Mang giày thể thao đã lâu nhưng bạn có biết rằng một đôi giày thể thao gồm những bộ phận nào chưa? Hãy cùng Misskick tìm hiểu về các bộ phận của giày thể thao nhé!
Nội dung bài viết
Tổng quan về giày thể thao
Giày thể thao hay sneaker được thiết kế chủ yếu cho các bộ môn như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, tennis,… các loại bài tập thể chất hay đơn giản là chạy bộ mỗi ngày.
Chúng rất cần thiết cho một người tham gia hoạt động thể thao vì mang lại sự thoải mái, vận động linh hoạt, ổn định và bảo vệ an toàn cho đôi bàn chân.
Upper – thân giày
- Phần thân của giày là phần vải hoặc da ôm lấy bàn chân của bạn, được khâu hoặc dán vào đế giữa. Phía trên là hộp ngón chân, nơi chứa các ngón chân của bạn, cho phép truyền lực về phía trước.
- Thông thường, thân giày được khâu lại chắc chắn để gia cố hoặc tạo kiểu dáng. Để tránh cho phần thân giày bị bung ra khi luyện tập, một số đôi giày đã đúc và không có đường may bên trong.
- Thân giày thể thao thường được làm bằng vải lưới thoáng khí. Bạn có thể chọn chất liệu da để vừa tập thể dục, vừa có thể đi học, đi chơi,… Thân giày chống thấm nước có lớp lót bằng Goretex.
Sole – Đế giày
Đế giày là phần dưới cùng của đôi giày, nơi tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Đế giày bào gồm đế trong, đế giữa và đế ngoài, thường được làm từ PVC, EVA, PU, đế cao su nhiệt dẻo, đế cao su lưu hóa.
Đế giày không chỉ là lớp bảo vệ đôi chân của bạn khi mà còn giúp ăn gian chiều cao một cách khéo léo nhất. Tuy nhiên, bạn đừng nên chọn những đôi có đế quá cao sẽ khiến bạn dễ té hoặc khó chịu.
Cấu tạo thân giày
Sockliner – Miếng lót giày
Miếng lót giày là một lớp xốp mỏng để bảo vệ bàn chân của bạn khỏi cọ xát với các đường nối hoặc kết nối được với phần thân giày.
Hầu hết, miếng lót có thể tháo rời cho bạn dễ dàng vệ sinh, thay thế miếng mới khi mòn để hoạt động êm chân hơn.
Tongue – Lưỡi gà
Lưỡi gà được gắn ở phần thân giày, bên dưới chỗ buộc dây giày giúp bảo vệ phần trên của bàn chân khỏi cọ xát với hệ thống dây buộc.
Nó còn được đệm dày lên để tăng thêm sự thoải mái. Lưỡi gà có thể có các khe hoặc một miếng may để bạn luồn dây giày qua điểm giữa của lưỡi. Điều này giúp giữ cho lưỡi ở đúng vị trí và không bị trượt từ bên này sang bên kia.
Lỗ xỏ (khoen) giày và dây giày
Một đôi giày sẽ thường có 14 lỗ xỏ chia đều từ phần đầu giày đến lưỡi gà. Bạn có thể tùy chỉnh độ vừa vặn của giày, xỏ dây giày vào các lỗ tùy thích. Chỉ nên thắt chặt vừa đủ để tạo cảm giác thoải mái khi di chuyển.
Lining – Lớp lót giày
Lớp lót giày là lớp bên trên miếng lót giày và dưới đế, có tác dụng làm êm chân, hỗ trợ tăng chiều cao, tăng size giày khi bạn mang giày rộng, giảm các tình trạng trầy xước, phồng rộp bàn chân hay hạn chế trơn trượt đối với những người hay ra mồ hôi chân.
Một số bộ phận khác
- Stitching – Đường may: Một đôi giày đẹp và chất lượng thì đường may phải đều và đẹp không bị hở hay lỗi, bởi đường may quyết định đến thời gian sử dụng của đôi giày.
- Lace – Dây giày: Mỗi loại giày sẽ có một loại dây giày, độ dài ngắn khác nhau để phù hợp với kiểu dáng của đôi giày.
- Aglets – Đầu mút dây giày: Để giúp việc xỏ dây giày dễ dàng hơn thì ở đầu của dây giày luôn có đầu mút, nó còn giúp cố định đầu của dây giày tránh bị tua.
Cấu tạo Sole – Đế giày
Insole – Đế trong
Insole hay còn gọi là đế trong, phần nằm ngay dưới chân và dưới miếng lót giày. Nó sẽ giúp định hình được form giày của bạn, giúp chân bạn khi mang vào sẽ cảm thấy vừa vặn hơn.
Midsole – Đế giữa
Đế giữa được nằm ở giữa đế ngoài (phần tiếp xúc với mặt đất) và phần thân của giày. Nó được làm từ nhiều chất liệu và yếu tố khác nhau để tạo các đặc tính riêng về đệm, hỗ trợ linh hoạt lúc vận động.
Phần này thường được làm bằng chất polyurethane có màu xám và đậm đặc, ethylen vinyl axetat (EVA) nhẹ hơn và có màu trắng. Màu xám của đế giày càng đậm thì hỗ trợ cho giày càng tốt, phần màu trắng giúp đế mềm mại hơn.
Đế giày cũng chứa các yếu tố đệm khác như gel và không khí được bao bọc,… Phần đế giữa sẽ giúp kiểm soát chuyển động, tăng thêm độ ổn định và kiểm soát tình trạng của cơ thể nếu bạn vận động quá tải.
Outsole – Đế ngoài
Đế ngoài nằm ở dưới cùng của một đôi giày thể thao, là nơi bàn chân tiếp xúc với mặt đất. Nó thường được làm bằng cao su carbon, cao su thổi hoặc kết hợp cả hai.
Cao su carbon cứng hơn, bền lâu và có thể được sử dụng ở những khu vực có độ mài mòn cao của đế, được sản xuất với chất liệu cao su thổi mềm hơn ở những khu vực khác.
Xem thêm:
- Size giày form 1.5 là gì? Cách đo size giày form 1.5 chính xác
- Cách chọn mua giày thể thao phù hợp với nhu cầu sử dụng
- 7 cách phối đồ với giày thể thao đỏ cực chất và trendy
Hi vọng những kiến thức trong bài viết có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về đôi giày thể thao của mình cũng như quyết định chọn được đôi giày ưng ý trong tương lai nhé.