Luật bóng đá 5 người theo tiêu chuẩn FIFA, VFF mới nhất

MISSKICKLối sốngLuật bóng đá 5 người theo tiêu chuẩn FIFA, VFF mới nhất
0
(0)

Các giải đấu bóng đá từ 5 cho đến 7 người hiện đang được rất nhiều người quan tâm và tham gia. Tuy nhiên có nhiều bạn lại không nắm rõ luật bóng đá lẫn cách chơi bóng sao cho đúng. Nội dung bài viết hôm nay của misskick sẽ tổng hợp luật bóng đá 5 người theo tiêu chuẩn FIFA, VFF mới nhất. Đừng bỏ lỡ nhé!

Luật bóng đá 5 người

Bàn thắng hợp lệ

Mục tiêu của cầu trong bóng đá là ghi bàn vào lưới đối thủ và ngăn đối thủ dẫn bóng vào lướt của đội mình. Bàn thắng được tính khi quả bóng đi hoàn toàn vào khung thành của một đội một cách hợp lệ. Đội nào có nhiều bàn thắng vào lưới đối thủ hơn sẽ là đội chiến thắng sau khi kết thúc thời gian của một hiệp đấu.

Phát bóng

Nếu bóng từ chân đội tấn công đi hết đường biên ngang, đội phòng ngự sẽ nhận được 1 quả phát bóng. Hậu vệ và thủ môn sẽ là người thực hiện tình huống phát bóng này. Quả bóng phát lên được đặt đứng yên trong vòng 16m50. Cầu thủ phát bóng chỉ được chạm bóng một lần trước khi nó đến chân một cầu thủ khác.

Phát bóng
Phát bóng

Ném biên

Ném biên là tình huống bóng được đưa lại vào sân sau khi ra ngoài 2 biên dọc. Đội nào chạm bóng sau cùng trước khi bóng ra ngoài biên sẽ bị ném biên. Đội đối thủ sẽ được quyền ném bóng, nếu cú ném biên trực tiếp vào khung thành đối thủ không được tính là một bàn thắng.

Đá phạt

Đá phạt được thực hiện sau khi đội bạn bị đối thủ phạm lỗi. Bóng sẽ được đặt đứng yên trên sân và đội phạm lỗi phải giữ một khoảng cách nhất định so với quả bóng. Có 2 dạng đá phạt gồm đá phạt trực tiếp và đá phạt gián tiếp. Đá phạt trực tiếp cho phép bạn đưa bóng vào lưới đối thủ chỉ sau 1 cú chạm bóng. Quả phạt gián tiếp cần ít nhất 2 cầu thủ chạm bóng trước khi đưa bóng vào khung thành.

Phạt góc

Nếu bóng chạm cầu thủ phòng ngự rồi đi ra ngoài biên ngang, thì lúc này đội tấn công được hưởng một đá phạt góc. Quả bóng được đặt trong khu vực góc và được đá lại bởi đội tấn công. Một quả phạt góc trực tiếp từ chân người sút vào khung thành cũng được tính là một bàn thắng.

Phạt góc
Phạt góc

Có thể bạn quan tâm: Các thuật ngữ trong bóng đá phổ biến nhất

Quy định của bóng đá sân 5 người

Bóng

Một quả bóng đá phải có cấu trúc hình cầu. Bên ngoài quả bóng sẽ được làm bằng da hoặc một chất liệu tương đương. Bóng đá được chia làm 5 loại kích cỡ được đánh số từ 1 đến 5. Cỡ số 5 là bóng tiêu chuẩn được áp dụng trong các trận đấu chuyên nghiệp.

Cầu thủ từ 15 tuổi trở lên đều sử dụng loại bóng ở kích cỡ này. Cỡ bóng số 5 có trọng lượng từ 410 đến 450 g. Chu vi từ 68 đến 70cm và được bơm căng ở áp suất từ 0,6 đến 1,1 atm.

Sân thi đấu

Sân bóng đá là khoảng không gian hình chữ nhật – Nơi các cầu thủ giao lưu thi đấu với nhau. Sân bóng đá sở hữu chiều dài 105m và chiều rộng 68m. Hai đường kẻ trắng chạy dài theo chiều dọc gọi là đường biên dọc. Hai đường ngắn hơn (hướng về khung thành) gọi là đường biên ngang.

