnh tấm vải và quan sát chúng cũng là một cách thường được sử dụng. Nếu trên bề mặt vải sau khi vò bị nhàu, đây chắc chắn là vải cotton chuẩn. Bởi nếu pha cùng những sợi vải khác, khi vò sẽ rất khó bị nhàu.

Đốt vải

Nếu chưa chắc chắn về cảm nhận của mình, bạn hoàn toàn có thể đốt một miếng vải nhỏ để kiểm tra. Vải cotton 100% không có mùi khét như nhựa. Ngoài ra, nếu sau khi đốt có mùi gỗ từ khói vải, thì cũng có khả năng đây là loại vải xịn đấy!

Đốt vải
Đốt vải

Dưới đây là cách nhận biết các loại vải cotton mà bạn có thể tham khảo:

Loại vảiMùi sau khi cháyTro sau khi đốt
Cotton 100%Mùi gỗ cháy, giấy cháyTro mịn
Cotton 65/35 (CVC)Mùi két, nồng
Tro vón cục dạng nhựa
Cotton 35/65 (Tixi)Mùi nhựa nồng, khétTro vón cục lớn
Cotton USAMùi gỗ cháy, giấy cháyTro mịn
Cotton PolyMùi khét, nồngTro vón cục
Cotton SatinMùi gỗ cháy, giấy cháy
Tro mịn, bóp tan ra
Cotton lụaMùi giấy và mùi tóc cháy
Tro thành cục nhỏ, khi bóp tan ra chứ không bị vón
Cotton BoripMùi như đốt giấy, gỗTro mịn
Cotton pha SpandexMùi gỗ cháy, giấy cháyTro mịn
Cotton Ai CậpMùi gỗ cháy, giấy cháyTro mịn
Cotton nhungMùi giấy và mùi tóc cháy
Tro vón cục nhẹ, bóp sẽ tan ra

Kiểm tra khả năng thấm nước

Vải cotton 100% thường sẽ có khả năng thấm nước và tràn đều bề mặt rất cao. Trong khi những dòng vải pha còn lại thấm nước chậm hơn rất nhiều.

Lưu ý khi giặt quần áo bằng vải cotton

  • Hạn chế ngâm quần áo quá lâu trong nước xà phòng.
  • Phân loại quần áo trắng và quần áo màu khi giặt.
  • Không sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh.
  • Nên lộn trái quần áo trước khi cho vào máy giặt.
  • Giũ quần áo trước khi phơi giúp hạn chế tình trạng nhàu, nhăn.
  • Hạn chế phơi quần áo cotton dưới trời nắng quá gắt.
Lưu ý khi giặt quần áo bằng vải cotton
Lưu ý khi giặt quần áo bằng vải cotton

Một số thắc mắc có liên quan

Vải cotton có co giãn không?

Trả lời: Vải cotton có độ co giãn khá tốt. Tuy nhiên, mức độ co giãn sẽ phụ thuộc nhiều vào cấu tạo của loại vải cotton đó. Ví dụ, vải cotton 100% sẽ dẻo dai và co giãn hơn các loại vài như cotton 65/35 hay cotton 35/65.

Vải cotton có nóng không?

Trả lời: Vải cotton 100% có khả năng thấm hút mồ hôi và thoáng khí cực tốt, thích hợp với thời tiết mùa hè. Vải cotton không hề gây nóng khi sử dụng, tuy nhiên bạn nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc từ vải cotton 100% hoặc vải có tỷ lệ phần trăm cotton cao để tạo cảm giác thoải mái, thoáng mát nhất.

Vải cotton có bị xù lông không?

Trả lời: Không quá xa lạ khi gặp trường hợp vải cotton bị xù lông. Mức độ và thời gian sử dụng của vải cotton còn phụ thuộc vào chất vải và cách dệt vải:

  • Chất vải: Vải 100% cotton rất dễ bị xù lông sau một thời gian ngắn sử dụng. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế dùng máy giặt và hạn chế sử dụng quá nhiều bột giặt,
  • Cách dệt: Vải mỏng, thưa, kém chất lượng thì vải cotton sẽ nhanh chóng bị xù lông. Hãy chọn loại vải cotton uy tín, chất lượng.

Xem thêm:

Trên đây là những loại vải cotton phổ biến nhất, cách nhận biết vải cotton và những câu hỏi thường gặp khi sử dụng vải cotton. Bạn thấy cách nào sẽ giúp kiểm tra vải cotton một cách chính xác nhất? Cùng chia sẻ ý kiến dưới bài viết này nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết liên quan