Cách khắc phục và phòng tránh đau cổ chân khi đá bóng

MISSKICKKhỏe đẹpChăm sóc cơ thểCách khắc phục và phòng tránh đau cổ chân khi đá bóng
0
(0)

Bóng đá là một trong những môn thể thao được yêu thích trên toàn thế giới. Vậy khi đá bóng bạn sẽ không tránh khỏi những tổn thương. Bài viết này Misskick sẽ chỉ cho bạn cách khắc phục và phòng tránh đau cổ chân khi đá bóng.

Tìm hiểu về đau cổ chân khi đá bóng

Cổ chân gồm 3 xương: Fibula, talus và tibia bao quanh bởi một hệ thống dây chằng dày đặc có nhiệm vụ giúp chân vững chắc và thăng bằng trong quá trình cơ thể vận động.

Đau cổ chân khi đá bóng là chấn thương do bất cẩn hoặc tiếp đất không đúng kỹ thuật trong quá trình thi đấu và luyện tập. Nếu được điều trị kịp thời, cổ chân này sẽ nhanh chóng được hồi phục. Tuy nhiên, nó cũng để lại hậu quả nếu điều trị không đúng cách.

Tìm hiểu về đau cổ chân khi đá bóng
Tìm hiểu về đau cổ chân khi đá bóng

Nguyên nhân bị đau cổ chân khi đá bóng

Đau khớp cổ chân do nguyên nhân chủ quan

Việc khởi động trước khi luyện tập và thi đấu bất kỳ một môn thể thao nào là bắt buộc. Đặc biệt là những trường hợp tập luyện với cường độ cao và chạy trong thời gian dài như bóng đá.

Nếu người chơi khởi động không kỹ, hệ thống gân sẽ không thích ứng được với tần suất và mức độ vận động của cơ thể. Vì vậy, nó sẽ gây ra tình trạng chấn thương trong quá trình chạy.

Ngoài ra, tiếp đất bằng chân không đúng kỹ thuật cũng sẽ khiến khớp cổ chân bị chấn thương trong quá trình thi đấu.

Đau khớp cổ chân do nguyên nhân chủ quan
Đau khớp cổ chân do nguyên nhân chủ quan

Đau khớp cổ chân do nguyên nhân bệnh lý

Bóng đá là một bộ môn thể thao phổ biến của rất nhiều người, kể cả nam giới và phụ nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có sức khoẻ để chơi môn thể thao này.

Với những người mắc một số bệnh lý như: Gout, viêm khớp, chân dẹt, đau nhức xương,… thì nên hạn chế chơi với cường độ mạnh vì rất dễ gây ra chấn thương khớp cổ chân.

Đau khớp cổ chân do nguyên nhân bệnh lý
Đau khớp cổ chân do nguyên nhân bệnh lý

Một số chấn thương cổ chân khi đá bóng

Bong gân thể nhẹ: Mức độ đau khớp cổ chân vừa phải, người bị bong gân nhẹ vẫn có thể đi lại bình thường. Sau 4 – 6 tuần, tình trạng đau cổ chân sẽ hết.

Bong gân thể trung bình: Tình trạng chấn thương này có thể xuất hiện các vết bầm tím hoặc sưng tấy nên bạn hạn chế việc đi lại. Thời gian hồi phục từ 4 – 8 tuần.

Bong gân thể nặng: Đây là tình trạng nguy hiểm vì dây chằng lúc này đã bị đứt hoàn toàn. Bạn sẽ thấy chân đau nhức dữ dội và không thể đi lại được. Trường hợp này người bệnh phải điều trị theo phác đồ của bác sĩ khoảng 12 tuần mới có thể bình phục.

Một số chấn thương cổ chân khi đá bóng
Một số chấn thương cổ chân khi đá bóng

Cách khắc phục bị đau khớp cổ chân hiệu quả

Thực hiện các biện pháp sơ cứu

Khi bị đau khớp cổ chân, đầu tiên bạn phải thực hiện các biện pháp sơ cứu như:

  • Chườm lạnh: Chườm đá lạnh lên vùng khớp cổ chân bị chấn thương trong khoảng từ 10 – 15 phút sẽ làm giảm cơn đau nhức nhanh chóng.
  • Hạn chế vận động: Hạn chế vận động khi khớp cổ chân bị tổn thương sẽ giúp hạn chế tình trạng nặng hơn bởi các tác động bên ngoài đồng thời rút ngắn thời gian bình phục.
Thực hiện các biện pháp sơ cứu
Thực hiện các biện pháp sơ cứu

Gặp bác sĩ

Nếu chấn thương khớp cổ chân nặng, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đồng thời lúc này bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị theo từng giai đoạn và hướng dẫn các bài tập trị liệu vật lý giúp chấn thương được hồi phục nhanh hơn.

Gặp bác sĩ
Gặp bác sĩ

Phòng tránh nguy hiểm cho cổ chân khi chơi đá bóng

  • Luôn khởi động trước khi tập: Luyện tập trước khi tập luyện hay thi đấu là điều bắt buộc. Khi khởi động, cơ thể sẽ được bổ sung oxy từ từ để khi máu đến các gân và dây chằng sẽ trở nên đàn hồi hơn, từ đó giảm chấn thương đến mức đáng kể.
  • Chọn giày phù hợp: Việc lựa chọn giày đá bóng tốt và phù hợp là vô cùng cần thiết bởi nó sẽ giúp bảo vệ bàn chân và cổ chân, nhất là với những môn dùng toàn lực vào chân như bóng đá.
  • Hạn chế luyện tập quá sức: Luyện tập với cường độ hợp lý sẽ giúp cơ thể bạn dần thích ứng từ từ. Tránh luyện tập quá sức dễ gây nên tình trạng mệt mỏi và chấn thương.
  • Hạn chế những tình huống tranh chấp nguy hiểm: Trong các trận đấu, tranh chấp bóng là điều thường xuyên xảy ra. Với những trận tập luyện hoặc trận bóng không quan trọng thì bạn nên hạn chế các tình huống nguy hiểm để giảm thiểu chấn thương.
Phòng tránh nguy hiểm cho cổ chân khi chơi đá bóng
Phòng tránh nguy hiểm cho cổ chân khi chơi đá bóng

Xem thêm:

Trên đây là cách khắc phục và phòng tránh đau cổ chân khi đá bóng. Hi vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn biết được cách tự bảo vệ đôi chân của mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. 

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Đào Huy Đông
Đào Huy Đông
Chào các bạn, mình là Huy Đông. Một chàng trai đam mê sáng tạo và luôn tìm kiếm những điều mới lạ. Mình đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực content và thiết kế, đặc biệt là tại misskick.vn. Mình mong muốn được chia sẻ những kiến thức và góc nhìn của mình thông qua những bài viết hữu ích, giúp các bạn nữ trở nên tự tin và xinh đẹp hơn.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài viết liên quan