Việc giặt giày đôi khi khiến bạn cảm thấy khá cực nhọc khi phải làm sạch từng chi tiết nhỏ. Tin vui cho bạn là với một số loại giày nhất định, bạn có thể làm sạch chúng bằng máy giặt mà không phải tốn thời gian giặt tay. Cùng Misskick theo dõi cách giặt giày bằng máy giặt chi tiết ngay bên dưới nhé!
Nội dung bài viết
Các loại giày có thể giặt bằng máy giặt
Máy giặt chỉ dành cho một số loại giày sneaker nhất định như các loại giày cho trẻ em, giày thể thao (giày thể thao Nike, giày thể thao Skechers,…); giày làm từ các chất liệu cotton, nylon, polyester,…
Còn với các loại giày da, giày cao gót, boot, vải satin hoặc lụa bạn không nên giặt chúng bằng máy giặt vì khi quay vắt, máy giặt có thể làm hỏng form giày.
Tốt nhất trước khi muốn giặt một đôi giày bất kỳ thì bạn nên kiểm tra kỹ thông tin nhãn mác gắn ở phía trong đôi giày để biết được nó có thể giặt bằng máy được không, có dùng được xà phòng hay thuốc tẩy không cũng như nhiệt độ, chế độ giặt như thế nào cho phù hợp nhé!
Những lưu ý cần biết trước khi giặt giày bằng máy giặt
Tháo dây buộc và đế lót
Đối với giày có dây buộc và đế lót, bạn hãy tháo chúng ra khỏi giày và để riêng vào túi giặt hoặc áo gối để giữ dây không bị rối, miếng lót không bị biến dạng. Bên cạnh đó, trên dây giày và xung quanh các lỗ xỏ dây có thể có rất nhiều bụi bẩn, do vậy việc tháo ra giặt riêng sẽ giúp máy giặt dễ dàng làm sạch chúng.
Thêm khăn
Bạn nên giặt giày cùng 1 – 2 chiếc khăn cũ to. Điều này sẽ ngăn không cho đôi giày va vào lồng máy giặt trong khi quay. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt giày thể thao của bạn trong túi lưới để bảo vệ giày.
Chọn chế độ giặt nhẹ
Bạn nên chọn chế độ giặt nhẹ với nước lạnh hoặc nước ấm để hạn chế sự phai màu, và chọn chu trình xả mạnh để loại bỏ toàn bộ xà phòng sau khi giặt. Bạn có thể chọn chế độ vắt nhẹ hoặc không vắt để tránh làm mất form giày.
Khử trùng nếu cần
Nếu bạn lo lắng vi khuẩn hoặc nấm phát triển trong giày thì bạn có thể có thể thêm chất tẩy vào đầu chu kỳ giặt. Lúc này, việc giặt bằng nước ấm sẽ có hiệu quả hơn.
Không nên dùng chức năng sấy
Bạn không nên sử dụng chế độ sấy để làm khô giày bởi nhiệt độ cao có thể làm hỏng keo của giày và có thể khiến dây buộc hoặc các khoen nhựa bị co lại.
Hãy phơi giày ở nơi thoáng gió, để chúng khô tự nhiên. Trong trường hợp cần giày khô nhanh, bạn có thể đặt giày ngay quạt và nhét một số khăn nhỏ hoặc giấy báo bên trong để giúp giày giữ được hình dạng khi khô.
Xử lý mùi hôi giày
- Nước rửa giày: Bạn có thể mua nước rửa giày ngoài cửa hàng. Nếu vẫn không có, bạn có thể thay thế bằng dung dịch nước rửa chén và nước ấm theo tỉ lệ 1:2. Bạn nhúng bàn chải vào hỗn hợp và chà nhẹ lên giày, sau đó dùng giấy lau khô là đã khử được mùi hôi khó chịu.
- Sử dụng giấm trên da: Nếu giày của bạn là giày da, thay vì sử dụng chất tẩy rửa dễ làm hỏng giày thì bạn nên dùng nước mát và giấm trắng chưng cất theo tỉ lệ 1:1. Bạn nhúng vải/khăn vào hỗn hợp, lau qua giày và để chúng khô tự nhiên là được.
