Đau đầu gối khi đá bóng: Nguyên nhân và cách khắc phục

0
(0)

Đá bóng là môn thể thao được nhiều người yêu thích và chọn để tập luyện vì vậy những chấn thương đầu gối khi đá bóng là không tránh khỏi. Bài viết hôm nay Misskick sẽ giúp bạn giải đáp nguyên nhân khi gặp chấn thương đầu gối và cách khắc phục, xem ngay nhé!

Dấu hiệu đau đầu gối khi đá bóng

Chơi bóng đá hầu hết sử dụng toàn bộ phần chân. Khi sử dụng các khớp gối liên tục trong nhiều giờ liền sẽ dẫn đến đau đầu gối khi đá bóng. Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này có thể là do sự chuyển hướng khớp và gối chân đột ngột, có thể do va chạm, té ngã hoặc do chuyển động nhảy lên và đáp đất bằng chân không chính xác.

Các cơn đau có thể xảy ra ngay trên sân mà bạn không để ý hoặc nó sẽ xuất hiện sau khi đá bóng một thời gian. Có 4 dấu hiệu mà bạn nhận ra khớp gối mình có vấn đề:

  • Đau âm ỉ, râm ran, dữ dội 1 thời gian dài và nó ảnh hưởng đến hiệu suất chơi thể thao của bạn.
  • Sưng, nhức đầu gối khi bạn ấn nhẹ hoặc sờ lên đầu gối có thể cảm nhận được.
  • Khó khăn trong việc co duỗi 2 chân.
  • Khớp gối thiếu ổn định và đau mỗi khi bạn chạy, nhảy.
Các vấn đề khi đầu gối bị tổn ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ người chơi thể thao
Các vấn đề khi đầu gối bị tổn ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ người chơi thể thao

Nguyên nhân dẫn đến chấn thương đầu gối khi đá bóng

Tình trạng đau một bên đầu gối hoặc đau cả hai đầu gối khi đá bóng có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới .Dưới đây là 8 nguyên nhân phổ biến

Căng cơ

Nếu bạn không khởi động kỹ các khớp chân, gối trước khi đá bóng, tình trạng căng cơ hoàn toàn có thể xảy ra do cơ thể bạn chưa sẵn sàng. Hoặc khi bạn vận động với cường độ quá mạnh vượt quá với khả năng bản thân. Căng cơ biểu hiện nhẹ nhất trong các loại chấn thương đầu gối nhẹ nhất khi đá bóng.

Khi bị căng cơ tùy mức độ nhưng chỉ tầm khoảng 2 – 3 ngày là bạn có thể phục hồi và trở lại luyện tập nhẹ lên cao dần để cơ thể thích nghi.

Hãy khởi động kỹ để hạn chế tối đa những chấn thương khi căng cơ
Hãy khởi động kỹ để hạn chế tối đa những chấn thương khi căng cơ

Bong gân gây đau đầu gối khi đá bóng

Bong gân gây đau đầu gối sau khi đá bóng là loại chấn thương phổ biến đối với những người yêu thể thao, vận động mạnh, trong đó đặc biệt là bóng đá. Nguyên nhân dẫn đến tổn thương là do gân ở đầu gối đã bị kéo giãn tối đa, quá biên độ khớp gối.

Va chạm mạnh, đầu gối đã bị kéo giãn tối đa sẽ gây ra bong gân đầu gốiVa chạm mạnh, đầu gối đã bị kéo giãn tối đa sẽ gây ra bong gân đầu gối
Va chạm mạnh, đầu gối đã bị kéo giãn tối đa sẽ gây ra bong gân đầu gối

Biểu hiện của bong gân là: đầu gối bị đau, sưng, có vết bầm tím,… Người bị bong gân có thể bị từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng. Triệu chứng căng cơ thường gặp là: Đau, nhói, cử động chân yếu và bạn sẽ khó khăn khi sử dụng các khớp bị bong gân.

Tùy vào chấn thương nặng/nhẹ và cơ địa, độ tuổi, thời gian phục hồi sẽ khác nhau, trong đó:

  • 4-6 tuần để phục hồi đối với chấn thương bong gân nhẹ.
  • 6-8 tuần là thời gian phục hồi bong gân cấp độ 2.
  • Trường hợp bong gân nặng, bạn cần đi khám và điều trị tích cực mới có thể phục hồi hoàn toàn, thời gian có thể lên tới 12 tuần.

