Chúng ta thường nghe nói rất nhiều về những trang phục được làm từ kaki. Đây là loại vải thông dụng, có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Cùng MISSKICK tìm hiểu sâu hơn về vải kaki và đặc điểm của nó nhé.
Nội dung bài viết
Vải kaki là gì?
Vải kaki (hay còn gọi là Khaki) là loại vải được dệt từ cotton 100% hoặc sợi cotton đan chéo với sợi tổng hợp. Mình vải khá cứng và dày. Vải có tính chất nổi bật là mát, bền, co giãn khá tốt và ít nhăn vì vậy mặc rất thoải mái.
Vải kaki có 4 tông màu chính là kaki nhạt (kaki nâu), kaki nguyên bản (màu rám nắng), kaki sẫm màu và kaki xanh (kaki xám). Các loại vải này được sử dụng rộng rãi và được sử dụng như một màu trong quân đội.
Nguồn gốc vải kaki và quy trình sản xuất vải kaki
Nguồn gốc
Vải kaki ra đời từ giữa thế kỉ 19 tại Ấn Độ. Do khí hậu quá nóng nực, quân phục hồi đó không phù hợp và làm ảnh hưởng đến tâm lý chiến đấu của quân lính.
Chính vì thế, Harry Bernett Lumsden đã thay thế vải len bằng chất vải lanh (linen) được đan chéo chặt chẽ mỏng thoáng nhẹ có màu nâu đất giúp dễ dàng ngụy trang. Và đó chính là nguồn gốc sơ khai của loại vải này bây giờ.
Cho đến bây giờ, chất liệu vải kaki đang được áp dụng phổ biến trong may mặc, từ những sản phẩm cao cấp hay bình dân đều có thể được may bởi chất liệu vải này.
Quy trình
Vải kaki được dệt từ cotton có quy trình sản xuất tương đối phức tạp bao gồm các bước sau:
Bước 1: Tiến hành thu hoạch bông
Những quả bông chất lượng sẽ được lựa chọn thu hoạch. Việc lựa bông cần sự tỉ mỉ cao để có những xơ bông chất lượng tốt. Sau đó các nguyên liệu sẽ được phân loại, sơ chế và đưa vào giai đoạn kế tiếp.
Bước 2: Kéo sợi
Bông sẽ được đem đi đánh rối và tiệt trùng để tạo thành các tấm phẳng bằng nhau rồi đem đi kéo sợi. Sau khi hoàn thành xong, người thợ sử dụng hồ tinh bột tinh bột biến tính và một số chất khác bọc quanh sợi vải để làm tăng độ bền và độ bóng.
Bước 3: Tiến hành dệt vải
Sợi kaki sau đó được đem đi dệt bằng máy theo phương thức kết hợp sợi dọc và ngang kiểu vân chéo nằm nghiêng. Sau đó, vải sẽ được đem đi nấu ở áp suất và nhiệt độ cao trong một dung dịch hóa học để loại bỏ đi tạp chất.
Tiếp theo, người thợ sẽ mang vải đi làm bóng để giúp cho các sợi cotton nở hơn. Cuối cùng, vải được đem đi tẩy trắng để giúp cho quá trình nhuộm màu được dễ dàng hơn.
Bước 4: Nhuộm màu
Sau khi hoàn thành công đoạn dệt vải, vải sẽ được mang đi nhuộm màu. Quá trình nhuộm được tiến hành nhiều lần với các loại thuốc khác nhau. Sau mỗi lần nhuộm, vải sẽ được giặt để loại bỏ tiếp các tạp chất và hóa chất còn sót lại. Tiếp đến người thợ sẽ cho thêm một vài chất làm mềm vải, chống nhăn để vải tốt hơn.
Cuối cùng, chúng ta đã có một tấm vải kaki hoàn chỉnh, sẵn sàng vận chuyển đi tiêu thụ để thiết kế ra những sản phẩm khác nhau.
Ưu, nhược điểm của vải kaki
Ưu điểm
- Vải kaki có độ bền cao. Cấu trúc chắc chắn nên ít nhăn và không xù lông, rất thoải mái khi mặc.
- Đa phần vải kaki có khả năng thoáng khí và hầu như thấm hút mồ hôi tốt vì vậy khi sử dụng sẽ vô cùng thoáng mát và dễ chịu.