- Khử mùi: Có rất nhiều cách để khử mùi hôi trên giày. Một cách điểm hình là bạn dùng bột baking soda bỏ vào trong giày và để qua đêm. Sang hôm sau, bạn rửa hoặc lau sạch phần baking soda đó là được.
Xử lý mùi hôi giày
- Nước rửa giày: Bạn có thể tự pha dung dịch để vệ sinh giày này bằng cách pha loãng 1 muỗng cà phê nước rửa chén với 2 cốc nước ấm. Bạn dùng bàn chải chà sạch giày với dung dịch đã pha. Cuối cùng, bạn lấy khăn giấy lau khô giày là được.
- Sử dụng giấm trên da: Bạn pha loãng hỗn hợp giấm với nước, sau đó nhúng một miếng vải vào hỗn hợp giấm và lau giày để khử mùi hôi.
- Khử mùi: Để khử mùi giày hiệu quả bạn có thể sử dụng baking soda quá đêm bên trong giày.
Các bước giặt giày bằng máy giặt
Vệ sinh giày trước khi đưa vào máy giặt
- Bước 1: Loại bỏ các chất bẩn bám vào giày
Trước khi cho giày vào máy giặt, bạn cần tháo dây, lót giày và làm sạch rác bẩn trên bề mặt giày. Bạn nên dùng khăn cũ lau bớt bụi, cỏ hoặc bùn bám trên giày, không cần cọ nhiều, chỉ cần lau nhẹ nhàng là được. Bạn cũng có thể gõ giày vào nhau hoặc gõ vào thùng rác để bụi bẩn rơi ra nhiều hơn.
- Bước 2: Làm sạch đế giày bằng bàn chải đánh răng và nước xà phòng ấm
Bạn pha dung dịch gồm nước ấm, xà phòng rửa chén rồi nhúng bàn chải đánh răng vào dung dịch này và chải sạch đế giày. Bạn nhớ phải chà thật mạnh để loại bỏ được hết bụi bẩn bám trên đế giày.
- Bước 3: Xả giày
Bạn hãy xịt sơ giày dưới vòi nước mạnh để loại bỏ lượng xà phòng thừa trên giày.
Tiến hành giặt và phơi giày
- Bước 1: Cho giày vào túi giặt hoặc vỏ gối
Bạn hãy cho giày vào một chiếc túi giặt (hoặc vỏ gối) đồng thời cho 1 – 2 chiếc khăn cũ to vào để tránh giày bị va đập mạnh trong khi giặt. Ngoài ra, bạn nhớ khoá miệng túi trước khi cho vào máy giặt. Nếu dùng vỏ gối, bạn có thể buộc chặt miệng vỏ gối bằng dây thun.
- Bước 2: Cài đặt và khởi động máy giặt
Đưa giày vào máy giặt và cho một lượng nước giặt vừa đủ vào khay. Bạn nên sử dụng nước giặt thay vì bột giặt để tránh tình trạng các hạt xà phòng mắc kẹt trong các ngách của giày.
Tiếp theo, bạn chọn chế độ giặt nhẹ với nước lạnh hoặc nước ấm và chọn chu trình xả mạnh để loại bỏ toàn bộ xà phòng sau khi giặt. Bạn có thể chọn chế độ vắt nhẹ hoặc không vắt để tránh làm hư giày.
- Bước 3: Lấy giày ra phơi khô
Sau khi giặt giày xong, bạn hãy lấy giày ra khỏi túi giặt và phơi khô chúng ở nơi thông thoáng và nắng không quá gắt. Để giày khô nhanh hơn và giữ được dáng giày, bạn có thể nhét vào trong giày một ít báo cũ để chúng hút bớt hơi ẩm.
Xem thêm:
- 3 cách xếp tất, vớ gọn gàng, dễ tìm cực đơn giản
- 8 cách làm khô tất nhanh chóng trong mùa mưa
- Cách vá tất rách cực đơn giản, thực hiện chỉ trong vài phút
Vừa rồi bài tin vừa chia sẻ đến bạn cách giặt giày bằng máy giặt để giày giữ được form, không sờn rách. Hy vọng bài viết sẽ đem đến nhiều thông tin hữu ích để giúp bạn giặt giày hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn. Đừng quên chia sẻ cho bạn bè, người thân cùng biết nhé!