Sân sẽ được chia thành 2 và mỗi đội sẽ được chỉ định thi đấu theo phần sân đó theo trọng tài và tấn công ghi bàn vào phần sân đối thủ. Một vòng tròn ở trung tâm sân có bán kính 9m15 gọi là vòng tròn trung tâm. Tại tâm của vòng tròn này sẽ là điểm phát bóng giữa sân.

Khung thành sẽ là nơi là bạn phải dẫn bóng vào và lấy điểm của đối phương. Khung thành với chiều ngang 7,32m và cao 2,44m. Bao quanh khung thành được gọi là vùng cấm địa hay còn gọi là khu vực 16m50. Đây là phạm vi thủ môn được dùng tay để bắt bóng. Ra ngoài phạm vi đó nếu như thủ môn bắt bóng bằng tay xem như là phạm luật.

Các cầu thủ phòng ngự phạm lỗi trong khu vực này sẽ bị thổi phạt penalty. Quả phạt sẽ được thực hiện trên chấm penalty. Nó được nằm ở giữa và cách khung thành 11m.

Gần sát khung thành có một khung nhỏ hơn gọi là khu vực 5m50. Đây là nơi để thủ môn thực hiện những cú phát bóng lên. Ở 4 góc sân là 4 chấm phạt góc. Nếu như cầu thủ thuộc phần sân nào dẫn bóng quá phần biên ngang thì đội bên kia sẽ được thực hiện quả phạt góc.

Sân thi đấu
Sân thi đấu

Số lượng cầu thủ

Số lượng cầu thủ sẽ xuất hiện trên sân bóng là 5 người và số lượng thay người sẽ là 2 người. Tuy nhiên, trong các giải đấu dành cho cầu thủ trẻ, số lượng người thay thế sẽ tăng thêm. Còn trong các trận đấu giao hữu thì không giới hạn số lượng cầu thủ được thay thế. Tuy nhiên người đã thay ra ngoài không được trở lại sân thi đấu.

Trang phục của cầu thủ

Việc chọn giày đá bóng là trang bị bắt buộc đầu tiên mà mọi cầu thủ bóng đá phải có trước khi ra sân thi đấu. Giày sử dụng trong bóng đá là giày đá bóng chuyên dụng. Cầu thủ cũng cần có tất và một cặp ống bảo vệ chân. Phần vớ, tất phải che phủ hoàn toàn phần bảo vệ ống chân.

Các cầu thủ trong một đội sẽ mặc đồng phục cùng màu sắc với nhau gồm quần ngắn, áo (phần áo có thể là áo ngắn hoặc dài tay). Thủ môn sẽ có một trang phục riêng để phân biệt với các cầu thủ còn lại trong đội. Trang phục của thủ môn cũng gồm quần áo (dài hoặc ngắn) và một đôi găng tay. Hai đội sẽ có màu trang phục khác nhau về màu sắc để dễ phân biệt.

Trọng tài

Mỗi trận đấu tiêu chuẩn đều sẽ có 1 trọng tài chính. Trọng tài chính đó là sẽ di chuyển liên tục trên sân để giám sát các cầu thủ. Trọng tài chính là người có thẩm quyền cao nhất trên sân bóng. Nhiệm vụ là đảm bảo cho trận đấu diễn ra công bằng và đúng với các quy định. Vì vậy lời nói của trọng tài được xem là luật. Cầu thủ có thể bị phạt nếu tranh cãi hoặc không tôn trọng của trọng tài.

Trang phục của trọng tài gồm áo, quần, giày và vớ. Tất nhiên là màu sắc khác với 2 đội để tránh nhầm lẫn. Trọng tài được trang bị 1 chiếc còi để điều khiển trận đấu và các thẻ đỏ và vàng để phạt các cầu thủ trong các trường hợp vi phạm luật bóng đá.

Trọng tài
Trọng tài

Trọng tài phụ và thư ký trọng tài

Các trợ lý trọng tài sẽ làm nhiệm vụ hỗ trợ trọng tài chính trong việc điều khiển một trận đấu. Thông thường sẽ có 2 trợ lý trọng tài ở 2 đường biên của phần sân mỗi đội. Họ còn được gọi là trọng tài biên. Cả 2 có trang phục như trọng tài chính nhưng không trang bị còi, thẻ vàng, thẻ đỏ thay vào đó trọng tài biên được trang bị cờ.

Khi cầu thủ phạm luật, họ sẽ phất cờ để báo với trọng tài chính. Họ cũng kiểm tra bóng có đi ra ngoài sân hay vào khung thành của 2 đội hay không.

