TPU là gì? Đặc điểm và ứng dụng nhựa TPU trong thời trang

0
(0)

TPU là vật liệu co giãn tốt, có độ bền và kháng chịu lực khá cao, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có thời trang. Cùng Misskick tìm hiểu định nghĩa về TPU, đặc điểm và ứng dụng nhựa TPU trong đời sống.

TPU là gì?

Nhựa TPU là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Thermoplastic Polyurethanes. Ra đời năm 1959, chất liệu TPU được biết đến là loại nhựa dẻo làm từ Thermoplastic có độ đàn hồi tốt, khả năng chống mài mòn vượt trội, độ bền bỉ cao và thời gian sử dụng lâu dài.

Nhờ vào đặc tính ưu việt của TPU, con người đã tận dụng nguyên liệu này vào nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, linh kiện máy móc và sản xuất đồ gia dụng,… với hiệu suất cao.

TPU là gì?
TPU là gì?

Đặc Điểm Của Nhựa TPU

Độ co giãn tốt

Sở hữu độ co giãn cao và đàn hồi tốt, nhựa TPU không chỉ đem lại khả năng chịu lực rất lớn mà chúng còn dễ dàng uốn cong hay gấp gọn để phục vụ cho quá trình vận chuyển và sử dụng.

Nhựa TPU có độ co giãn tốt
Nhựa TPU có độ co giãn tốt

Kháng các loại chất lỏng, dầu mỡ

TPU có khả năng kháng lại dầu mỡ và các loại chất lỏng khác vô cùng hiệu quả. Do đó, việc vệ sinh và lau chùi các sản phẩm làm từ chất liệu nhựa TPU vô cùng dễ dàng.

Nhựa TPU kháng các loại chất lỏng, dầu mỡ
Nhựa TPU kháng các loại chất lỏng, dầu mỡ

Chống mài mòn

Một đặc tính ưu việt của TPU là khả năng chống mài mòn rất tốt. Nhờ đó, bề mặt của sản phẩm được luôn toàn vẹn, không bị trầy xước với độ bền bỉ cao.

Khả năng chịu nhiệt tốt

Không chỉ có độ bền cao, TPU còn sở hữu khả năng chịu nhiệt tốt. Vì thế, vật liệu thường không bị nóng chảy hay cong vênh khi tiếp xúc với môi trường có nguồn nhiệt cao. Đặc biệt, TPU còn chịu được nhiệt độ thấp lên đến -50 độ C.

Khả năng chịu nhiệt tốt
Khả năng chịu nhiệt tốt

Độ bền cao

TPU được đánh giá là nguyên vật liệu có độ bền cao nhất. Vì thế, các sản phẩm làm từ nguyên liệu này rất chắc chắn và khó bị phá vỡ.

Chống oxy hóa cao

Những sản phẩm được làm từ chất liệu nhựa TPU thường ít bị ố vàng và có khả năng chống oxy hóa rất cao. Sau một thời gian sử dụng, sản phẩm hầu như không xuất hiện những vết hoen ố gây mất thẩm mỹ.

Ưu điểm và nhược điểm của nhựa TPU

Ưu điểm của nhựa TPU

  • Nhựa TPU có khả năng chống trầy xước, kháng dầu mỡ và bức xạ rất tốt.
  • Khả năng chống mài mòn vượt trội, độ đàn hồi cao.
  • Khả năng chống phân hủy cao, có thể tồn tại trước sự xâm nhập của các loại vi khuẩn.
  • Chịu được nhiệt độ tốt, từ rất thấp đến trung bình.
  • Dễ dàng tạo màu với các sản phẩm khác nhau trong suốt quá trình sản xuất.
  • Có thể thực hiện tiệt trùng một cách thoải mái mà không cần đắn đo sản phẩm bị biến dạng hay không.
  • Độ bền cao nên thời gian được sử dụng thường dài.
Ưu điểm của nhựa TPU
Ưu điểm của nhựa TPU

Nhược điểm của nhựa TPU

  • Điều kiện sản xuất và chi phí sản xuất nhựa TPU cao.
  • Chú ý kiểm soát lượng nước một cách cẩn thận trước khi đưa TPU vào xử lý.
  • Những sản phẩm được làm từ TPU trong suốt có thể bị ngả màu sau một thời sử dụng.
Nhược điểm của nhựa TPU
Nhược điểm của nhựa TPU

Những ứng dụng của chất liệu TPU trong đời sống

Ốp điện thoại

Nhờ vào đặc tính vượt trội của chất liệu, ốp TPU là sản phẩm được vô cùng yêu thích. Những chiếc ốp điện TPU này tương đối dẻo và chịu được lực tác động lớn, từ đó giúp bảo vệ điện thoại bạn một cách tối ưu nhất.

Với một chiếc ốp TPU, bạn hoàn toàn yên tâm về tình trạng của điện thoại trước những va chạm mạnh. Đặc biệt, sản phẩm ốp có giá thành rẻ, đa năng và vô cùng tiện lợi.

