Dù chỉ là món ăn bình dân, giản dị, nhưng sủi cảo vẫn là một trong những món ngon tinh túy của cả nền ẩm thực Trung Quốc đấy. Bạn đã biết gì về món ăn siêu ngon miệng, siêu hấp dẫn và siêu quyến rũ này chưa?
Nội dung bài viết
Món ăn truyền thống của ẩm thực Trung Quốc
Nếu là một người yêu thích văn hóa ẩm thực phương Đông, mà nổi bật nhất là ẩm thực Trung Quốc, thì chắc chắn sẽ không dưới một lần bạn nghe đến cái tên “sủi cảo”. Với người dân Trung Quốc, sủi cảo không đơn giản chỉ là một món ăn, mà nó còn đại diện cho bản sắc văn hóa, bề dày lịch sử suốt mấy nghìn năm nay của dân tộc Trung Hoa.
Nhiều người cho rằng sủi cảo đã bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Hán, được một thầy thuốc chế tạo ra nhằm giúp dân nghèo vượt qua nạn đói. Không chỉ giúp những người dân nghèo này no bụng, mà món ăn này cũng có thể chữa trị chứng bệnh ê buốt tai khá phổ biến vào thời kỳ đó.
Dần dần, món sủi cảo này trở nên quen thuộc với mọi người hơn và trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, đến nay, sủi cảo không còn chỉ là món “cứu đói” cho người nghèo nữa. Món ăn này dần trở thành một nét đặc biệt, một điểm nhấn ấn tượng giữa hằng hà, sa số những “cao lương mỹ vị” khác của ẩm thực Trung Quốc.
Tượng trưng cho may mắn và đoàn viên
Không chỉ có ý nghĩa đặc biệt về truyền thống, mà bản thân những viên sủi cảo cũng đã mang một nét may mắn mà người Trung Quốc hằng tin tưởng.
Lớp vỏ ngoài của những viên sủi cảo này được chế tạo từ hai loại gạo chính: Gạo nếp và gạo trắng. Theo người Trung Quốc, hai loại gạo này kết hợp với nhau sẽ mang đến sự may mắn và niềm hạnh phúc cho những người thưởng thức chúng.
Bên cạnh đó, sủi cảo còn có hình dạng của hình mặt trăng non (bán nguyệt). Viền ngoài của lớp vỏ được viền đều đặn, mang ý nghĩa là viên phúc (hạnh phúc tròn đầy). Ngoài ra, nhiều người cũng cho rằng hình dạng của sủi cảo cũng khá giống những thỏi bạc thời xưa của người Trung Hoa, tượng trưng cho một cuộc sống đủ đầy, dư dả và khấm khá.
Quá trình chế biến cầu kỳ
Sủi cảo là một món ăn bình dân mà ai ai cũng quen thuộc, đúng. Nhưng điều đó không có nghĩa là món ăn này sẽ dễ dàng chế biến hơn những “cao lương mỹ vị” khác của ẩm thực Trung Quốc. Ngược lại, quá trình để tạo ra những viên sủi cảo ngon miệng yêu cầu rất nhiều về sự cầu kỳ, tỉ mỉ và kiên nhẫn của người đầu bếp.
Ngay từ công đoạn đầu tiên, để tạo nên một lớp vỏ ngon miệng, có độ dẻo dai vừa đủ mà lại không bị quá bột cũng đã là một điều không hề dễ dàng. Ngoài ra, lớp vỏ quá dày sẽ dễ khiến người thưởng thức cảm thấy món ăn này dễ ngán, còn lớp vỏ quá mỏng thì lại không đủ để bao bọc lớp nhân bên trong khi sủi cảo được nấu lên hoặc chiên giòn.
Bên cạnh đó, lớp nhân bên trong cũng yêu cầu sự tỉ mỉ và tinh tế không kém và có thể được biến tấu theo nhiều kiểu khác nhau, tạo nên sự đa dạng, phong phú cho món ăn hấp dẫn này.
Món ăn đại diện cho ẩm thực Trung Hoa ngày nay
Không ngoa khi nói sủi cảo luôn là một trong những món ăn hấp dẫn thực khách nhất của ẩm thực Trung Quốc. Thậm chí, dù ở Việt Nam, chúng ta vẫn có thể thưởng thức được hương vị đúng chuẩn của món ăn này mà chẳng cần phải đặt chân đến Trung Quốc.
Ở Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm đến và thưởng thức sủi cảo ở những khu phố nhiều người Hoa sinh sống.
Sủi cảo thường có hai kiểu biến tấu chính: Sủi cảo chiên và sủi cảo nước.
Với sủi cảo chiên, phần vỏ chiên vàng rụm, dậy lên hương vị thơm ngon, quyến rũ của món ăn này chắc chắn sẽ khiến bạn phải thích thú không thôi. Và đừng quên dùng kèm với tương xí muội để có thể thưởng thức món ăn này ở hương vị tốt nhất nhé!
Còn với sủi cảo nước, bạn nhất định sẽ ấn tượng với phần nước dùng đậm đà, ngọt thịt, cùng với phần nhân sủi cảo tươi ngọt, nhất định sẽ khiến bạn “ăn quên lối về” đấy!
Xem thêm:
- Cách nấu canh cua rau đay thơm ngon chiêu đãi gia đình
- Cách nấu nước bí đao giảm cân hiệu quả và thơm ngon
- Công thức làm bánh Red Velvet cupcake cho cô nàng hảo ngọt
Với một món ăn nổi tiếng, là tinh túy của cả một nền ẩm thực Trung Quốc lâu đời được “vạn người mê” như thế này, còn lý do gì để bạn bỏ qua sủi cảo sao?