Luật bóng đá cơ bản chi tiết và dễ hiểu nhất

MISSKICKKhỏe đẹpLuật bóng đá cơ bản chi tiết và dễ hiểu nhất
4
(1)

Bóng đá là môn thể thao vua và được nhiều người chơi và theo dõi nhất. Nếu bạn có đam mê và đang muốn tìm hiểu sâu hơn về bóng đá thì trước tiên bạn nên tìm hiểu rõ về luật bóng đá cơ bản. Hãy cùng Misskick tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Trước khi bắt đầu luyện tập và thi đấu, tất cả các cầu thủ phải nắm được các luật cơ bản của bóng đá được trình bày dưới đây.

Luật bóng đá là một hệ thống các quy tắc thống nhất áp dụng cho các trận đấu bóng đá. Chúng được ban hành bởi Ủy ban Bóng đá Quốc tế (International Football Association Board – IFAB).

  • Hệ thống quy định được sử dụng một cách thống nhất trong môn thể thao bóng đá, áp dụng tại tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Từ năm 1886 đến nay được quản lý chính thức bởi IFAB.
  • Một số điều luật dưới chỉ dành cho trận đấu tiêu chuẩn 11 người mỗi bên.

Luật bóng đá cơ bản

Luật bóng đá là một tập hợp các quy tắc thống nhất cho môn thể thao bóng đá, bao gồm bóng đá sân cỏ chính thức, bóng đá futsal và bóng đá bãi biển, áp dụng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Được chính thức quản lý bởi Ủy ban Hiệp hội Bóng đá Quốc tế (IFAB) kể từ năm 1886.

Các quy tắc này đề cập đến số lượng cầu thủ mà một đội cần, độ dài của trận đấu, kích thước của sân và bóng, các loại và kiểu phạm lỗi mà trọng tài có thể xử phạt và nhiều luật định khác trong môn thể thao này. Trong trận đấu, trọng tài có nhiệm vụ giải thích và thực thi các quy tắc.

Bàn thắng hợp lệ

Mục đích của cầu thủ trong bóng đá là ghi bàn vào lưới đối phương và ngăn cản đối phương ghi bàn. Trong bóng đá, một bàn thắng được công nhận là hợp lệ khi trái bóng đi qua hết vạch vôi khung thành và không có phần nào của trái bóng còn ở trên vạch vôi, giữa hai cột dọc và bên dưới xà ngang, mà trước đó không có lỗi nào từ phía đội ghi bàn. Nếu đội nào ghi được nhiều bàn thắng vào lưới đối phương hơn vào cuối trận thì đội đó thắng cuộc.

Bàn thắng được ghi khi bóng đi vào khung thành của đội một cách hợp pháp
Bàn thắng được ghi khi bóng đi vào khung thành của đội một cách hợp pháp

Phát bóng

Nếu bóng từ chân đội tấn công đi hết đường biên, thì đội phòng thủ sẽ được phát bóng lên. Hậu vệ và thủ môn có quyền phát bóng, chỉ được phát bóng trong phạm vi khung thành 16m50. Khi phát chỉ được chạm bóng một lần trước khi bóng đến chân cầu thủ khác.

Phát bóng
Phát bóng

Ném biên

Ném biên là một tình huống mà bóng được đưa trở lại sau khi đã rời khỏi sân. Nếu một đội chạm bóng cuối cùng trước khi bóng đi ra ngoài biên thì đội đối phương được quyền ném biên. Một quả ném biên trực tiếp vào khung thành đối phương không được tính là bàn thắng.

Ném biên
Ném biên

Đá phạt

Quả đá phạt được thực hiện sau khi một đội bị đối phương phạm lỗi. Bóng được đặt yên tại vị trí phạm lỗi mà trọng tại chỉ định và đội vi phạm phải giữ một khoảng cách nhất định, trọng tài vẽ vạch đá phạt và vạch hàng rào.

