Đau cổ chân khi chạy bộ: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

MISSKICKKhỏe đẹpĐau cổ chân khi chạy bộ: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
0
(0)

Chạy bộ là một môn thể thao được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, tình trạng đau cổ chân khi chạy bộ cũng không còn xa lạ với nhiều người. Vậy nguyên nhân do đâu và cách xử lý như nào? Hãy cùng Misskick tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Nguyên nhân dẫn đến đau cổ chân khi chạy bộ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau cổ chân khi chạy bộ và tác hại của chúng cũng rất nghiêm trọng. Một số nguyên nhân dẫn đến đau cổ chân khi chạy bộ có thể kể đến dưới đây.

Sử dụng giày sai cách hoặc không sử dụng

Một trong những nguyên nhân chính và trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng chạy bộ, làm đau cổ chân đó là không chọn giày thể thao phù hợp. Đối với môn chạy bộ, đôi giày đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình tập luyện. Giày giúp bảo vệ đôi chân trong quá trình chạy bộ và gia tăng hiệu quả tập luyện.

Đồng thời, khi bạn sử dụng giày chạy bộ sai cách cũng dẫn đến tình trạng đau cổ chân khi chạy bộ. Đó là sử dụng giày quá rộng hoặc quá chật so với kích thước chuẩn của chân.

Vì vậy, bạn cần chuẩn bị cho mình một đôi giày phù hợp, vừa vặn với bàn chân của mình. Đồng thời, tìm hiểu về cách sử dụng và luyện tập sao cho đúng để tránh dẫn đến những hậu quả không may xảy ra.

Sử dụng giày sai cách hoặc không sử dụng
Sử dụng giày sai cách hoặc không sử dụng

Không khởi động trước khi chạy

Một nguyên nhân phổ biến và thường xuyên xảy ra đối với người chạy bộ đó là không khởi động cơ thể trước khi chạy dẫn đến đau cơ, đau cổ chân. Khởi động trước khi chạy sẽ giúp cơ thể dẻo dai, lưu thông tuần hoàn máu.

Đồng thời, khởi động cơ thể làm tránh tỷ lệ đột quỵ hoặc căng cơ khi luyện tập chạy bộ vì các khớp xương được co giãn linh hoạt, ngăn chặn tình trạng chuột rút. Vì vậy, dù chạy bộ đường ngắn hay đường dài, bạn cũng nên khởi động trước khi chạy bộ khoảng 5 đến 10 phút.

Không khởi động trước khi chạy làm tăng khả năng chấn thương khi chạy
Không khởi động trước khi chạy làm tăng khả năng chấn thương khi chạy

Luyện tập không điều độ

Chạy bộ rất tốt cho cơ thể, nhất là quá trình tiêu hoá, lưu thông tuần hoàn và giảm căng thẳng, lo âu. Tạo lập thói quen chạy bộ giúp bạn giảm thiểu các suy nghĩ tiêu cực, nâng cao sức đề kháng, giảm cân và cơ thể khỏe mạnh.

Tuy nhiên, nếu bạn không luyện tập đều đặn hàng ngày thì cũng không đem lại tác dụng hiệu quả. Thậm chí, không tập luyện thường xuyên còn khiến cơ thể bạn trở nên uể oải, mệt mỏi. Ngược lại, khi bạn luyện tập, chạy bộ quá nhiều thì hệ dây chằng ở cổ chân phải làm việc quá sức, gây ra tình trạng đau nhức, co rút dẫn đến đau mỏi cổ chân.

Vì vậy, ngay từ bây giờ khi làm quen với bộ môn chạy bộ, bạn hãy lên cho bản thân kế hoạch và tạo lập nên thói quen luyện tập hàng ngày để ổn định và cân bằng cơ thể, nâng cao sức khoẻ và hoạt động của cơ bắp.

Luyện tập không điều độ dẫn đến đau cổ chân khi chạy
Luyện tập không điều độ dẫn đến đau cổ chân khi chạy

Chấn thương phần xương cổ chân

Nếu bạn đang có chấn thương hoặc bị tổn thương tại vùng cổ chân như bong gân, trật khớp thì không nên chạy bộ. Khi bạn vận động mạnh sẽ tác động tới các vết thương, làm ảnh hưởng và rất nguy hiểm đối với phần xương cổ chân.

Đồng thời, nếu bạn đã từng bị gãy hoặc bị thương nặng tại phần cổ chân thì cũng nên hạn chế việc luyện tập chạy bộ. Bởi điều đó có thể dẫn đến sự tổn thương tới cổ chân của bạn về sau.

