Dây kháng lực là dụng cụ không còn quá xa lạ đối với những người chuyên tập thể hình (gym), tuy nhiên cách chọn mua còn khá mơ hồ đối với những người mới bắt đầu. Hãy cùng Misskick tìm hiểu cách chọn mua dây kháng lực tập gym cho nam qua bài viết sau đây nhé!
Nội dung bài viết
Dây kháng lực tập gym là gì?
Dây cao su tập gym hay dây kháng lực, dây thun tập squat là tên gọi chung của loại dụng cụ này. Dây kháng lực được lấy cảm hứng từ đặc tính đàn hồi của cao su, sợi dây đàn hồi không chỉ giúp người tập thể dục duy trì tình trạng cơ thể ổn định mà còn hỗ trợ khả năng tác động các dụng cụ khác (ví dụ như tạ tay).
Người tập gym sẽ có nhiều kiểu tập khác nhau, có người chỉ đơn giản là muốn tăng cường sức khỏe, có người muốn cải thiện vóc dáng và có người muốn tham gia các cuộc thi thể hình nên từ đó có rất nhiều kiểu tập thể hình như nâng tạ, hít đất, kéo xà, tập trong nhà, chạy ngoài trời và nhiều phương pháp khác. Tùy theo mục tiêu tập luyện mà người tập có thể chọn cho mình như công cụ hỗ trợ khác nhau.
Lúc này, dụng cụ tập thể hình đóng vai trò quan trọng giúp người tập đạt được nhiều mục đích khác nhau và dây chun là dụng cụ phổ biến cho các bài tập này. Dây đàn hồi hỗ trợ người tập thể dục tác động nhiều hơn vào các bộ phận khác nhau của cơ thể, đối với nam thường sử dụng dây để tăng độ “tryhard” cho bài tập của mình.
Phân loại dây kháng lực tập gym
Phân loại theo hình dáng dụng cụ
Hai loại dây thường có trong phòng tập là dây thông thường (chỉ có dây thun) và loại dây có tay cầm. Dựa trên cấu trúc này, dây thun có thể được sử dụng cho nhiều bài tập khác nhau.
Ví dụ, loại dây có tay cầm thường được sử dụng trong các bài tập tay, vai, thân trên,… trong khi loại dây thông thường chỉ được sử dụng trong các bài tập cho thân dưới như bài tập chân, gân kheo, cơ mông. Người mới bắt đầu có thể tìm cách thiết lập dây phù hợp với hình thức tập của riêng bạn.
Phân loại theo lực tác động của dụng cụ
Giống như các loại tạ để phù hợp với nhiều người sử dụng, dây tập thể dục cũng có nhiều mức độ co giãn khác nhau. Dây thường được chia thành 5 hoặc 6 khung từ nhỏ nhất 8 – 12 LB đến lớn nhất 85 – 230 LB.
Khung lực cản càng cao thì lực tác động lên nhóm cơ trên cơ thể càng lớn, dây càng dày thì tính kháng lực càng mạnh. Vì vậy, khi mới bắt đầu làm quen với dây bạn không nhất thiết phải chọn những loại dây có lực đàn hồi lớn điều quan trọng bạn phải chọn được mức độ phù hợp với bạn thân cũng như cường độ luyện tập của mình.
Cách chọn kích thước dây kháng lực phù hợp
Nếu bạn chưa tìm ra cách chọn dây có kích thước phù hợp thì đừng lo lắng MISSKICK sẽ chỉ cho bạn. Mặc dù dây kháng lực có nhiều kiểu dáng và kích cỡ khác nhau nhưng để bạn làm quen với việc rèn luyện, hãy chú ý đến 2 yếu tố chính “công dụng” và “mức độ kháng lực”.
Với công dụng thì loại dây này dùng để tập cho nhóm cơ nào, thân trên hay thân dưới, điều này khá quan trọng bởi nếu sử dụng sai mục đích sẽ khiến bạn gặp những chấn thương không đáng có.
Mức kháng lực thường được khắc trên mỗi dây, bạn có thể thay đổi mức kháng cự trên cùng một dây nhờ vào đặc tính đàn hồi nhưng tốt nhất đối với người mới bắt đầu, bạn nên mua các dây kháng lực từ cùng một dòng nhưng có độ nặng khác nhau. Bằng cách này bạn có thể dễ dàng tăng giảm độ khó của bài tập và phù hợp với các công cụ hỗ trợ khác nhau.
Xem thêm:
- 10 bài tập mông với dây kháng lực hiệu quả tại nhà
- 5 bài tập bụng với dây kháng lực để lấy lại thân hình thon gọn
- 10 bài tập vai với dây kháng lực cực hiệu quả giúp vai săn chắc
Trên đây là tất cả những thông tin cần biết về dây kháng lực tập gym. MISSKICK hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về dụng cụ tập phổ biến này, chúc các bạn tập luyện hiệu quả, năng suất cao, nhanh chóng đạt được mục tiêu. Hãy chia sẻ để bài viết được nhiều người biết đến hơn nhé.