- Vải kaki có nhiều chất liệu khác nhau và thường có nguồn gốc thiên nhiên (cotton) nên có khả năng phân hủy. Vì thế, vải kaki rất thân thiện với môi trường.
- Vải kaki dễ nhuộm màu nhờ một số chất hóa học được thêm vào, vì vậy chúng thường có màu sắc đa dạng trên thị trường.
Nhược điểm
- Chỉ phù hợp thiết kế đơn giản: Vải kaki có độ co giãn kém hơn các chất liệu khác như vải thun, voan, nỉ,… không phù hợp với các thiết kế cầu kì. Những trang phục được làm từ vải kaki thường khá đơn giản, không cầu kì.
- Giá thành: Vì được làm từ sợi cotton nên vải kaki có giá thành khá cao.
Các loại vải kaki phổ biến và tính chất từng loại
Vải kaki thun
Vải kaki thun được biết đến là kaki thun hay kaki co giãn. Loại vải này được pha thêm spandex để tăng độ đàn hồi khi sử dụng. Do đó, vải kaki thun tạo được cảm giác thoải mái và thoáng mát cho người mặc. Vải thường được dùng để may các trang phục ôm sát, đồng phục lao động hay các trang phục công sở.
Vải kaki không thun
Vải kaki không thun là vải kaki được pha thêm chất liệu vải bố vì vậy thường có độ cứng cao, không co giãn và ít nhăn. Do đó, loại vải này thường được sử dụng để may quần tây, quần ống đứng cho nam giới.
Vải kaki cotton
Vải kaki cotton được dệt từ sợi bông tự nhiên nên rất thoáng mát, dễ chịu. Tuy nhiên chúng sẽ có giá thành cao hơn so với các loại vải kaki khác. Vải kaki cotton được dùng trong việc may trang phục nữ như váy ôm body, quần ôm,…
Vải kaki polyester
Kaki polyester là loại vải có nguồn gốc từ sợi tổng hợp, thành phần đặc trưng trong chất liệu vải này là ethylene. Loại vải này ít co giãn, chống thấm nước tốt nên thấm mồ hôi kém, dẫn đến việc rất khó khô khi giặt. Kaki polyester được sử dụng phổ biến để may áo da, ba lô, túi xách,…
Cách bảo quản quần áo vải kaki
Cách giặt quần áo vải kaki không bị bay màu
Kaki có tính chất dễ bị bạc màu, dễ xơ nếu bạn bạn giặt quá mạnh. Vì vậy, bạn cần phải lưu ý các vấn đề sau để quần áo kaki luôn đẹp như mới:
- Nên giặt quần áo kaki bằng tay để đỡ bị xù vải.
- Lộn phía trong ra ngoài trước khi giặt để đảm bảo vải không bị bạc màu.
- Bạn nên sử dụng loại nước giặt và bột giặt dịu nhẹ, ít chất tẩy.
- Khi phơi nên lộn ngược ra ngoài và giũ quần áo để tránh bị nhăn khi khô.
- Ủi sơ qua quần áo và treo bằng móc áo khi cất vào tủ.
- Tránh để quần áo kaki trong tủ quá lâu dễ bị côn trùng gặm nhấm.
Cách làm mềm vải kaki
Vải kaki sau một thời gian dài sử dụng có dấu hiệu cứng và thô ráp hơn so với ban đầu. Lý do là vì việc giặt và bảo quản không đúng cách. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách ngâm nước xả vải vừa thơm lâu vừa giúp cho quần áo được bền hơn.
Xem thêm:
- Leather là gì? 27 loại da phổ biến và cách phân biệt dễ nhất
- Áo khoác dù là gì? Ưu, nhược điểm và lưu ý khi sử dụng
- Vải dù là gì? Nguồn gốc, ưu nhược điểm, ứng dụng của vải dù
Qua những ưu điểm vượt trội mà vải kaki đem lại, ta có thể hiểu được vì sao vải kaki ngày nay rất phổ biến và được ưa chuộng rất nhiều. Theo dõi chúng mình để nhận những thông tin bổ ích về các mẫu quần kaki nam, nữ bạn nhé!