Cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ an toàn, tránh bị ngộ độc thủy ngân

MISSKICKKhỏe đẹpChăm sóc cơ thểCách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ an toàn, tránh bị ngộ độc thủy ngân
0
(0)

Nhiệt kế thuỷ ngân là một vật dụng mà nhà nhà đều có, nó giúp cho chúng ta theo dõi nhiệt độ một cách chính xác và hiệu quả. Nhưng khá ít người biết mức độ nguy hiểm kinh hoàng của phần thuỷ ngân phía bên trong nhiệt kế, nên misskick hôm nay sẽ mách cho bạn cách xử lý khi nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ để bạn có thể đảm bảo an toàn cho gia đình bạn.

Thủy ngân là gì?

Thuỷ ngân là một kim loại nguy hiểm, là một kim loại nặng, có tên hoá học là HG. Thuỷ ngân có nhiệt độ nóng chảy khá thấp khoảng 38,9oC và sôi ở 357oC, thuỷ ngân có khả năng kết hợp với nhiều loại kim loại và được xem là chất cực độc nếu được tìm thấy trong cơ thể.

Thuỷ ngân có khả năng bay hơi nếu tiếp xúc với môi trường bên ngoài và có khả năng thấm qua da. Cả hai tính chất này biến thuỷ ngân thành một chất cực nguy hiểm nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần.

Ngoài ra thì hơi thuỷ ngân còn không mùi, không màu và sẽ bay hơi nhanh hơn nếu môi trường tăng lên 10oC, nên việc giải quyết phần thuỷ ngân càng nhanh càng tốt là điều nên làm để đảm bảo tính mạng và sức khoẻ của bản thân bạn.

Thủy ngân là gì ?
Thủy ngân là gì ?

Sự nguy hiểm khi thủy ngân trong nhiệt kế bị vỡ

Khi thuỷ ngân bị tràn ra từ chiếc nhiệt kế vỡ thì nó sẽ là một mối đe doạ nếu bạn không xử lí nó ngay. Thuỷ ngân ngoài môi trường bình thường rất khó để bị phân huỷ và bay hơi liên tục, Ngoài ra thì thuỷ ngân còn có khả năng ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, ngoại biên và đồng thời nó còn ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây đột biến.

Sự ngộ độc thuỷ ngân cũng không xảy ra ngay lập tức mà theo dạng tích tụ từ từ trong cơ thể. Các nguồn ngộ độc thuỷ ngân có thể đến từ hơi thuỷ ngân, thuỷ ngân thấm qua da hay qua thực phẩm bạn tiêu thụ.

Ngoài việc gây nguy hiểm cho bản thân bạn và gia đình bạn thì việc thuỷ ngân tuồng ra môi trường cũng sẽ gây ô  nhiễm môi trường nặng vì khả năng phản ứng với hầu hết các loại kim loại của nó.

Sự nguy hiểm khi thủy ngân trong nhiệt kế bị vỡ
Sự nguy hiểm khi thủy ngân trong nhiệt kế bị vỡ

Các dấu hiệu ngộ độc thủy ngân

ngộ độc thuỷ ngân theo dạng tích tụ trong cơ thể nên bạn sẽ rất khó để nhận ra rằng mình đã bị ngộ độc thuỷ ngân, từ đó mà các biện pháp chữa trị và giải quyết lượng thuỷ ngân trong cơ thể thường được áp dụng khá trễ.

Thuỷ ngân khi được tích tụ một lượng đủ lớn trong cơ thể thì có thể gây suy hệ thần kinh và hệ thống miễn dịch. Các triệu chứng như suy thận, đạm huyết tăng nhanh, giảm clo huyết và nhiễm acid cũng là hệ luỵ của việc nhiễm độc thuỷ ngân. Ngoài ra thì người bệnh còn bị loét miệng, bỏng đường tiêu hoá và toàn thân bị tê liệt.

Nếu nạn nhân có các triệu chứng như khó thở, chuột rút, toàn thân mê sảng thì đây có thể là triệu chứng của việc ngộ độc thuỷ ngân và nó có thể gây tử vong trong vòng 24 đến 36 giờ.