Rách dây chằng chéo trước

Dây chằng chéo trước là phần kết nối giữa xương đùi và xương ống quyển. Dây chằng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định cho đầu gối. Việc xảy ra chấn thương do rách dây chằng có thể đến từ các nguyên nhân sau: đổi hướng đột ngột, thay đổi tốc đột ngột, tiếp đất không đúng kỹ thuật…

Bảo vệ dây chằng chéo khi chơi thể thao để đảm bảo an toàn cho bản thân
Bảo vệ dây chằng chéo khi chơi thể thao để đảm bảo an toàn cho bản thân

Khi đầu gối bị đau nhức, khả năng cao bạn bị rách dây chằng. Khi bước đi đã cảm thấy đau nhói, không thể tiếp tục chạy trong trận đấu được nữa.

Nếu bạn bị giãn dây chằng, thời gian phục hồi sẽ mất tầm 1 – 2 tháng và sẽ có thể dễ tái phát. Tuy nhiên khi bị rách dây chằng chéo trước, có thể phải mất từ 7 – 9 tháng bạn có thể cần đến nạng hoặc nẹp cố định đầu gối mới có thể thực hiện các hoạt động đi lại hàng ngày bình thường. Và tầm 1 năm mới có thể chơi thể thao lại nhưng sẽ không còn giữ được phong độ như xưa.

Đứt dây chằng chéo khả năng bạn sẽ không được đá bóng trong thời gian dài
Đứt dây chằng chéo khả năng bạn sẽ không được đá bóng trong thời gian dài

Tổn thương dây chằng giữa gối

Dây chằng giữa gối là sự kết nối từ mặt trong ở đầu trên xương cẳng chân tới mặt trong của đầu dưới xương đùi. Các chấn thương từ dây chằng như rách, giãn, đứt dây chằng được đánh giá là chấn thương nghiêm trọng khiến bạn cảm giác đầu gối đau khi co duỗi, xuất hiện vết bầm tím, sưng…

Nguyên nhân chấn thương dây chằng là do sức ép lớn, nhanh và mạnh tác động trực tiếp vào mặt ngoài khớp gối khiến dây chằng giữa bị kéo giãn quá biên độ. Tùy vào mức độ chấn thương, thời gian phục hồi khi dây chằng bị tổn thương có thể tầm 1 – 2 tháng đến 1 năm mới có thể chơi thể thao lại bình thường.

Đứt dây chằng chéo khả năng bạn sẽ không được đá bóng trong thời gian dài
Đứt dây chằng chéo khả năng bạn sẽ không được đá bóng trong thời gian dài

Tổn thương dây chằng chéo sau

Dây chằng sau đầu gối là dây chằng khỏe nhất nên sẽ không thường xảy tổn thương tại bộ phận này. Do đó, khi bị chấn thương ở đây tức là phải có một lực tác động rất lớn mới có thể gây tổn thương. Thêm nữa, nếu bạn bị ngã khuỵu gối do xoắn chân đột ngột sẽ làm rách dây chằng chéo sau.

Về các biểu hiện và thời gian phục hồi sẽ tương tự như dây chằng chéo trước, giữa. Do đó bạn cần có ý thức bảo vệ đầu gối khi chơi thể thao.

Sự chuyển hướng khớp và gối chân đột ngột sẽ gây ra tổn thương đầu gối
Sự chuyển hướng khớp và gối chân đột ngột sẽ gây ra tổn thương đầu gối

Rách sụn chêm

Sụn chêm được xem là nơi chịu lực cho xương đầu gối, khi xoay đầu gối 1 cách đột ngột hoặc bị va chạm ngoại lực mạnh có thể gây tổn thương đến phần sụn này và khiến bạn bị đau đầu gối.

Các vết rách/ tổn thương sụn chêm sẽ mất tầm 3 tháng để phục hồi. Nếu tổn thương nặng bạn được bị yêu cầu cắt bỏ phần sụn chêm và mất khoảng 3 đến 4 tuần để phục hồi dần.

Rách sụn chêm khi chơi đá bóng sẽ gây ra nhiều đau đớn
Rách sụn chêm khi chơi đá bóng sẽ gây ra nhiều đau đớn

Trật khớp gối

Khi xương đùi và xương chày của bạn bị lệch khỏi vị trí vốn có ở chân khiến cho đầu gối bị biến dạng, sưng to, tức là bạn đã bị trật khớp gối. Khi bị trật khớp gối sẽ có cảm giác rất đau dù chỉ chạm nhẹ và không phải ai cũng chịu đựng được.

