Chắc chắn không ít người dùng đã gặp trường hợp chân bị phồng, xước hay không thoải mái khi mang giày sai kích thước dẫn đến việc đau chân khi sử dụng. Xem ngay các mẹo đi giày không đau chân trong bài viết dưới đây của Misskick để tìm hiểu cách khắc phục nhé!
Nội dung bài viết
Nguyên nhân dẫn đến việc đi giày bị đau chân
Việc chọn mua giày không đơn giản là bạn chọn một đôi giày đẹp và hợp với phong cách của bạn. Đó là bởi một đôi giày phù hợp, vừa vặn sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi phải đi đường dài hoặc đi lại cả ngày. Trước khi khám phá các mẹo giúp giảm đau chân khi đi giày, cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc đi giày bị đau chân ngay nhé!
Chọn giày có thiết kế không phù hợp với bàn chân
Do mỗi bàn chân sở hữu những đặc điểm riêng, nhưng phần mũi của những loại giày có cùng kiểu dáng thường không có nhiều thay đổi giữa các size. Trường hợp các ngón chân bị dồn dép vào phần mũi giày không vừa vặn sẽ gây cảm giác đau cho người mang.
Mang giày có kích thước quá rộng hoặc quá chật
Không phải hãng nào cũng có cùng một số đo size giày như nhau, có thể bạn mang vừa size 36 ở hãng X nhưng lại mang vừa size 37 tại hãng Y. Do vậy, việc đặt giày qua mạng hoặc thử giày không kỹ có thể khiến cho ngón chân, gót chân của bạn bị đau.
Giày làm từ chất liệu cứng, thô ráp
Nhiều bạn trẻ có xu hướng thích những đôi giày lạ được làm từ chất liệu cứng, thô ráp. Nhìn bề ngoài có vẻ nổi bật nhưng khi đi lâu, chân sẽ ma sát với bề mặt vải làm trầy xước da ở vị trí tiếp xúc.
Đế giày không chắc chắn
Những người chơi thể thao thường rất quan tâm đến phần đế giày, vì đế giày quyết định đến sự thoải mái khi mang. Nếu phần đế được thiết kế thiếu độ êm ᴠà ma ѕát thì sẽ làm bàn chân bạn có cảm giác nhức mỏi khi ᴠận động.
Tác hại của việc mang giày chật
- Mất thăng bằng khi di chuyển và dễ gây té ngã.
- Lâu ngày dễ làm các ngón chân bị biến dạng dẫn đến thay đổi về cấu trúc ngón như ngón chân hình búa, ngón chân vò và gai xương bàn chân.
- Tạo ra các vết phồng trên chân.
- Mắc một số bệnh viêm khớp biến dạng khớp ngón chân cái, hội chứng bàn chân bẹt, tình trạng bị tê, viêm và đau ở xương gót chân hay xương khớp ngón chân.
- Nghiêm trọng hơn là dẫn đến tình trạng mất đi sụn ở phần nối ngón chân và bàn chân kéo dài.
9 mẹo đi giày không bị đau chân hiệu quả
Dùng dung dịch xịt giãn nở giày
Có thể bạn chưa biết, hiện nay trên thị trường đã xuất hiện dung dịch chuyên dụng để làm giãn da, vải, nhựa vinyl. Người ta sử dụng dung dịch này để làm giãn nở giày, cách sử dụng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần xịt vào những chỗ bị chật trên giày.
Các bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để tránh làm giày của bạn bị bay màu. Sản phẩm có thể được sử dụng đồng thời với máy kéo giãn giày để giúp giày đạt chiều rộng mà bạn mong muốn.
Dán băng cá nhân vào những vị trí dễ bị tổn thương
Băng cá nhân hay urgo là vật dụng dùng để băng bó vết thương. Việc dán băng keo cá nhân vào những chỗ dễ bị tổn thương như gót chân sẽ giúp giảm ma sát với gót giày, giảm được tình trạng phồng rộp chân khi mang giày. Giúp bạn thoải mái vận động mà không sợ bị đau chân.