Có 2 loại đá phạt bao gồm đá phạt trực tiếp và đá phạt gián tiếp. Đá phạt trực tiếp giúp bạn đưa bóng vào lưới đối phương chỉ sau 1 lần chạm bóng. Trong một quả đá phạt gián tiếp, phải có ít nhất hai cầu thủ chạm bóng thì mới có thể sút vào khung thành.

Đá phạt
Đá phạt

Phạt góc

Nếu bóng chạm hậu vệ và đi ra ngoài biên, đội tấn công được hưởng quả phạt góc. Bóng được đặt trong khu vực góc (có vạch kẻ và cờ ở 4 góc của sân). Tùy vào tình huống, người thực hiện phạt góc sẽ chuyển thẳng cho đồng đội ở trong vòng 16m50 hoặc có thể đá thẳng vào khung thành và ghi bàn.

Phạt góc
Phạt góc

Quy định của môn bóng đá

Hệ thống luật thi đấu này được sử dụng ở quốc gia trên thế giới. Tất cả các cầu thủ, huấn luyện viên, trọng tài và cổ động viên phải hiểu rõ các quy định này.

Đây là cơ sở cho các trò chơi công bằng và nhất quán. Nói cách khác, đây là “ngôn ngữ” chung nhất của những người yêu thích môn thể thao vua. Khi nói đến bóng đá, bạn cần hiểu và ghi nhớ các luật bóng đá cơ bản sau đây, lưu ý rằng đây là các quy tắc cho bóng đá tiêu chuẩn với 11 cầu thủ mỗi đội.

Bóng

Quả bóng phải có dạng hình cầu và được làm bằng da hoặc vật liệu tương đương. Thường có năm kích thước được đánh số từ 1 đến 5, size 5 là loại bóng tiêu chuẩn được sử dụng trong các trận bóng đá chuyên nghiệp.

Các cầu thủ trên 15 tuổi thường sử dụng những quả bóng size 5. Loại này nặng từ 410g đến 450g, có chu vi từ 68cm đến 70cm và được bơm căng với áp suất từ ​​0,6 đến 1,1. Kích thước bóng nhỏ hơn dành cho các giải đấu cấp cơ sở có độ tuổi nhỏ hơn.

Bóng
Bóng

Sân thi đấu

Sân bóng là một không gian hình chữ nhật, nơi các cầu thủ chơi với nhau. Sân dài 105m và rộng 68m. Hai đường giới hạn dài theo chiều dọc gọi là đường biên dọc, hai đường ngắn hơn gọi là đường biên ngang. Đường nằm ngang ở giữa chia sân chơi thành hai phần bằng nhau.

Mỗi đội bảo vệ một nửa phần sân của mình và tấn công phần sân của đối phương. Một đường tròn được vẽ xung quanh với bán kính 9m15, được gọi là đường tròn trung tâm giữa sân, khi trận đấu bắt đầu bóng sẽ được đặt ở trung tâm vòng tròn.

Sân thi đấu
Sân thi đấu

Ở giữa hai đường biên ngang ở hai đầu sân là khu cầu môn, rộng 7,32m và cao 2,44m. Khu phạt đền hay còn gọi là khu vực 16m50 nằm xung quanh khung thành, đây là khu vực mà thủ môn có thể bắt bóng bằng tay.

Nếu cầu thủ (không phải thủ môn) dùng tay chơi bóng trong khu vực này sẽ bị phạt một quả penalty còn được gọi phạt đền, phạt 11m. Điểm phạt nằm ở giữa và cách khung thành 11m.

Gần khung thành có một khu vực nhỏ hơn được gọi là khu vực 5m50, đây là nơi phát bóng lên được thực hiện. Có 4 điểm phạt góc ở 4 góc sân, mặt sân bóng đá 11 người thường là cỏ tự nhiên hoặc tạo cỏ nhân tạo màu xanh lá cây.

Số lượng cầu thủ

Số người chơi bóng đá tiêu chuẩn bao gồm 22 người chơi trên sân cùng một lúc, mỗi đội gồm 10 cầu thủ và 1 thủ môn. Khi mỗi đội có ít hơn 7 người trên sân, trận đấu không thể diễn ra.

