Bị giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không? Đây chắc hẳn là một trong những vấn đề băn khoăn của nhiều người đang mắc loại bệnh này hiện nay. Bài viết dưới đây Misskick sẽ giải đáp những thông tin này cho các bạn một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
Nội dung bài viết
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì?
Hệ thống tĩnh mạch được cấu tạo như một mạng lưới theo dạng cấu trúc hình ống, các tĩnh mạch nhỏ ở xa có nhiệm vụ dẫn máu về những tĩnh mạch lớn, sau đó dẫn về tim.
Hệ thống tĩnh mạch chân gồm có các loại như: tĩnh mạch nông, sâu và xuyên và thường có các van. Ngoài ra, chúng còn được cấu tạo bởi hai lá van như một cái túi với mặt lõm và được hướng lên trên. Mỗi lá van sẽ có một phần tự do trong lòng mạch, phần còn lại sẽ dính vào thành tĩnh mạch.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do những hư hại của các van trong lòng tĩnh mạch. Bởi vì lúc này máu sẽ chảy ngược xuống theo chỗ hở của các van, gây ra sự ứ đọng và làm tăng áp lực lên tĩnh mạch, khiến cho chúng bị nông giãn to ra và bị viêm. Đây chính là nguyên nhân của sự xuất hiện các triệu chứng đau nhức, khó chịu và phù chân của người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Người bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?
Người bị suy giãn tĩnh mạch chân nên đi bộ. Bởi vì khi đi bộ, gót chân của bạn sẽ được nhấc lên cao điều này giúp máu từ các tĩnh mạch ở phía dưới gót chân và lòng bàn chân được đẩy lên các tĩnh mạch ở vùng cẳng chân. Sau đó, động tác co cơ cẳng chân sẽ đẩy dòng máu về tĩnh mạch của vùng đùi. Tiếp theo, vùng máu sẽ chảy về tĩnh mạch cao hơn rồi về tim.
Sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả, tăng cường lưu thông máu, giúp máu tăng cường dễ dàng hơn, làm giảm tình trạng máu ứ đọng và áp lực trong lòng tĩnh mạch. Điều này sẽ giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, đồng thời giúp ngăn ngừa các biến chứng huyết tĩnh mạch.
Đối với những người bị loét chân do tình trạng suy giãn tĩnh mạch gây nên, bạn nên hạn chế việc vận động cổ chân. Do đó, những người mắc bệnh này cần phải áp dụng phương pháp vật lý trị liệu cổ chân cùng những liệu pháp có tác dụng làm giảm đau trước khi đi bộ.
Lưu ý khi đi bộ cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân
Để đạt hiệu quả tốt khi đi bộ, người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cần lưu ý một số điều sau đây:
Chọn giày đi bộ phù hợp
Việc chọn giày đi bộ rất quan trọng, đặc biệt đối với những người mắc bệnh về giãn tĩnh mạch chân. Bởi vì khi chọn được một đôi giày phù hợp không chỉ tạo cảm giác thoải mái, êm chân khi đi và đạt được hiệu quả tốt nhất khi tập luyện.
Tăng dần cường độ tập luyện
Lúc mới bắt đầu đi bộ, bệnh nhân chưa quen thì nên đi từ từ với quãng đường ngắn (khoảng 20 ngày đầu), sau đó tăng dần thời gian và đoạn đường đi. Đối với trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch ở mức độ nặng, loét chân, cổ chân vận động không linh hoạt, bạn cần phải dùng đến phương pháp làm giảm đau trước khi đi bộ.
Đi bộ đều đặn mỗi ngày
Để khắc phục và cải thiện tình trạng sức khỏe xương, bạn nên tạo cho mình một thói quen tích cực đó là nên đi bộ mỗi ngày. Tuy nhiên, người bệnh cần đi bộ nhẹ nhàng với nhịp độ vừa phải, không nên bước với vận tốc nhanh.
Ngoài ra bạn nên có sự cân đối về thời gian đi bộ mỗi ngày, nếu bạn đi bộ quá lâu hoặc quá ít đều không có tác dụng cải thiện suy giãn tĩnh mạch, thậm chí nếu đi quá lâu sẽ khiến cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.
Lưu ý: Người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên đi bộ 10 phút nghỉ 1 lần và tổng thời gian đi bộ không kéo dài quá 30 phút.
Khởi động trước khi đi bộ
Đối với đi bộ, bạn có thể khởi động nhẹ nhàng hơn so với các môn khác và các động tác cũng vô cùng đơn giản như: xoay khớp, giãn cơ và bạn chỉ cần dành thời gian khoảng 10 phút để khởi động trước khi tập. Việc làm nóng các cơ, khớp để cơ thể bạn thích ứng và quen dần với bài tập và hạn chế tối đa các chấn thương xảy ra khi cơ khớp bị bất ngờ hoạt động mạnh.
Xem thêm:
- Đi bộ có to chân không? Cách đi bộ giúp chân thon gọn hiệu quả
- Người bị đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ, tập thể dục không?
- Bị gai gót chân có nên đi bộ không? Cách điều trị tại nhà và các lưu ý
Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn và giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: “Người bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?” cùng những giải pháp tối ưu cho người bệnh. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, chúc các bạn áp dụng thành công và thật nhiều sức khỏe.