Giày là vật dụng cần thiết giúp bảo vệ bàn chân của bạn. Nhưng khi bạn sử dụng trong khoảng thời gian dài có thể giày sẽ bị rách, hoặc thủng. Khi đó, bạn vẫn có thể sửa giày bị thủng, bị rách ngay tại nhà nhé! Tìm hiểu ngay cùng Misskick nhé!
Nội dung bài viết
Nguyên nhân khiến giày bị rách, bị thủng
Giày quá chật
Giày quá chật là một trong những nguyên nhân khiến giày bị rách. Khi bạn lựa chọn một đôi giày quá chật sẽ khiến vải thân giày luôn trong tình trạng bị căng, giãn. Từ đó làm mòn toàn bộ thân giày khiến cho vải nhanh hư hay sờn.

Giày chịu nhiều ma sát
Đôi giày bạn hay đi thường ngày có thể phải chịu ma sát từ bên trong ngón chân do thói quen đi giày hay đẩy ngón chân lên đầu mũi giày nhiều. Do đó, giày của bạn sẽ dễ rách các điểm chóp ngón chân.
Bên cạnh đó, các tác động từ bên ngoài như các loại giày thể thao, giày bóng đá, giày chạy bộ, quẹt xuống nền đất,… cũng khiến bị mòn vải, đế giày, lâu ngày dẫn đến rách giày thậm chí việc ma sát mạnh có thể rách giày ngay lập tức.

Vệ sinh và bảo quản giày sai cách
Một trong những nguyên nhân khiến giày của bạn dễ rách và thủng là khi giặt chà mạnh đồng thời phơi dưới nắng gắt hay sấy quá nóng cũng khiến độ bền vải bị giảm đi, vải nhanh sờn và dễ rách.

Giày quá cũ
Khi giày đã được bạn sử dụng trong thời gian dài thì khả năng tuổi thọ của giày sẽ giảm khiến cho giày bạn bị thủng.
Những vị trí trên giày dễ bị rách, bị thủng
Phần vải ở đầu ngón chân
Vị trí ngón chân phải chịu nhìu lực ma sát nhất trên thân khi bạn vận động mạnh như chơi bóng rổ, bóng đá, trượt ván đặc biệt là ngón cái, ngón út. Khi ma sát lâu với mặt đường sẽ khiến khả năng chịu lực kém đi và dễ rách.

Phần vải hai bên má giày
Khi chân của bạn rộng về bề ngang thì sẽ dễ làm phần vải ở 2 má giày giãn và căng nhiều. Từ đó, khiến vải bị mỏng, nhanh sờn hơn và dễ bị thủng, rách.

Đế giày tại vị trí ức bàn chân
Đây được coi là vị trí chịu nhiều ma sát nhất ở đế giày và dễ bị mài mòn nhất. Đặc biệt là đối với người chạy nhiều càng nhanh mòn vì đó là vị trí đáp chân và được sử dụng liên tục trong các hoạt động thể thao. Từ đó, phần đế giày này sẽ bị mòn, mất khả năng ma sát và bám đường khi di chuyển.

Phần đế cao su của giày
Đây là phần của giày mà dễ bị thủng hoặc như hại nhất bởi vì đề giày tiếp xúc trực tiếp với mặt đất và chịu nhiều tác động lực lên phần đế. Vì vậy, theo thời gian phần đế cao su của giày có khả năng bị bào mòn.

Cách sửa giày bị rách, bị thủng tại nhà
Đối với thân giày
- Dùng vải thừa hoặc sticker
Ngoài miếng dán giày thì bạn có thể sử dụng vải thừa hoặc miếng dán sticker che vào phần bị rách, bị thủng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chọn kiểu dáng sticker phù hợp với kiểu giày hiện có của bạn với kích thước vừa phải. Bạn có thể mua ở các sàn thương mại điện tử hoặc tại một cửa hàng thủ công. Các chất liệu sticker tốt để sử dụng bao gồm vải tartan, da thuộc hoặc da lộn.
- Bước 2: Bạn sử dụng miếng vải thừa có thể nhìn thấy bên ngoài nên cần lựa miếng vải cùng màu với giày và kích thước vừa vặn đủ để che vết rách.
- Bước 3: Bạn tiến hành dáng sticker lên trên phần thân giày bị thủng/ rách.