Theo quy định của Hiệp hội Bóng đá Quốc tế (FIFA), các trận đấu chính thức cho phép thay thế tối đa 3 cầu thủ (trong đó có 3 thủ môn) mỗi trận. Vì vậy mỗi đội khi đi thi đấu thường có khoảng 22 cầu thủ (11 cầu thủ chính thức và 11 cầu thủ dự bị). Bất cứ ai bị mệt hoặc bị thương sẽ được thay thế bởi những người chơi khác.

Ở các giải trẻ, số lượng cầu thủ thay thế sẽ được tăng lên (thường là 5). Trong các trận giao hữu (tập luyện hoặc biểu diễn) sẽ không giới hạn cầu thủ thay thế. Tuy nhiên, người đã bị thay ra không được trở lại sân thi đấu.

Sân thi đấu
Sân thi đấu

Trang phục của cầu thủ

Giày bóng đá là trang bị bắt buộc đầu tiên mà mỗi cầu thủ bóng đá phải có, giày được sử dụng là loại giày chuyên dụng dành cho bóng đá. Người chơi cũng sẽ cần tất và một đôi bảo vệ ống đồng với đầy đủ tính năng bảo vệ ống chân trong các tình huống nguy hiểm. Các cầu thủ của một đội mặc đồng phục gồm quần đùi và áo thun (ngắn tay hoặc dài tay).

Thủ môn sẽ có một bộ dụng cụ riêng để phân biệt với các cầu thủ khác trong đội bao gồm quần áo (dài hoặc ngắn) và một đôi găng tay. Hai đội thi đấu phải có quần áo màu áo khác nhau để dễ phân biệt. Trọng tài là người kiểm tra các vấn đề về trang phục của người chơi, nếu không đạt yêu cầu theo quy định trước đó thì không được thi đấu.

Sân thi đấu
Sân thi đấu

Trọng tài

Mỗi trận đấu tiêu chuẩn có 1 trọng tài chính và 2 trọng tài biên, trọng tài chính sẽ di chuyển khắp sân để giám sát các cầu thủ và là người quyền lực cao nhất trên sân bóng, mỗi trọng tài biên sẽ di chuyển ở mỗi phần sân để hỗ trợ khi trọng tài chính không thể quan sát hết.

Trọng tài chịu trách nhiệm đảm bảo rằng cho trận đấu diễn ra một cách công bằng, văn mình và hấp dẫn. Bạn có thể bị phạt nếu tranh chấp hoặc không chấp nhận quyết định của trọng tài.

Trang phục của trọng tài gồm áo áo thun, quần ngắn, giày và tất, và phải khác màu với hai đội để tránh nhầm lẫn (thường là màu đen hoặc vàng đen). Trọng tài được trang bị còi điều khiển trận đấu và rút thẻ đỏ, vàng để phạt các cầu thủ phạm lỗi thô bạo.

Trọng tài
Trọng tài

Trợ lý trọng tài

Trợ lý trọng tài giúp trọng tài điều hành trận đấu. Thường có 2 trợ lý trọng tài cho mỗi đội ở hai biên của mỗi sân còn được gọi là trọng tài biên. Cả 2 cùng giống trang phục của trọng tài nhưng không có còi thay vào đó sử dụng một lá cờ hình tam giác có tay cầm. Khi các đấu thủ phạm luật, họ sẽ vẫy cờ để cảnh báo trọng tài thổi còi.

Kể từ năm 2018 thì VAR – Video assistant referee: video hỗ trợ trọng tài chính thức được áp dụng vì các trận đấu ngày càng nhanh, việc áp dụng VAR sẽ giúp trận đấu trở nên công bằng và chính xác nhất.

Trọng tài
Trọng tài

Thời gian trận đấu

Một trận bóng đá tiêu chuẩn có tổng thời gian thi đấu chính thức là 90 phút, thời gian này được chia thành 2 hiệp, mỗi hiệp 45 phút. Mỗi đội chơi ở một bên của sân trong một nửa thời gian và sau đó đổi bên trong hiệp 2.