Dùng chất liệu TPU làm ốp điện thoại
Dùng chất liệu TPU làm ốp điện thoại

Sản xuất đồ thể thao

Nếu bạn là một tín đồ của các loại giày thể thao thì chất liệu nhựa TPU cấu thành nên đế giày đã quá quen thuộc với bạn. Những đôi giày này sẽ giúp bạn sải bước trên sân cỏ với độ bền cao, chịu được tác động mạnh khi chạy nhảy, đặc biệt là tránh bị trẹo chân trong quá trình vận động.

Tay lái xe đạp

Thay vì sử dụng cao su như thông thường, nhiều hãng xe đạp, xe máy,… lại sử dụng TPU để bao quanh phần tay lái. Điều này giúp người dùng cầm lái dễ dàng khi tay trơn và ra mồ hôi. Ngoài ra, TPU sẽ giúp bảo vệ tay cầm xe khi bị va đập mạnh.

Dùng chất liệu TPU làm tay lái xe đạp
Dùng chất liệu TPU làm tay lái xe đạp

Thiết bị bịt tai chống ồn

Các thiết bị bịt tai chống ồn được làm từ nhựa TPU là lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và không bị đau khi sử dụng nhờ vào tính năng mềm dẻo của TPU.

Thiết bị bịt tai chống ồn
Thiết bị bịt tai chống ồn

Các lĩnh vực khác

TPU không chỉ được ứng dụng vào sản xuất ốp điện thoại, đồ thể thao, công nghệ hay linh phụ kiện mà nguyên liệu này còn được dùng để sản xuất các vật dụng thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày như: Dây bọc cáp, màng chống thấm, công cụ điện, bảng điều khiển ôtô,…

Các lĩnh vực khác
Các lĩnh vực khác

Một số câu hỏi liên quan

Nhựa TPU có an toàn không?

Nhựa TPU an toàn đối với người sử dụng và không gây hại đối với môi trường. Vì nhựa TPU là một loại nhựa dẻo và không chứa các chất gây hại cho da như Mercaptobenzothiazole, Thiuram, Carbamate, hoặc protein latex. Nhựa TPU sẽ được tổng hợp, qua kiểm duyệt bài bản trước khi sản xuất nên chúng vô cùng an toàn.

TPU khác gì với TPR?

Đầu tiên, TPU là một loại nhựa dẻo có đặc điểm tính chất của nhựa. Ngược lại, đặc điểm của TPR là cao su nhiệt. Sự khác biệt thứ 2 là TPU thường có màu trong suốt do tính chất nhựa của chúng, còn TPR thì thường là màu đen, màu trong suốt và màu tự nhiên.

Phân biệt TPU và TPE như thế nào?

Không chỉ khác nhau ở tên gọi mà TPU và TPE được phân biệt dựa trên cấp độ cứng của chất liệu. TPE có độ cứng ít hơn và TPU lại có độ cứng khá cao. TPE khi cháy sẽ có mùi thơm, còn TPU sẽ có mùi khó chịu hơn.

TPU sẽ có khả năng chống mài mòn tốt hơn TPE.

Phân biệt TPU và TPE
Phân biệt TPU và TPE

Xem thêm:

MISSKICKvừa chia sẻ định nghĩa về TPU, đặc điểm và ứng dụng nhựa TPU trong thời trang. Hy vọng bài viết đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Phương Thảo
Phương Thảo
Mình đam mê làm đẹp và yêu thích chia sẻ về skincare, trang điểm. Mình mong muốn giúp mọi người hiểu hơn về làn da, làm đẹp một cách thông minh và tự tin hơn mỗi ngày!

Bài viết liên quan

Size M là gì? Size M là bao nhiêu kg? Cách chọn phù hợp

Size M là mức size khá phổ biến và phù hợp với nhiều người. Bạn có biết size M là gì và phù hợp...

Đầm, váy hồng mang giày màu gì? Mẹo phối đồ cực sành điệu và thời trang

Màu hồng là màu sắc không thể thiếu trong tủ đồ của các cô nàng điệu đà. Những chiếc đầm, váy hồng sẽ khiến...

Đi giày đạp gót có cần đi tất không? Mua giày đạp gót cần lưu ý gì?

Giày đạp gót là một trong những item thời trang được giới trẻ yêu thích. Nhưng vẫn còn rất nhiều bạn thắc mắc rằng...

Người béo có nên mặc quần jogger? Mặc sao cho đẹp?

Mỗi chúng ta ai cũng muốn diện những bộ trang phục đẹp mắt, những người quá khổ cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên...

Các loại vải áo thun phổ biến: Ưu, nhược điểm và cách chọn phù hợp khi mua áo

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có những chiếc áo thun mặc rất thoải mái, nhưng có những chiếc lại khiến bạn...

Bảng Size giày Nike nam, nữ, trẻ em cập nhật 2025

Giày Nike không chỉ là biểu tượng thời trang mà còn là người bạn đồng hành tin cậy trong mọi hoạt động. Nhưng làm...

Xem nhiều

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn tại đây