- Sáng tạo cho giày: Dùng màu vẽ lên vết rách
Một trong những cách cứu cánh đôi giày của bạn mà vẫn giúp bạn có thể sáng tạo đó chính là vẽ giày.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bạn chọn mua màu chuyên vẽ giày.
- Bước 2: Phun lớp màu lên bề mặt giày từ lớp mỏng rồi đến lớp dày.
- Bước 3: Bạn có thể vẽ những hình ảnh, kiểu họa tiết mà bạn yêu thích để che đi vết thủng của giày.

Đối với đế giày
- Dùng keo dán giày
[info] Khi sử dụng keo dán giày sẽ để lại một lớp màng trong suốt hoặc trắng đục khi khô lại. Bạn có thể cân nhắc các loại keo của hãng như: Keo Seaglue, 3M PR100, keo rồng vàng. Đồng thời, bạn cũng nên tham khảo các bài đánh giá về từng sản phẩm và mua sản phẩm phù hợp với nhu cầu và túi tiền của bạn. [/info]
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bạn có thể dùng miếng bọt biển để bôi lớp keo mỏng lên bề mặt bị rách và chất lỏng của keo sẽ bám vào sợi vải khiến chúng liên kết với nhau.
- Bước 2: Bạn có thể lặp lại bước này từ 2 – 3 lần để giày được dính keo chắc chắn.

- Dùng miếng dán giày
Một trong những cách thủ công mà bạn có thể áp dụng là dùng miếng dán giày. Miếng dán giày được thiết kế để giữ mép giày hoặc đế giày tốt hơn cũng như trông chuyên nghiệp và không bị lộ như khi dùng băng dính thông thường. Một số trường hợp, bạn may mắn tìm được một miếng dán giày cùng màu với giày của bạn sẽ khiến giày trở nên như mới.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bạn vệ sinh đế giày sạch sẽ trước khi dán giày
- Bước 2: Dùng miếng dán giày chuyên dụng dáng lên vị trí bị hư, thủng. Sau đó, bạn đợi khoảng 10 phút để miếng dán dính chặt là có thể sử dụng được giày.
Mẹo: Khi miếng dán giày bị mòn hay sờn thì bạn có thể thay thế miếng dán mới một cách dễ dàng. Bạn cần lưu ý lựa chọn miếng dán an toàn và vừa với giày, tránh trường hợp bị khó chịu không đáng có.

Cách hạn chế giày bị rách, bị thủng
Tuy vậy, phòng bệnh vẫn hơn chưa bệnh nên để đảm bảo giày không bị rách hay thủng thì bạn cần tuân thủ theo các lưu ý sau:
- Không mang tất quá mỏng vì sẽ làm giày chịu nhiều ma sát từ ngón chân.
- Không mang giày quá chật vì làm vải giày bị căng và giãn.
- Tập đạp chân đúng cách, không dùng lực đáp mạnh khi đi bộ hay chạy, dễ làm mòn đế giày.
- Dùng tất có đệm hỗ trợ
- Sử dụng miếng lót chỉnh hình bàn chân
Xem thêm:
- 7 cách tẩy nhựa đường trên giày cực hiệu quả chỉ với vài bước
- Cách phơi giày trắng không bị ố vàng đơn giản, hiệu quả bất ngờ
- 6 cách sửa giày thể thao bị tróc da màu trắng đơn giản, hiệu quả
Bài viết trên đã hướng dẫn bạn cách sửa giày bị rách, bị thủng tại nhà nhanh chóng và hiệu quả. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với những ai đang gặp phải tình trạng giày rách. Giờ thì đừng quên chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè và người thân cùng biết nhé.