Thời gian nghỉ giữa hai hiệp là 15 phút, đây là thời gian các cầu thủ được nghỉ ngơi và nghe theo chỉ đạo của huấn luyện viên. Trận đấu thường bị dừng do chấn thương của cầu thủ hoặc bóng đi quá biên khi đó trọng tài sẽ bấm giờ khoảng thời gian dừng và thời gian đó sẽ được cộng thêm sau 45 phút gọi là thời gian bù giờ.

Nếu trong 90 phút chính thức và thời gian bù giờ, các đội không thể phân thắng bại phải thi đấu thêm hiệp phụ. Hiệp phụ có tổng thời gian là 30 phút và được chia làm hai mỗi hiệp 15 phút. Khi hết 15 phút của hiệp phụ thứ nhất hai đội đổi chỗ cho nhau và thi đấu luôn hiệp phụ thứ hai mà không có thời gian nghỉ.

Thời gian trận đấu
Thời gian trận đấu

Bắt đầu và bắt đầu lại trận đấu

Trước mỗi hiệp đấu nếu đội A được quyền cầm bóng trước trong hiệp một, thì đội B được quyền cầm bóng trước trong hiệp hai.

Quyền giao bóng thường được quyết định dựa trên kết quả của việc tung đồng xu của trọng tài, hai đội trưởng sẽ chọn mặt của đồng xu ví dụ đội A chọn mặt sấp và trọng tài tung ra sấp thì đội A có quyền chọn sân và đôi còn lại sẽ được giao bóng trước. Đội nào bị dẫn bàn thắng thì được phát bóng lại.

Bắt đầu và bắt đầu lại trận đấu
Bắt đầu và bắt đầu lại trận đấu

Bóng trong cuộc và bóng ngoài cuộc

Bóng trong cuộc là khi bóng di chuyển trong qua sân và được kiểm soát bởi các cầu thủ của 2 đội. Bóng được coi là ngoài cuộc trong 3 trường hợp:

  • Trường hợp 1 là khi có bàn thắng được ghi bởi một trong 2 đội.
  • Trường hợp 2 là khi bóng rời khỏi đường biên ngang và đường biên dọc.
  • Trường hợp 3 là trọng tài sẽ thổi còi khi có cầu thủ phạm lỗi, chấn thương sau đó trọng tài sẽ ra hiệu cho bóng trở lại thi đấu bình thường.

Bóng trong cuộc và bóng ngoài cuộc
Bóng trong cuộc và bóng ngoài cuộc

Các lỗi xử phạt trong bóng đá

Việt vị

Lỗi việt vị là lỗi thường gặp trong bóng đá khi một đội chơi tấn công, trong lịch sử bóng đá có rất nhiều tình huống việt vị thay đổi cả thế trận của trận đấu.

Một đấu thủ sẽ được coi là việt vị, khi cầu thủ chạm bóng và bất kỳ bộ phận của cầu thủ đó ở bên phần sân đối phương và gần vạch cầu môn của đối phương hơn bóng và hậu vệ cuối cùng (không bao gồm thủ môn), nếu ở vị trí này nhưng không tham gia tấn công (chạm bóng) thì không bị coi là việt vị.

Việt vị
Việt vị

Penalty

Đá phạt đền (hay còn gọi là sút phạt đền, 11 mét) là một tình huống đá phạt đặc biệt, nếu đội A phạm lỗi với đội B trong vòng cấm của đội A thì đội B sẽ được hưởng quả phạt đền. Đá phạt này được thực hiện tại một chấm phạt đền cách khung thành 11m, người thực hiện phải được xác định rõ ràng, đội phạm lỗi không được dựng hàng rào trước khung thành.