Thời gian trận đấu

Một trận đấu bóng đá tiêu chuẩn sẽ có tổng cộng 90 phút thi đấu chính thức. Thời gian này được chia là 2 hiệp đấu với mỗi hiệp là 45 phút. Mỗi đội sẽ được chơi ở một bên sân trong một hiệp và hiệp sau sẽ được đổi sang phần sân còn lại.

Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp là 15 phút. Đây là thời gian các cầu thủ nghỉ ngơi và nghe chỉ đạo của huấn luyện viên về chiến thuật tiếp theo của trận đấu. Trọng tài thường sẽ cộng thêm thời gian bù giờ sau khi hết 45 phút ở mỗi hiệp do trận đấu thường bị gián đoạn khi các cầu thủ gặp phải chấn thương hay bóng ra ngoài biên, thời gian cộng vào sẽ tùy thuộc vào tình huống.

Trong một số trận đấu loại trực tiếp sẽ không chấp nhận kết quả hòa. Nếu trong 90 phút chính thức và bù giờ, các đội hòa nhau sẽ phải đá hiệp phụ. Hiệp phụ sẽ có tổng thời gian 30 phút và chia là 2 như trên. Hoặc có một số trận đấu sẽ được bổ sung vào loạt sút luân lưu để phân định thắng bại của trận đấu.

Bắt đầu và bắt đầu lại trận đấu

Trước mỗi hiệp đấu, 2 đội sẽ tiến hành phát bóng để bắt đầu trận đấu. Nếu đội A phát bóng trong hiệp 1 thì đội B sẽ phát bóng trong hiệp 2. Quyền phát bóng thường được quyết định dựa trên kết quả tung đồng xu của trọng tài. Trong một hiệp đấu nếu đội nào bị ghi bàn sẽ được phát bóng lại.

Bóng trong cuộc và bóng ngoài cuộc

Bóng trong cuộc là trạng thái bình thường trong một trận bóng đá. Khi đó quả bóng sẽ di chuyển trên sân và được các cầu thủ điều khiển. Quả bóng được xem là ngoài cuộc trong sẽ có 3 trường hợp xảy ra. Đầu tiên là khi nó đi vào khung thành của một trong 2 đội. Trường hợp 2 là quả bóng đi ra ngoài 2 đường biên dọc hoặc ngang. Trường hợp cuối cùng là trường hợp trọng tài thổi còi tạm dừng trận đấu vì bất kỳ lý do gì.

Các lỗi xử phạt trong bóng đá 5 người

Penalty

Phạt Penalty (hay còn có nhiều tên gọi khác như: phạt đền, phạt 11m) là một tình huống đá phạt đặc biệt. Phạt penalty sẽ xảy ra khi đối phương phạm lỗi với cầu thủ đội phía bên kia trong vòng cấm địa đội đối phương, lúc này đội còn lại sẽ được hưởng phạt penalty.

Bóng sẽ được đặt trên chấm penalty. Cầu thủ thực hiện phải được chỉ định rõ ràng trước khi sút bóng. Đội phạm lỗi không được làm hàng rào chắn trước khung thành.

Chỉ có thủ môn được quyền ngăn cản cú sút penalty này. Thủ môn phải đứng trên vạch cầu môn đến khi cầu thủ bên đội bạn bóng được sút đi mới có quyền di chuyển. Ngoài 2 người trên, các cầu thủ khác phải đứng ngoài vòng 16m50 khi đá phạt Penalty.

Lỗi về hành vi khiếm nhã

Ngoài việc bị phạt, các cầu thủ khi phạm lỗi có thể nhận thẻ và hoặc thẻ đỏ từ trọng tài. Thẻ vàng là hình thức cảnh cáo khi các cầu thủ phạm những lỗi có tính chất như sau:

  • Hành vi phi thể thao (mức độ nhẹ).
  • Không chấp hành phán quyết của trọng tài chính.
  • Liên tục phạm luật khi thi đấu.
  • Làm gián đoạn, làm chậm việc đưa bóng vào cuộc lại sân đấu (câu giờ).
  • Vi phạm khoảng cách khi thực hiện đá phạt hay ném biên.
  • Vào sân thi đấu mà không được sự đồng ý của trọng tài chính.
  • Cố ý rời sân thi đấu mà không được phép của trọng tài.
  • Chơi bóng bằng tay cố ý (tùy thuộc vào tình huống trận đấu).
Lỗi về hành vi khiếm nhã
Lỗi về hành vi khiếm nhã

