Kem ủ tóc là một trong những item làm đẹp được các chị em vô cùng yêu thích để sở hữu mái tóc óng ả, suôn mượt. Nhiều người vẫn còn thắc mắc kem ủ tóc là gì? Hãy cùng MISSKICK tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
Kem ủ tóc là gì? Vì sao bạn cần ủ tóc?
Kem ủ tóc là một sản phẩm chăm sóc tóc với kết cấu đặc, được sử dụng sau bước dầu xả để tăng cường độ ẩm cho tóc. Từ đó, hạn chế tình trạng tóc gãy rụng, xơ rối, đem đến cho chị em mái tóc chắc khỏe và suôn mượt suốt ngày dài.
Các thành phần có trong kem ủ tóc
Thành phần chính trong kem ủ tóc sẽ là các dưỡng chất với công dụng dưỡng ẩm chuyên sâu như collagen và protein giúp hạn chế đứt gãy tóc. Keratin hỗ trợ phục hồi tóc hư tổn và keravis tăng độ đàn hồi, bảo vệ tóc khỏi các tác nhân nhiệt.
Bên cạnh đó, một số loại kem ủ tóc còn chứa các thành phần cấp ẩm từ thiên nhiên như dầu argan, dầu olive, dầu hạnh nhân, dầu jojoba tạo độ bóng bẩy, rạng rỡ cho mái tóc.
Những tiêu chí lựa chọn kem ủ tóc
Chất tóc
Bạn nên căn cứ vào chất tóc của mình khi lựa chọn kem ủ tóc. Đối với chất tóc mỏng, ưu tiên những loại có kết cấu dày, đặc để cấp chuyên sâu. Với những mái tóc dày, cứng, nên lựa những kem ủ tóc kết cấu mỏng, nhẹ để tránh gây nặng đầu, bí bách.
Thành phần
Thành phần trong kem ủ tóc cũng vô cùng quan trọng. Nếu bạn yêu thích những loại kem ủ tóc với chức năng phục hồi, hãy ưu tiên tìm kiếm thành phần keratin và collagen. Với những nàng yêu thích vẻ bóng khỏe, hãy xem xét những sản phẩm chứa nhiều keravis.
Mùi hương
Vì kem ủ tóc được ủ ở trong tóc thời gian khá lâu nên việc lưu lại mùi hương cũng là khía cạnh đáng cân nhắc. Các nàng hãy dựa vào sở thích cá nhân để lựa chọn những hương thơm thích hợp với cá tính của mình nhé!
Cách sử dụng kem ủ tóc
Gội sạch đầu
Ở bước này, các nàng hãy chú ý sử dụng những dầu gội dịu nhẹ, không nên chứa quá nhiều sulfate vì sẽ gây khô da đầu dẫn đến hiện tượng tóc xơ xác, gãy rụng.
Bôi kem ủ
Thực hiện bôi kem ủ từ phần ngọn tóc và tiếp tục dần lên chân tóc. Tránh bôi kem sát chân tóc vì dễ gây gàu, ngứa.
Thời gian chờ ủ tóc
Trong quá trình chờ ủ tóc, bạn có thể thực hiện những bước vệ sinh cá nhân khác. Thời gian ủ tóc sẽ kéo dài trong khoảng 10 – 15 phút để kem ủ phát huy tối đa công dụng.
Xả sạch tóc
Tiến hành xả tóc bằng nước lạnh, hạn chế sử dụng nước nóng vì sẽ làm mất độ ẩm tự nhiên của tóc. Không nên xả quá kỹ sẽ làm trôi hết dưỡng chất của kem ủ tóc.
Làm khô tóc
Lau khô tóc nhẹ nhàng bằng cách thấm khăn lên từng phần tóc. Không vò tóc vì sẽ gây gãy rụng, đứt gãy sợi tóc.
Lưu ý khi sử dụng kem ủ tóc
Sau đây là một số lưu ý cho những bạn mong muốn sử dụng kem ủ tóc:
- Không nên sử dụng kem ủ quá thường xuyên vì sẽ khiến tóc dễ bết, kém thẩm mỹ. Trước khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia đối với những mái tóc cực kỳ yếu.
- Tránh sử dụng kem ủ tóc hằng ngày để thay thế kem xả vì công dụng của 2 sản phẩm là khác nhau. Chăm chỉ sử dụng trong thời gian dài để thấy kết quả ấn tượng.
Sự khác biệt giữa kem ủ tóc và dầu xả
Đều là những sản phẩm chuyên dụng chăm sóc tóc nhưng kem ủ tóc và dầu xả thực sự rất khác biệt đấy:
- Kết cấu: Kem ủ tóc sẽ có kết cấu đặc và dày hơn so với dầu xả. Do đó, chúng có công dụng cấp ẩm chuyên sâu hơn.
- Thời gian sử dụng: Nếu bạn chỉ cần 5 – 7 phút để dầu xả thấm vào tóc thì với kem ủ tóc, bạn cần đợi trong vòng 10 – 15 phút rồi mới được xả tóc.
- Tác dụng: Như đã đề cập, thành phần của kem ủ tóc chứa nhiều dưỡng chất với hàm lượng cao hơn nên sẽ có tác dụng mạnh mẽ hơn trong việc phục hồi và dưỡng tóc.
- Mật độ sử dụng: Bạn có thể sử dụng dầu xả hằng ngày nhưng chỉ nên sử dụng kem ủ tóc từ 1 – 2 lần mỗi tuần.
- Giá bán: Các loại kem ủ tóc thường sẽ có giá thành cao hơn so với dầu xả thông thường do công nghệ sản xuất những loại kem ủ này thường hiện đại và tân tiến hơn.
Xem thêm:
- Tham khảo những kiểu tóc xinh cho ngày back-to-school
- Khi chọn mua tóc giả, con gái nên lưu ý điều này
- Những màu tóc nhuộm xinh lung linh mà không phải tẩy tóc
Trên đây là lời giải đáp cho những ai còn thắc mắc kem ủ tóc là gì? Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích và thú vị!