Khó thở, chuột rút, toàn thân mê sảng
Khó thở, chuột rút, toàn thân mê sảng

Những điều cần tránh khi thủy ngân bị chảy ra

Nếu bạn vô tình làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân và không biết cách xử lí nhiệt kế vỡ là như thế nào thì hãy cứ bình tĩnh, việc bạn hoảng lên chỉ có thể khiến phần thuỷ ngân có thời gian để bay hơn và gây nguy hiểm hơn cho người nhà và bản thân bạn. Dưới đây sẽ là một số điều cần tránh khi xử lí thuỷ ngân bị chảy ra để tránh làm vấn đề thêm tệ.

  • Bạn không nên dùng máy hút bụi để dọn thuỷ ngân từ nhiệt kế bị vỡ vì khi này sự bay hơi của thuỷ ngân sẽ xảy ra nhanh hơn, đồng thời thì phần hơi thuỷ ngân nguy hiểm này cũng sẽ được phân tán rộng hơn. Thuỷ ngân cũng có khả năng bị hút rồi văng tứ tung trong phần chứa bụi của máy gây khó khăn trong quá trình dọn dẹp.
  • Việc dùng chổi để quét hay đẩy thuỷ ngân cũng là một việc mà bạn cần tránh vì phần chổi sẽ trây thuỷ ngân thêm rộng ra và khiến việc dọn dẹp thêm khó khăn, và việc tán rộng bề mặt của thuỷ ngân ra cũng khiến nó bay hơi tốt hơn từ đó tăng độ nguy hiểm của thuỷ ngân lên gấp nhiều lần.
  • Bạn cũng không nên đổ phần thuỷ ngân đã được dọn xuống cống hay xuống những lỗ thoát nước trong nhà vì nó sẽ khiến cho nguồn thuỷ ngân này tuồng ra môi trường và gây nguy hiểm cho người khác. Phần thuỷ ngân nên được chứa trong lọ thuỷ tinh bọc kín khí và được đánh dấu rõ ràng trước khi đem đi quăng rác.
  • Các loại quần hoặc áo bị dính thuỷ ngân trong quá trình dọn dẹp cũng nên được loại bỏ để phòng trừ hậu hoạ, nếu bạn muốn sử dụng lại chúng thì bạn nên xử lí hoá học rồi giặt thật kỹ để đảm bảo phần thuỷ ngân được loại bỏ hoàn toàn.

Lưu ý:

Trong lúc dọn phần thuỷ ngân rơi ra từ nhiệt kế bị vỡ thì bạn cũng nên đảm bảo rằng da thịt cũng như các bộ phận cơ thể của mình không tiếp xúc trực tiếp với thuỷ ngân, đồng thời thì bạn cũng nên sử dụng bao tay và khẩu trang để phòng tránh việc nhiễm độc thuỷ ngân.

Nếu bạn phát hiện các trường hợp người lớn hoặc trẻ em tiếp xúc hoặc ăn phải thuỷ ngân thì bạn nên ngay lập tức loại bỏ nguồn thuỷ ngân khỏi cơ thể của họ một cách an toàn và đưa họ đến các cơ sở y tế để theo gõi và điều trị.

Những điều cần tránh khi thủy ngân bị chảy ra
Những điều cần tránh khi thủy ngân bị chảy ra

Cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ

Việc nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ có thể xảy ra ở bất kì tình huống nào, cũng như ở bất kì nơi đâu. Vậy nên bạn hãy chuẩn bị cho mình một số kiến thức về cách xử lý khi nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ, để rồi có thể có những hành động kịp thời ngăn chặn hậu hoạ cho bản thân và gia đình.

Chuẩn bị vật dụng
Để có thể bắt đầu để dọn phần thuỷ ngân từ ống nhiệt kế vỡ thì bạn phải đảm bảo rằng mình đã chuẩn bị đủ các vật dụng sau. Những vật dụng này sẽ đảm bảo quá trình dọn dẹp của bạn được nhanh chóngan toàn.

