Yoga đã không còn là bộ môn thể thao xa lạ đối với nhiều người, thậm chí nó được ưa chuộng và phổ biến khắp mọi nơi. Tuy nhiên, vẫn rất nhiều người chưa hiểu về các trường phái yoga. Bài viết này Misskick sẽ giúp bạn hiểu hơn nhé.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu về yoga
Yoga là bộ môn thể thao bắt nguồn từ Ấn độ từ hơn 5000 năm trước giúp rèn luyện sức khỏe và sự dẻo dai cho cơ thể. Tuy nhiên, yoga chỉ mới được biết đến và phổ biến trong vài năm trở lại đây.
Yoga đem lại rất nhiều lợi ích cho người tập cả về tinh thần và sức khỏe. Vậy nên, yoga đang trở thành xu hướng cho các bạn trẻ và người già nhằm trẻ hóa và nâng cao tinh thần, cải thiện sức khỏe.
Các loại hình, trường phái yoga phổ biến nhất
Yoga không chỉ đơn thuần là một bộ môn thể thao thư giãn bình thường mà yoga còn được phân chia theo từng loại hình, trường phái khác nhau tùy vào từng đặc điểm và đối tượng tập khác nhau.
Hatha yoga
Hatha yoga là loại hình cơ bản và phổ biến nhất của yoga cho người bắt đầu tập và tiếp cận yoga. Theo tiếng Ấn Độ “Ha” là mặt trời và “tha” là mặt trăng, hatha như là lời nói thể hiện sự cân bằng giữa mặt trăng và mặt trời, gián tiếp nói lên tính chất về sự thư giãn, thoải mái và cân bằng của yoga.
Đặc điểm của loại hình yoga này là nhẹ nhàng, dễ tập và thư giãn cho người bắt đầu. Hatha yoga có một loạt những bài tập yoga cơ bản giúp bạn làm quen và học cách điều chỉnh hơi thở, cơ thế. Những bài tập trong Hatha yoga có độ nhanh vừa phải, giúp tĩnh tâm và thả lỏng cơ thể tốt.
Hatha yoga phù hợp cho các đối tượng là:
- Người mới bắt đầu tập yoga
- Người cao tuổi
- Phụ nữ mang thai
Vinyasa Yoga
Khác với Hatha yoga, Vinyasa yoga là sự kết hợp điều độ giữa những động tác và hơi thở như cái tên của nó. Theo tiếng Ấn Độ thì Vinyasa có nghĩa là kết nối, vậy nên Vinyasa yoga mặc dù có nhịp độ nhanh và liên tục nhưng vẫn giữ được sự cân bằng, hòa hợp cho người tập.
Vinyasa yoga phù hợp cho các đối tượng lạ:
- Người thích hoạt động với cường độ cao, liên tục
- Người thích sự thay đổi, bắt nhịp những động tác và tư thế mới
Lưu ý: Vinyasa yoga không phù hợp cho những người mới tập và những người có các bệnh về xương khớp vì rất dễ gây nên chấn thương.
Ashtanga yoga
Ashtanga yoga tương tự như Vinyasa yoga là sự kết hợp giữ những động tác và hơi thở điều độ. Tuy nhiên, Ashtanga yoga có cường độ mạnh hơn, hiệu quả về giảm cân nhanh hơn.
Ashtanga có nghĩa là 8 nhánh, ảnh hưởng tới 8 nhánh trong yoga, điển hình là kiểm soát hơi thở, điểm nhìn cố định, không ngừng và ngắt quãng. Ashtanga phù hợp với đối tượng là:
- Người tập muốn tham gia các lớp yoga có chế độ và động tác nhẹ nhàng.
- Người bắt đầu tập nhưng thích động tác và tư thế dứt khoát.
Iyengar yoga
Iyengar yoga là loại hình yoga kết hợp với dụng cụ yoga đi kèm như ghế, dây đai, con lăn tập yoga,… và chú trọng vào các tư thế, vị trí trên cơ thể. Đây là dạng yoga có tốc độ chậm và duy trì động tác trong thời gian dài, có độ chính xác cao.
Tuy nhiên, không phải vì đặc trưng nhẹ nhàng, chậm rãi mà chủ quan được vì loại hình yoga này không phải ai cũng kiên trì và dễ dàng thực hiện. Vì vậy, trước khi tập, người tập sẽ được giảng viên hướng dẫn giãn cơ và khởi động nhẹ để tránh các sự cố xảy ra trong quá trình tập.