Đau nhức chân khi chạy bộ do chấn thương phần xương cổ chân
Đau nhức chân khi chạy bộ do chấn thương phần xương cổ chân

Bị các bệnh về cổ chân

Ngoài các chấn thương tại cổ chân, bạn cũng nên hạn chế và tập luyện chạy bộ quá sức hàng ngày khi mắc các bệnh liên quan và ảnh hưởng tới cổ chân như viêm khớp, hội chứng ống cổ chân,…

Viêm khớp cổ chân và hội chứng ống cổ chân gây nên các cơn đau mãn tính tại cổ chân. Mức độ đau cổ chân sẽ càng trở nên nặng hơn khi bạn vận động nhiều như đi bộ, chạy bộ, nhảy,…

Đau nhức chân khi chạy bộ do các bệnh về xương khớp
Đau nhức chân khi chạy bộ do các bệnh về xương khớp

Do tuổi tác

Độ tuổi càng cao, sức đề kháng và hệ xương khớp của bạn sẽ ngày càng kém đi. Tình trạng thoái hóa khớp sẽ xuất hiện ở người cao tuổi với tần suất cao hơn và thường xuyên hơn so với những bạn trẻ hiện nay với nhiều triệu chứng khác nhau.

Do vậy, tình trạng đau nhức cổ chân cũng xảy ra thường xuyên và nhiều ở người cao tuổi hơn, nhất là khi vận động, luyện tập chạy bộ thì việc đau nhức xương khớp, đau nhức cổ chân cũng không còn quá xa lạ và ngạc nhiên.

Đau nhức chân khi chạy bộ do tuổi tác
Đau nhức chân khi chạy bộ do tuổi tác

Cách xử lý tình trạng đau cổ chân khi chạy bộ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau cổ chân khi chạy bộ. Vì vậy, cũng có rất nhiều cách để giải quyết tình trạng đau cổ chân. Một số cách xử lý tình trạng đau cổ chân khi chạy bộ mà bạn có thể tham khảo sau:

Nghỉ ngơi

Nếu bạn cảm thấy cổ chân không ổn, có triệu chứng của việc đau nhức, thay vì cố gắng chạy thêm thì bạn nên dừng lại quá trình luyện tập lại, tìm một ví trí thông thoáng để nghỉ ngơi.

Nghỉ ngơi khi bản thân đau cổ chân khi chạy
Nghỉ ngơi khi bản thân đau cổ chân khi chạy

Chườm lạnh

Nếu chân bạn có tình trạng đau nhức, thậm chí là sưng thì cách làm dịu và giảm đau nhanh nhất là chườm lạnh lên vết thương tại cổ chân. Tuy nhiên, bạn không nên chườm quá lạnh vì dễ gây nên bỏng lạnh.

Thay vào đó, bạn có có chườm ngắt quãng nhẹ nhàng hoặc sử dụng một chiếc khăn lạnh chườm lên cổ chân để giảm đau tạm thời.

Chườm lạnh lên vết thương tại cổ chân
Chườm lạnh lên vết thương tại cổ chân

Dùng thuốc

Nếu bạn không có kỹ năng xử lý cổ chân đau khi chạy bộ thì ngoài các cách giải quyết là nghỉ ngơi, chườm lạnh, bạn nên đến khám và nhờ bác sĩ kê đơn thuốc uống, thuốc bôi hàng ngày. Như vậy, sẽ đảm bảo về tính an toàn và phục hồi sức khoẻ tốt hơn so với sơ cứu tạm thời.

Tập phục hồi chức năng

Một số các biểu hiện, triệu chứng đau nhức cổ chân ảnh hưởng tới việc đi lại, không thể dễ dàng xử lý tạm thời. Khi đó, bạn hãy sử dụng phương pháp tập phục hồi chức năng hàng ngày để giúp chân phục hồi hoàn toàn.

Một điểm mà tập luyện phục hồi chức năng được nhiều người lựa chọn đó là bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà giúp người tập nhanh chóng phục hồi vận động. Đồng thời, bạn cần khởi động nhẹ nhàng trước khi tập phục hồi để tránh những tổn thương không nên có khi tập.

Tập phục hồi chức năng hiệu quả cho xương khớp
Tập phục hồi chức năng hiệu quả cho xương khớp

Trị liệu thần kinh cột sống

Một phương pháp nữa giúp giải quyết tình trạng đau cổ chân khi chạy đó là trị liệu thần kinh cột sống. Phương pháp này nhẹ nhàng và đơn giản giúp người tập chữa trị các bệnh về xương khớp một cách an toàn và hiệu quả.

Một lưu ý nhỏ là bạn nên lựa chọn trị liệu thần kinh sống tại phòng khám hoặc bệnh viện uy tín để đảm bảo chất lượng trị liệu và mức độ an toàn. Ở đó, các bác sĩ sẽ thực hiện nắn chỉnh bằng tay nhẹ nhàng những bài tập trị liệu.