Trật khớp gối là loại chấn thương nặng, nguy hiểm, có thể dẫn đến tàn phế nên cần sơ cấp cứu ngay nếu xảy ra tình huống này. Thời gian phục hồi khi bị trật khớp gối sẽ phụ thuộc vào mức độ chấn thương, được xử lý tại chỗ đúng cách, được chữa khám kịp thời tại bệnh viện,… do đó, nếu được xử lý sớm và đúng cách thì khả năng hồi phục do tổn thương càng nhanh.

Mỗi người chơi thể thao đều nên trang bị những kiến thức sơ cứu khi bị trật khớp gối
Mỗi người chơi thể thao đều nên trang bị những kiến thức sơ cứu khi bị trật khớp gối

Gãy xương

Gãy xương là loại chấn thương nghiêm trọng nhất ở đầu gối. Nguyên nhân gãy xương khi chơi thể thao có thể đến từ việc va chạm rất mạnh trên sân hoặc tiếp đất bằng đầu gối không đúng cách. Biểu hiện rõ ràng nhất là phần chân của bạn sẽ bị biến dạng rõ, đau đớn không thể cử động được. Khi bị gãy xương, bạn sẽ phải nghỉ chơi thể thao trong 1 thời gian dài để điều trị và phục hồi.

Gãy xương rất nguy hiểm đối với người chơi đá bóng
Gãy xương rất nguy hiểm đối với người chơi đá bóng

Cách chữa đau đầu gối sau khi đá bóng hiệu quả

Đối với các trận cầu hàng ngày, không thể tránh khỏi các chấn thương đầu gối, tuy nhiên các loại chấn thương nhẹ sẽ có xu hướng tự lành với một chút nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà. Do đó, khi bị chấn thương nhẹ, bạn cần:

  • Nghỉ ngơi: Nghỉ tập các môn thể thao mạnh. Nếu bạn vẫn muốn vận động, hãy lựa chọn những môn nhẹ nhàng như bơi lội, đạp xe đến khi để cơ thể phục hồi hẳn.
  • Chườm giảm đau: Việc chườm đá lạnh trong 20 – 30 phút sẽ giúp giảm sưng đau cực tốt sau hàng giờ luyện tập.
  • Sử dụng dụng cụ đai hỗ trợ tập luyện: Các loại băng, nẹp được thiết kế cố định đầu gối sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn, hạn chế những tác động lên đầu gối.

Cách phòng tránh đau đầu gối khi đá bóng

Để không bị đau đầu gối sau khi đá bóng nói riêng và đau đầu gối khi chơi thể thao nói chung hãy thực hiện:

  • Khởi động kỹ để làm nóng cơ thể trước khi vào trận.
  • Luyện tập phản xạ để cơ thể linh hoạt cho các tình huống va chạm, tranh bóng và tiếp đất đúng kỹ thuật.
  • Sau khi buổi tập hãy thực hiện các động tác giãn cơ nhẹ nhàng 10 – 15 phút trước khi ra về.
  • Mặc trang phục phù hợp đối với từng loại thể thao, đặc biệt là giày đá bóng. Thêm nữa, bạn có thể đeo gối đỡ, băng đai để bảo vệ đầu gối và khớp gối khi đá bóng.
Giày Bóng Đá Nam Akka Speed 2 FG Xám Cam
Giày Bóng Đá Nam Akka Speed 2 FG Xám Cam
  • Hãy chơi vừa sức với cơ thể, khi cảm thấy mệt mỏi, xuống sức hãy xin nghỉ ngay lập tức.
  • Luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể để tránh chuột rút, mất nước
  • Có chế độ ăn uống dinh dưỡng phù hợp cho người chơi thể thao cường độ mạnh, đặc biệt là đá bóng. Những thực phẩm giàu vitamin, canxi, magie trong cá béo, rau lá xanh, sữa, hạnh nhân… sẽ rất tốt cho cơ, xương chắc khỏe.

Xem thêm:

Hy vọng những thông tin trên đây giúp cho bạn có thêm kiến thức về những nguyên nhân gây ra chấn thương đầu gối khi chơi thể thao và cách khắc phục.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang