Bị căng cơ bắp chân: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

MISSKICKKhỏe đẹpBị căng cơ bắp chân: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
0
(0)

Căng cơ bắp chân là một dạng chấn thương phổ biến khi chơi các môn thể thao cần di chuyển nhiều. Vậy nguyên nhân bị căng cơ bắp chân do đâu và bạn nên làm gì khi mắc phải chúng. Bài viết dưới đây Misskick sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về vấn đề này.

Căng cơ bắp chân là gì?

Căng cơ bắp chân là một dạng chấn thương phổ biến do hoạt động quá sức hoặc dồn lực quá mức ở các cơ bắp chân gây nên. Thông thường, cơn đau do căng cơ tại bắp chân từ nhẹ đến nặng, tùy vào mức độ tổn thương ở cơ.

Ngoài ra, căng cơ bắp chân còn được hiểu là tình trạng tổn thương cơ hoặc các gân sau khi các cơ phải chịu sự áp lực quá mức trong quá trình hoạt động hằng ngày, khi nâng các vật nặng đột ngột hoặc khi chơi thể thao và chúng có thể xảy ra ở bất kỳ cơ bắp nào.

Căng cơ bắp chân có thể xuất phát từ những chấn thương lâu ngày còn để lại, tình trạng cấp tính do hoạt động quá sức trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, các triệu chứng của căng cơ bắp chân còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương nặng hoặc nhẹ.

Căng cơ ở bắp chân
Căng cơ ở bắp chân

Nguyên nhân gây căng cơ bắp chân

Vận động quá sức

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng căng cơ bắp chân là do vận động quá sức. Khi bạn ép buộc bản thân tập luyện quá sức hoặc dồn lực quá mức ở các cơ bắp chân, điều đó sẽ khiến cho các sợi cơ sẽ bị kéo căng ra và dẫn đến tổn thương cơ bắp.

Đối với các vận động viên điền kinh, chạy tiếp sức, cầu lông,… rất dễ bị căng cơ bắp chân do thường xuyên phải tăng tốc nhanh từ vị trí đứng yên, sau đó nhanh chóng dừng chuyển động.

Do vận động quá sức dẫn đến bị căng cơ ở bắp chân
Do vận động quá sức dẫn đến bị căng cơ ở bắp chân

Hậu quả của một số loại bệnh

  • Chấn thương rách cơ hoặc viêm gân.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT).
  • Bệnh mạch máu ngoại vi (PVD).
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
  • Chế độ ăn uống bị mất cân bằng.
  • Mất nước.
  • Máu lưu thông kém.
Chấn thương rách cơ hoặc viêm gân
Chấn thương rách cơ hoặc viêm gân

Do tuổi tác

Ngoài ra, vấn đề về tuổi tác cũng là nguyên nhân gây ra căng cơ cao và thường xuyên. Đối với những người từ 30 – 50 tuổi có khả năng bị căng cơ khi hoạt động thể chất cao hơn do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể.

Một số nguyên nhân khác

  • Chế độ ăn uống bị mất cân bằng
  • Phụ thuộc vào giới tính: Theo một số nghiên cứu cho rằng nam giới sẽ dễ bị chấn thương vùng cơ ở bắp chân hơn là nữ giới do vận động nhiều và sức lực mạnh hơn phụ nữ
  • Do mất quá nhiều nước
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc
  • Máu lưu thông kém
  • Không khởi động cơ bắp kỹ trước khi hoạt động thể chất
  • Mang giày dép không phù hợp khi tập luyện
  • Thường xuyên đi giày cao gót.
Nam giới sẽ dễ bị chấn thương vùng cơ ở bắp chân hơn là nữ giới
Nam giới sẽ dễ bị chấn thương vùng cơ ở bắp chân hơn là nữ giới

Các triệu chứng của căng cơ bắp chân

Những người bị căng cơ bắp chân thường sẽ gặp phải một số triệu chứng sau đây:

Căng cơ bắp chân mức 1

Ở mức độ 1, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như: khó chịu nhẹ, vùng cơ có thể bị sưng hay đỏ lên. Tuy nhiên, sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày và các vận động khác.

Gặp các triệu chứng khó chịu nhẹ nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động
Gặp các triệu chứng khó chịu nhẹ nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động

Căng cơ bắp chân mức 2

Với mức độ 2, người bệnh sẽ cảm thấy hơi khó chịu khi hoạt động dùng đến sức chân như đi bộ và các hoạt động mạnh như: chạy, nhảy…sẽ bị hạn chế. Tùy thuộc vào từng trường hợp có thể gây sưng tấy và bầm tím.

Bị sưng hoặc bầm tím và các hoạt động có thể bị hạn chế
Bị sưng hoặc bầm tím và các hoạt động có thể bị hạn chế

Căng cơ bắp chân mức 3

Mức độ 3, là mức độ nặng nhất, chúng khiến cho người bệnh mất khả năng đi lại. Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như: co thắt cơ, sưng và đau dữ dội.

Mức độ nặng, người bệnh mất khả năng đi lại
Mức độ nặng, người bệnh mất khả năng đi lại

Cách khắc phục khi bị căng cơ bắp chân

Nghỉ ngơi

Điều quan trọng nhất khi bị căng cơ chân là người bệnh nên nghỉ ngơi để các chấn thương được hồi phục nhanh chóng.

Lưu ý: Bạn chỉ nên thực hiện những hoạt động phù hợp với khả năng của mình, nhằm hạn chế các tình trạng dẫn đến các triệu chứng của bệnh ngày càng nặng hơn.