Trị liệu thần kinh cột sống cải thiện sức khỏe
Trị liệu thần kinh cột sống cải thiện sức khỏe

Cách chạy bộ hạn chế đau bắp chân

Để tránh tình trạng đau cổ chân khi chạy, bạn cần tỉ mỉ chuẩn bị và kiểm tra giày tập và kỹ năng tập hiệu quả, phù hợp với bản thân. Dưới đây là những lưu ý cho bạn để hạn chế và khắc phục đau bắp chân khi chạy bộ.

Chọn giày chạy bộ phù hợp

Một điều bạn không thể quên khi luyện tập thể thao, nhất là chạy bộ, một môn cần sự vận động trong thời gian dài đó là lựa chọn đôi giày chạy bộ phù hợp. Trước khi tập, bạn hãy sắm cho mình một đôi giày thoải mái, size giày vừa khít với chân để không gây đau chân, bảo vệ bàn chân.

Khi mua giày, bạn nên thử giày lên chân và đi thử xung quanh cửa hàng để xem giày đã phù hợp với bản thân hay chưa? Có gây đau chân hay khó chịu khi di chuyển hay không? Có như vậy, khi luyện tập chạy bộ sẽ hạn chế được tình trạng đau cổ chân khá hiệu quả đó.

Chọn giày chạy bộ phù hợp với cơ thể
Chọn giày chạy bộ phù hợp với cơ thể

Chạy bộ thường xuyên, đều đặn

Để duy trì vóc dáng, sức khoẻ và cân bằng cơ thể, ngoài việc chạy bộ ra thì bạn cũng cần tập luyện đều đặn, thường xuyên hàng ngày để hiệu quả rõ ràng hơn. Để có thể thực hiện khả năng tập luyện đều đặn, bạn cần chuẩn bị những điều sau:

  • Lên lịch trình và kế hoạch tập luyện phù hợp hàng ngày giúp tạo lập được thói quen tích cực, rèn luyện sức bền bỉ, dẻo dai cho cơ thể. Bạn có thể giữ thói quen chạy bộ 30 phút hàng ngày và tăng thêm về sau.
  • Tự tạo cho mình thói quen cân bằng cuộc sống giữa công việc, luyện tập sức khỏe và nghỉ ngơi. Bạn không nên luyện tập quá sức hay bỏ không tập làm gián đoạn quá trình tập. Như vậy, việc luyện tập vừa không hiệu quả, vừa làm tăng khả năng chấn thương cho chân.
Chạy bộ thường xuyên, đều đặn hàng ngày
Chạy bộ thường xuyên, đều đặn hàng ngày

Khởi động kỹ trước khi chạy

Đối với luyện tập thể thao, khởi động trước khi tập và giãn cơ sau khi tập đóng vai trò rất quan trọng. Đây là giai đoạn không thể thiếu trong một quy trình tập luyện.

Việc của bạn đó là giãn cơ trước và sau khi chạy những bài tập nhẹ nhàng để làm nóng và thả lỏng cơ thể. Có như vậy mới hạn chế được những chấn thương không may khi chạy bộ, đồng thời giảm tình trạng đau nhức cổ chân và chuột rút.

Khởi động kỹ trước khi chạy
Khởi động kỹ trước khi chạy

Bổ sung đủ nước trước khi chạy

Khi chạy bộ, cơ thể bạn rất dễ mất nước do hoạt động nhiều. Vì vậy, bạn nên mang theo bình nước khi chạy bộ để bổ sung đủ nước giúp cơ thể tỉnh táo, hạn chế mất nước và tình trạng mất sức, chấn thương khi chạy bộ.

Đồng thời, bạn cần nạp đủ năng lượng trước khi chạy. Không nên để chiếc bụng đói khi chạy, cơ thể sẽ mất sức ảnh hưởng tới chất lượng cả quá trình luyện tập. Vì vậy, trước khi chạy bộ, bạn cần bổ sung đầy đủ nước và đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.

Bổ sung đủ nước trước khi chạy
Bổ sung đủ nước trước khi chạy

Bổ sung canxi cho cơ thể

Bổ sung canxi đầy đủ giúp cơ thể khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng và phát năng phát triển xương khớp. Bổ sung canxi cho cơ thể khi luyện tập chạy bộ rất quan trọng. Canxi kết hợp chế độ luyện tập giúp quá trình luyện tập hiệu quả hơn.

Bạn có thể bổ sung canxi cho cơ thể bằng cách ăn các thực phẩm lành mạnh cung cấp canxi như các loại đậu, trứng, cá hồi, sữa,… hoặc có thể bổ sung canxi bằng viên uống hàng ngày.

Bổ sung canxi cho cơ thể hàng ngày
Bổ sung canxi cho cơ thể hàng ngày

Xem thêm:

Bài viết là những chia sẻ về nguyên nhân gây đau cổ chân khi chạy bộ và cách xử lý, giải quyết tình trạng đau nhức cổ chân khi chạy bộ. Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn học hỏi thêm nhiều kiến thức trong cuộc sống hơn.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết liên quan