Thẻ đỏ là hình thức kỷ luật nặng nhất trong một trận bóng đá. Người bị thẻ đỏ sẽ lập tức bị truất quyền thi đấu và đội sẽ không được sử dụng quyền thay người cho cầu thủ bị thẻ đỏ. Nếu một cầu thủ phải nhận 2 thẻ vàng trong 1 trận đấu thì cũng tương đương với 1 thẻ đỏ. Thẻ đỏ được sử dụng trong các tình huống phạm lỗi sau:

  • Chơi xấu gây ảnh hưởng sức khỏe cho cầu thủ đội bạn.
  • Có hành vi bạo lực, khiếm nhã trong trận đấu.
  • Ngăn cản đối phương ghi bàn không đúng luật.
  • Cố tình chơi bóng bằng tay trong vòng cấm địa.

Luật bóng đá 5 người cho thủ môn

Trang phục

  • Trang phục của thủ môn cần được đăng ký màu áo trước khi trận thi đấu diễn ra.
  • Thủ môn cần mặc trang phục gọn gàng và lịch sự, không được đội mũ hoặc mang theo trang sức.
  • Thủ môn cần mang giày, tất và bộ bảo vệ ống chân khi thi đấu.
Trang phục
Trang phục

Thay người

Đội bóng nào muốn thay thủ môn thì phải báo hiệu cho trọng tài biên cho đến khi nhận được sự đồng ý của trọng tài chính thì người thay mới được vào sân.

4.3. Phạt gián tiếp

Nếu như không nắm rõ luật thì vị trí thủ môn rất dễ gây ra những quả phạt gián tiếp cho đội của mình. Sau đây là những tình huống gây ra lỗi phạt gián tiếp ở vị trí thủ môn.

  • Thủ môn nhận lại bóng từ đồng đội sau khi phát bóng lên, mà bóng chưa vượt qua phần giữa sân hoặc chưa chạm chân đối phương.
  • Thủ môn dùng tay bắt bóng hoặc chạm bóng từ đường chuyền của đồng đội trả về .
  • Thủ môn dùng tay bắt bóng hoặc chạm bóng từ quả đá biên của đồng đội.
  • Thủ môn khống chế bóng thuộc phần sân của đội mình quá 4 giây.

Phạt đền

Đội bóng có cầu thủ phạm một trong những lỗi phạt trực tiếp nếu vị trí phạm lỗi trong khi phạt đền của đội mình lúc bóng đang trong cuộc thì lúc này sẽ bị phạt quả phạt đền. Nếu bóng được đá trực tiếp vào cầu môn đội phạm lỗi, bàn thắng được công nhận. Thủ môn đội bị phạt phải đứng trên đường cầu môn giữa 2 cột dọc, mặt đối diện với cầu thủ đá phạt cho đến khi bóng được đá vào cuộc.

Phạt đền
Phạt đền

Phát bóng

Đối với phát bóng chết:

  • Quả phát bóng chết được thủ môn thực hiện trong trường hợp bóng được đá đi ra hết biên ngang. Người thủ môn phải phát bóng bằng tay (tuyệt đối không được phát bóng bằng chân).
  • Người làm thủ môn trước khi phát bóng thì không được giữ quả bóng quá 4 giây Nếu quả phát bóng bay vào khung thành đối phương mà không chạm ai thì bàn thắng đó xem như không hợp lệ.

Đối với phát bóng sống:

  • Thủ môn nếu bắt được bóng trong vòng cấm mà không phải đồng đội chuyền về thì không được quyền phát bóng sống.
  • Nếu là thủ môn thì bạn được phép dùng tay và dùng chân phát bóng.
  • Trong trường hợp quả bóng bay vào gôn đối phương dù không chạm một ai thì vẫn được công nhận là một bàn thắng.
  • Trước khi phát bóng, người giữ vị trí thủ môn không được giữ bóng quá 4 giây.

Xem thêm:

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ luật bóng đá 5 người chuẩn FIFA, VFF mới nhất. Nếu thấy bài viết hay thì đừng ngần ngại chia sẻ đến cho người thân và bạn bè của bạn biết nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Đinh Thị Bích Thảo
Đinh Thị Bích Thảo
Hi cả nhà! Mình là Bích Thảo, một cô nàng đam mê thời trang và du lịch. Mình luôn muốn chia sẻ những kinh nghiệm phối đồ, những địa điểm du lịch thú vị và những câu chuyện đời thường của mình. Cùng mình khám phá thế giới thời trang nhé!

Bài viết cùng chuyên mục

Bài viết liên quan