Khi tìm kiếm sản phẩm giày thể thao trên các trang web bán hàng, bạn sẽ thấy cụm từ giày running và giày training xuất hiện khá nhiều. Vậy giày training là gì, giày running là gì và sự khác biệt giữa hai loại giày này như thế nào? Cùng Misskick theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm nhé!
Nội dung bài viết
Giày running là gì?
Giày running (hay giày chạy bộ) là loại giày được thiết kế dành riêng cho mục đích chạy bộ. Đặc điểm nhận dạng của giày chạy bộ phần gót và mũi chênh lệch khá lớn và được tích hợp thêm những công nghệ hỗ trợ nhằm giúp người mang cảm thấy thoải mái để chạy bộ trong thời gian dài.
Mỗi thương hiệu thể thao đều sở hữu những công nghệ độc quyền trên dòng giày running của mình, ví dụ như công nghệ vải dệt Primeknit, Boost, Torsion System của adidas, công nghệ Flyknit, Nike React của Nike,…
Giày running sẽ phù hợp cho các hoạt động đi bộ, chạy bộ trên máy chạy bộ hoặc ngoài trời hoặc các hoạt động thể thao khác.
Giày training là gì?
Trong khi giày running chỉ phục vụ cho mục đích chạy bộ thì giày training (hay còn được gọi là giày tập luyện) sẽ phục vụ cho nhiều hoạt động hơn như tăng tốc, giảm tốc hoặc thay đổi hướng đột ngột.
Giày training sẽ có thiết kế đế phẳng, phần mũi và phần gót không quá chênh lệch như giày running. Giày training có thể nói là một đôi giày tất cả – trong – một (all in one) bởi vì bạn có thể sử dụng giày training cho nhiều hoạt động tập luyện khác nhau như tập gym cường độ cao, tập tạ, chạy bộ cự ly ngắn,…
Tùy theo tính chất của mỗi hoạt động mà bạn có thể chọn loại giày training phù hợp như sau:
- Tập gym cường độ cao hoặc các hoạt động tập luyện ngoài trời: Hãy chọn giày có phần đệm gót để có thể chịu lực cho những cú va chạm mạnh.
- Nâng tạ: Chọn giày có hỗ trợ gót chân để thực hiện các động tác đứng lên ngồi xuống dễ dàng.
- Strength training (tập thể lực): Chọn giày có bề rộng để có thêm không gian cho ngón chân cái, từ đó đứng vững hơn để tập trung tập thể lực hiệu quả.
- Agility training (tập linh hoạt): Chọn giày có những đế rãnh góp phần tăng lực kéo trong khi chuyển động.
- Chạy bộ cự ly ngắn: Bạn hoàn toàn có thể sử dụng giày training để chạy bộ cự ly dưới 5km. Đối với cự ly dài trên 5km thì tốt nhất nên sử dụng giày running vì giày running có khả năng hấp thụ sốc tốt hơn.
Sự khác nhau giữa giày running và training
Khác nhau về tính năng và công dụng
Ngay từ cái tên của chúng, bạn có thể phân biệt được công dụng và tính năng của từng loại giày: giày running chỉ chuyên dùng để chạy bộ còn giày training thì dùng cho nhiều hoạt động tập luyện như gym, working, fitness, yoga,… (trừ chạy bộ, leo núi, chơi golf, chơi đá bóng).
Sở dĩ có sự khác biệt như trên là do tính chất của mỗi hoạt động không giống nhau. Chạy bộ là quá trình cơ thể chuyển động theo trục thẳng, hướng về một phía và không có nhiều các chuyển động phức tạp. Còn việc tập luyện gym, fitness, zumba,.. đồi hỏi cơ thể phải di chuyển linh hoạt hơn và di chuyển theo nhiều phương khác nhau (phương ngang, phương dọc, phương xéo, quay vòng,…).
Khác nhau về thiết kế
Phần đế giày
Đế giày của giày training thường có nhiều miếng cao su ở hai bên để giúp giày bám sân tốt hơn trong khi đó giày running thì chỉ có phần cao su ở mũi và gót bởi vì chạy bộ thường chuyển động thẳng về phía trước.
Phần thân giày
Phần thân giày training sử dụng nguyên liệu cứng hơn để đảm bảo phần chân được cố định khi di chuyển theo nhiều hướng. Trong khi đó, giày chạy bộ sẽ được lược bỏ nhiều chi tiết nhỏ để giảm trọng lượng cho giày nhằm tối ưu cho việc chạy bộ.
Trọng lượng giày
Trọng lượng giày running nhìn chung sẽ nhẹ hơn giày training. Lý do bởi vì giày running phục vụ cho nhu cầu chạy bộ trong khoảng thời gian dài, trọng lượng giày nhẹ chạy sẽ dễ dàng hơn. Còn giày training có trọng lượng nặng sẽ giúp tăng độ bền và kiểm soát hoạt động tốt hơn.
Tác hại khi sử dụng giày running, training sai mục đích
Mỗi loại giày sinh ra đều được thiết kế sử dụng cho những mục đích khác nhau. Vì vậy, nếu bạn sử dụng giày sai mục đích sẽ gây những hậu quả khôn lường.
- Không thoải mái: Chọn giày sai mục đích sẽ làm chân bị đau, phồng rộp, mang đến cảm giác không thoải mái khi tập luyện.
- Giảm hiệu suất: Mang không đúng loại giày sẽ khiến giảm hiệu suất tập luyện của bạn vì không được hỗ trợ các tính năng cần thiết cho từng hoạt động đặc trưng.
- Gây chấn thương: Nghiêm trọng hơn, việc sử dụng giày sai mục đích còn khiến bạn dễ gặp chấn thương nếu không may mắc lỗi trong quá trình tập luyện.
Xem thêm:
- Giày tennis có chạy bộ được không? Có khác giày chạy không?
- Cách chọn size giày chạy bộ chi tiết và đúng chuẩn nhất
- Nên lựa giày chạy bộ theo tiêu chí nào? 7 cách chọn giày chạy bộ
Việc hiểu rõ đặc điểm và mục đích sử dụng của giày running và training sẽ giúp bạn lựa chọn loại giày phù hợp cho hoạt động thể thao của mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này. Cùng theo dõi nhiều bài viết hay ho khác tại MISSKICK nhé!