Chỉ có thủ môn mới có quyền cản phá quả phạt đền này. Thủ môn phải ở trên vạch vôi khung thành cho đến khi quả bóng được rời khỏi chân cầu thủ thực hiện quả penalty thì mới được phép di chuyển. Ngoài hai người trên, các cầu thủ khác phải đứng ngoài vòng 16m50 trong thời gian thực hiện quả đá phạt trực tiếp.

Penalty
Penalty

Lỗi về hành vi khiếm nhã

Các cầu thủ phạm lỗi khi thi đấu trên sân bóng sẽ bị trọng tài thổi phạt, đội bị phạm lỗi sẽ được hưởng một quả đá phạt. Trong đó, một quả đá phạt sẽ được tính khi vi phạm các lỗi sau:

  • Nhảy vào người đối phương không đúng luật.
  • Đá hoặc tìm cách đá vào đối phương.
  • Xô đẩy đối phương.
  • Chèn vào người cầu thủ của đội đối thủ.
  • Đánh hoặc tìm cách đánh vào người đối thủ bằng bất kỳ bộ phận nào (gồm cả đầu).
  • Ngáng chân hoặc tìm cách ngáng chân đối thủ.
  • Xoạc chân đối thủ không đúng luật.
  • Phun nước bọt, nước vào người đối thủ.
  • Cầu thủ cố tình chơi bóng bằng tay.
  • Gây nguy hiểm cho cầu thủ đội bạn.
  • Ngăn cản trái phép đối phương
  • Cản trở tình huống phát bóng của thủ môn đối thủ.
  • Giành bóng khi thủ môn đối thủ đã kiểm soát được bóng bằng tay.
Lỗi về hành vi khiếm nhã
Lỗi về hành vi khiếm nhã

Thẻ vàng:

  • Hành vi phi thể thao (ở mức độ nhẹ).
  • Không chấp hành phán quyết của trọng tài.
  • Liên tục phạm luật khi thi đấu.
  • Làm gián đoạn, làm chậm việc đưa bóng vào cuộc lại (hay còn gọi là câu giờ).
  • Không tuân thủ khoảng cách cần thiết khi thực hiện đá phạt hay ném biên.
  • Vào sân thi đấu mà không được sự cho phép của trọng tài.
  • Cố ý rời sân thi đấu mà không được phép của trọng tài.
  • Chơi bóng bằng tay cố ý (tùy tình huống).

Lỗi về hành vi khiếm nhã
Lỗi về hành vi khiếm nhã

Thẻ đỏ:

Thẻ đỏ là hình thức kỷ luật nghiêm khắc nhất mà trọng tài có thể áp dụng đối với một cầu thủ. Người nhận thẻ đỏ sẽ bị đuổi khỏi sân ngay lập tức và đội có người bị thẻ đỏ không được thay thế cầu thủ khác vào tức là nếu đội bạn có một cầu thủ bị thẻ đỏ thì đội chỉ còn chơi với 10 người thay vì 11 người. Nếu bạn nhận 2 thẻ vàng trong một trận đấu tương đương với 1 thẻ đỏ, thẻ đỏ áp dụng trong các trường hợp lỗi dưới đây:

  • Chơi xấu một cách nghiêm trọng.
  • Có hành vi bạo lực trên sân bóng.
  • Nhổ nước bọt vào đối thủ hoặc bất kỳ người nào trên sân.
  • Ngăn cản đối phương ghi bàn không đúng luật.
  • Cố tình chơi bóng bằng tay trong vòng cấm địa hoặc để ngăn đối phương ghi bàn.
  • Sử dụng lời nói, hành vi có tính chất lăng mạ trên sân bóng.

Thẻ đỏ
Thẻ đỏ

Xem thêm:

Trên đây là những luật lệ cơ bản về bóng đá mà chúng mình đã tổng hợp được, tuy nhiên đây chỉ là luật cơ bản còn tùy vào tình huống cụ thể trên sân sẽ có nhưng quyết đinh khác nhau điều này tạo nên sự hấp dẫn của môn thể thao vua. Hãy chia sẽ để bài viết được nhiều người biết đến hơn nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 4 / 5. Lượt đánh giá 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết liên quan