Iyengar yoga phù hợp với những người điều trị các bệnh xương khớp, hồi phục chấn thương qua các bài tập nhẹ. Đồng thời, Iyengar yoga tăng cường sức mạnh và tính linh hoạt cho cơ thể.
Kundalini yoga
Kundalini yoga là loại hình yoga cần sự tĩnh tâm và tập trung vào tâm trí. Vì vậy, tác dụng vượt trội nhất của loại hình yoga này đem lại sự bình tâm và tập trung nhằm giải phóng năng lượng.
Kundalini yoga phù hợp cho những người ưa thích thiền, vận động nhẹ nhàng, khám phá năng lượng và trực giác. Bạn nên lựa chọn Kundalini yoga với mục đích chú trọng vào tinh thần và thư giãn, giải tỏa năng lượng cho những người ưa thích tìm hiểu bản thân.
Bikram yoga
Bikram hay còn gọi là Hot yoga, là loại hình yoga được hình thành từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX và được khởi xướng bởi ông Bikram Choudhury, một bậc thầy yoga ở Mỹ. Đặc điểm nổi bật nhất ở loại hình yoga này là phòng tập có nhiệt độ rất cao.
Bài tập của Bikram yoga có tới 26 tư thế, 2 kỹ thuật hít thở và kéo dài trong 90 phút tập trung vào hơi thở. Nhiệt độ phòng tập Bikram có thể lên tới 40 độ C, vậy nên loại hình yoga này rất tốt cho tim mạch, giảm cân, giải tỏa căng thẳng và giải độc.
Bikram yoga phù hợp cho dân công sở, những người làm việc có áp lực cao, người muốn giảm cân và thư giãn. Đặc biệt, Bikram tốt cho tim mạch nên cũng được nhiều người lựa chọn luyện tập hàng ngày để cải thiện tinh thần và tim mạch.
Yin yoga
Yin yoga là loại hình yoga được tập và giữ trong 5 phút ở tất cả các tư thế do ông Paulie Zink, một giáo viên yoga đồng thời là chuyên gia võ thuật xây dựng, sáng tạo nên. Điều quan trọng nhất là đúng tư thế và giữ vững tư thế để không ảnh hưởng tới các cơ, bộ phận trên cơ thể để đạt hiệu quả tốt nhất.
Yin yoga tập trung và tạo áp lực trên các mô liên kết giúp tăng tuần hoàn máu, cải thiện hệ hô hấp cùng với nhiệt độ phòng giúp thả lỏng, giãn nở cơ và tăng tính kiên nhẫn khi luyện tập các tư thế trong thời gian 5 phút.
Yin yoga phù hợp với các đối tượng là:
- Người hồi phục sau chấn thương
- Người bắt đầu luyện tập yoga
- Người giảm stress
Power yoga
Power yoga được biết đến là loại hình yoga khó và khắc nghiệt nhất bởi sự kết hợp giữa yoga và aerobic. Đối với loại hình yoga này bạn sẽ không phải tập liên tục một động tác mà được tập linh hoạt các động tác với nhau để củng cố sức mạnh và cơ.
Power yoga phù hợp cho đối tượng là:
- Người ưa vận động, mạnh mẽ.
- Người giảm cân.
- Người luyện tập săn chắc cơ.
Yoga cho bà bầu
Yoga bà bầu là loại hình yoga dành riêng cho phụ nữ mang thai với những đặc điểm riêng biệt so với các loại hình yoga khác. Yoga cho bà bầu không những giúp bà bầu thư giãn, khỏe khoắn mà còn mẹ bầu thích nghi với những biến đổi của cơ thể, giúp thai nhi khoẻ mạnh, phát triển.
Yoga cho bà bầu có tác dụng chính là điều chỉnh hơi thở và cơ thể cho mẹ bầu, đồng thời tăng lượng oxy cho bé giúp bé phát triển thông minh, khỏe mạnh. Vậy nên, yoga được coi là kế hoạch đầu tiên của các mẹ bầu trong giai đoạn thai nhi phát triển mạnh ở tháng thứ 3 trở lại.
Xem thêm:
- Tư thế bánh xe yoga – Tác dụng, cách thực hiện tư thế bánh xe
- 11 bài tập yoga chữa đau vai gáy cực đơn giản và hiệu quả
- Những sai lầm khi tập yoga nhiều người thường mắc phải
Kết lại, trên đây là tổng hợp các loại yoga phổ biến hiện nay mà bạn có thể thực hiện đối với người mới bắt đầu tập luyện yoga. Đừng quên chia sẻ những thông tin hữu ích đến với bạn bè và người thân cùng biết nhé.