Kéo căng cơ bắp chân

Người bệnh nên kéo căng nhẹ các cơ của bắp chân ra, vì điều này sẽ giúp ích được rất nhiều trong việc hỗ trợ điều trị.

Lưu ý: Khi kéo căng cơ, bạn nên kéo nhẹ một cách nhẹ nhàng, nếu như kéo căng quá mức điều này sẽ gây hại đến quá trình chữa trị và hồi phục. Cách hữu hiệu nhất cho việc này là bạn nên tham khảo một số cách kéo dãn bắp chân đơn giản từ bác sĩ sẽ giúp bạn mau lành bệnh hơn.

Kéo căng cơ bắp chân
Kéo căng cơ bắp chân

Chườm đá

Khi bị chấn thương, bạn nên dùng đá để chườm lên vị trí bị tổn thương ngay khi vừa mắc phải. Nếu để quá lâu, vết thương sẽ khó lành và trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, việc chườm đá cùng rất hữu ích trong việc làm dịu đi các phản ứng viêm, kích thích lưu lượng máu đến khu vực đã bị chấn thương.

Dùng đá để chườm lên vị trí bị chấn thương để làm dịu các phản ứng viêm
Dùng đá để chườm lên vị trí bị chấn thương để làm dịu các phản ứng viêm

Áp nhiệt

Nếu đang bị căng cơ chân, bạn nên làm ấm nhẹ nhàng trước khi thực hiện các hoạt động nhằm giúp cho các cơ bắp được nới lỏng.

Khi chườm nóng bắp chân, bạn nên thực hiện sau khi đã kéo giãn cơ hoặc tập thể dục.

Lưu ý: Bạn nên chườm ấm trước sau đó mới tiếp tục chườm đá sau cho chân.

Làm ấm chân trước khi hoạt động nhằm giúp cho các cơ bắp được nới lỏng
Làm ấm chân trước khi hoạt động nhằm giúp cho các cơ bắp được nới lỏng

Dùng thuốc chống viêm

Khi bạn bị căng cơ, bạn nên sử dụng các loại thuốc chống viêm như: Ibuprofen, Aleve hoặc Motrin, vì điều này sẽ giúp cho người bệnh có thể giảm bớt các cơn đau ở chân và cân bằng quá trình viêm.

Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu

Với người bệnh nặng ở mức độ 3, bạn nên trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu vì điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hồi phục bệnh.

Khi điều trị đau mỏi cơ chuyên sâu có sự kết hợp cùng dụng cụ vật lý trị liệu hỗ trợ sẽ tác động sâu vào các mô cơ, từ đó giúp người bệnh nhanh chóng bình phục, giúp giảm nhanh các cơn đau nhức và cảm thấy thoải mái hơn, tránh được các biến chứng nguy hiểm về sau do bệnh gây ra.

Trị liệu mỏi cơ theo phương pháp chuyên sâu
Trị liệu mỏi cơ theo phương pháp chuyên sâu

Trị liệu Thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng

Để các cơn đau không còn hoạt động, bạn bên kết hợp giữa trị liệu thần kinh cột sống với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để rút ngắn thời gian hồi phục bệnh và giảm nhanh các cơn đau do căng cơ một cách nhanh chóng và tận gốc.

Khi trị liệu thần kinh cột sống, các vị trí xương khớp và hệ thần kinh bị sai lệch sẽ được sửa lại về đúng vị trí. Cách này sẽ nhanh xua tan đi những cơn đau, giúp kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể.

Khi đã tiến hành trị liệu thần kinh cột sống, người bệnh tiếp tục đến bước tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Với sự hỗ trợ của máy móc, giúp thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục các vấn đề do căng cơ bắp chân xương khớp.

Trị liệu Thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng
Trị liệu Thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng

Phẫu thuật

Trong trường hợp nặng không thể chữa lành bằng các phương pháp trên, lúc này người bệnh nên phẫu thuật.

Tuy nhiên, do đây là phương pháp chuyên sâu, chi phí khá đắt và cần rất nhiều thời gian để phục hồi, quá trình chăm sóc hậu phẫu phức tạp, đặc biệt có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện phẫu thuật và theo chỉ định của bác sĩ.

Một số lưu ý giúp tránh bị căng cơ bắp chân

  • Khởi động và kéo giãn cơ bắp chân trước khi vận động
  • Sử dụng đúng các kỹ thuật khi chơi thể thao
  • Cần có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục sức lực giữa các buổi tập
  • Không cố gắng nén đau mà nên nghỉ ngơi khi thấy cơ bắp khó chịu
  • Tập kéo dãn chân và rèn luyện cơ bắp chân thường xuyên
  • Mang giày vừa vặn và thoải mái.
Mang giày vừa vặn và thoải mái
Mang giày vừa vặn và thoải mái

Xem thêm:

Trên đây là một số thông tin cơ bản về căng cơ bắp chân, một tình trạng chấn thương rất phổ biến hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích cũng như biết cách hạn chế xảy ra căng cơ khi tập thể dục.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Khương Linh
Khương Linh
Chào mọi người, mình là Khương Linh! Một chàng trai năng động và luôn tò mò khám phá những điều mới lạ. Mình đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực content và SEO, đặc biệt là tại MISSKICK. Mình mong muốn được chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình để cùng mọi người xây dựng một cộng đồng tích cực và hữu ích.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài viết liên quan