Một số vật dụng bạn cần chuẩn bị:

  • Găng tay cao su hoặc găng tay latex có dấu đảm bảo của bộ y tế.
  • Bột lưu huỳnh, dùng để trung hoà phần thuỷ ngân.
  • Khăn giấy, khuyên dùng loại dày.
  • Bìa cứng hoặc các loại chổi gát và đồ gạt có lưỡi cao su.
  • 4-5 túi zip, túi đựng rác dày từ 4-6mm
  • Ống hút nhỏ giọt.
  • Băng keo, chổi quét mịn và kem cạo râu
  • Đèn pin cầm tay
Chuẩn bị dụng cụ
Chuẩn bị dụng cụ

Bước 1: Mang găng tay và nhặt mảnh vỡ thủy tinh

Đầu tiên bạn hãy mang găng tay vào và đảm bảo là nó đã chặt và vừa vặn với tay bạn, sau đó hay dùng tay cẩn thận nhặt các mảnh thuỷ tinh mà bạn có thể thấy bằng mắt bằng cách dùng khăn giấy lót vào phần ngón tay, dùng chính phần khăn giấy đó gói phần mảnh thuỷ tinh lại và bỏ vào túi zip rồi ghi chú “rác thuỷ ngân”.

Mang găng tay và nhặt mảnh vỡ thủy tinh
Mang găng tay và nhặt mảnh vỡ thủy tinh

Bước 2: Thu nhặt các giọt thủy ngân còn vương vãi trên sàn

Dùng giấy bìa cứng hoặc đồ gạt có lưỡi cao su để gạt gọn phần thuỷ ngân vương vãi trên sàn vào túi zip, sau đó thì dùng đèn pin soi song song với phần sàn để tìm các giọt thuỷ ngân nhỏ mà mắt thường có thể bỏ qua. Ngoài ra thì khi vỡ phần thuỷ ngân sẽ văng xa ra khỏi chỗ vỡ nên bạn cần tìm phần sàn xung quanh nơi rớt để tránh thiếu sót.

Thu nhặt các giọt thủy ngân còn vương vãi trên sàn
Thu nhặt các giọt thủy ngân còn vương vãi trên sàn

Bước 3: Dùng ống hút nhỏ giọt để hút giọt thủy ngân nhỏ

Với các giọt thuỷ ngân quá nhỏ để bạn có thể gạt thì bạn có thể dùng ống hút nhỏ giọt để hút chúng lên và đem đi xử lí. Nếu phần giọt thuỷ ngân vẫn còn quá nhỏ thì bạn có thể dùng bìa gạt chúng gần lại với nhau để tạo giọt to hơn rồi dùng ống hút để hút.

Dùng ống hút nhỏ giọt để hút giọt thủy ngân nhỏ
Dùng ống hút nhỏ giọt để hút giọt thủy ngân nhỏ

Bước 4: Dọn sạch giọt thủy ngân còn sót lại

Để phòng hờ việc sót thuỷ ngân lại thì bạn hãy dùng kem cạo râu bôi lên phần chổi quét mịn và chấm nhẹ lên sàn để nhặt sạch các hạt thuỷ ngân nhỏ li ti nếu có, điều tương tự cũng có thể được thực hiện bằng một miếng băng keo.

Dùng ống hút nhỏ giọt để hút giọt thủy ngân nhỏ
Dùng ống hút nhỏ giọt để hút giọt thủy ngân nhỏ

Bước 5: Mở thoáng khí khu vực rơi vỡ nhiệt kế

Sau tất cả các bước trên thì bạn hãy dùng bột lưu huỳnh và rải đều lên chỗ bị rơi nhiệt kế cũng như khu vực xung quanh, rồi đợi cho bột lưu huỳnh tác dụng hoàn toàn phần thuỷ ngân sót lại nếu có. Dùng chổi và quét sàn nhà như bình thường và mở cửa để thông gió, và nhớ dọn tất cả phần rác vào túi zip và ghi chú rõ ràng trước khi vứt bỏ.

Mở thoáng khí khu vực rơi vỡ nhiệt kế
Mở thoáng khí khu vực rơi vỡ nhiệt kế

Xem thêm:

Thuỷ ngân là rất nguy kiểm nhưng qua bài viết cách xử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ an toàn, tránh bị ngộ độc thủy ngân này thì misskick mong bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích cho bản thân mình. Nếu thấy bài viết nay hay thì hãy để lại cho chúng mình một like và một lượt chia sẻ nha. Cảm ơn bạn đã đọc bài

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết liên quan