Bôi kem dưỡng da
Với những đôi giày mới, trước khi mang bạn nên bôi một ít kem dưỡng da lên bàn chân. Kem dưỡng da giúp da của bạn giảm ma sát giày, đồng thời giúp bạn dễ xỏ giày hơn.
Sử dụng phấn rôm hoặc lăn khử mùi dạng sáp
Tương tự như kem dưỡng da, phấn rôm hoặc lăn khử mùi dạng sáp có tác dụng làm mềm mại da chân, hạn chế ma sát hiệu quả, giảm tình trạng đau chân khi đi giày. Ngoài ra, kém dưỡng da và phấn rôm còn giúp hút ẩm, khử mùi giày. Sản phẩm thích hợp được dùng khi bạn mang những đôi giày không cần tất.
Sử dụng tất và máy sấy
Sử dụng tất và máy sấy giúp làm giày rộng ra hiệu quả, giúp giày không bị quá chật, gây khó chịu giữa các đầu ngón chân.
- Bước 1: Chuẩn bị một đôi tất dày.
- Bước 2: Dùng máy sấy rồi sấy nóng đôi tất sau đó đi vào chân cùng với giày.
- Bước 3: Nhiệt độ nóng từ đôi tất sẽ giúp đôi giày được nới rộng và mềm hơn đáng kể.
- Bước 4: Nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến chất liệu giày, các bạn lưu ý chỉ nên sấy nóng ở mức độ vừa phải thôi nhé!
Tăng kích thước giày bằng giấy báo
Cách tăng kích thước giày bằng giấy báo được thực hiện như sau:
- Bước 1: Bạn chuẩn bị thật nhiều giấy báo.
- Bước 2: Lần lượt nhúng tất cả giấy báo qua nước cho ẩm.
- Bước 3: Sau đó nhồi toàn bộ giấy báo ẩm vào bên trong giày.
- Bước 4: Mang giày đã được nhét giấy báo đi phơi.
- Bước 5: Chờ đến lúc báo khô thì bỏ giấy ra.
Khắc phục giày chật bằng khuôn tăng kích cỡ
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần xác định vị trí bị chật khi mang giày.
- Bước 2: Tìm ra chiếc khuôn giữ dáng có kích thước lớn hơn kích thước đôi giày hiện tại.
- Bước 3: Bạn cần điều chỉnh đến khi đã cảm thấy phù hợp.
Sử dụng miếng lót giày
Miếng lót giày giảm kích cỡ là phụ kiện rất hữu ích khi mang những đôi giày rộng. Miếng lót giày giúp cho đôi chân bạn luôn êm ái, thoải mái khi mang giày, không bị cọ sát với gót giày.
Dùng khoai tây
Nếu trong nhà của bạn không có các vật dụng như được đề cập ở các bước trên, bạn có thể tìm kiếm trong tủ lạnh một củ khoai tây.
Sau khi gọt vỏ, bạn đặt một miếng khoai tây có kích thước vừa đủ vào vị trí bạn cần làm giãn rồi để qua một đêm, bạn sẽ thấy tác dụng thần kỳ của phương pháp này đấy.
Dùng túi nước và bỏ vào tủ đá
Đối với cách khắc phục này, bạn cần đổ đầy 1 túi nước và buộc túi lại thật chặt. Sau đó, bạn đặt túi nước vào giày và để qua đêm trong tủ lạnh. Túi nước sẽ giúp nới rộng phần giày chật mà không làm ảnh hưởng đến chất liệu hay form dáng ban đầu của giày.
Những lưu ý khi sử dụng giày để tránh bị đau chân
Đeo những đôi vớ chất lượng tốt
Đừng xem nhẹ việc chọn vớ, một đôi vớ có chất liệu quá thô cứng hay kích thước không vừa vặn đối với đôi bàn chân có thể là nguyên nhân làm chân bạn bị đau, không thoải mái khi tham gia vận động.
Do đó bạn phải thật sự lưu ý chọn mua những đôi vớ có chất lượng tốt và phù hợp với kích thước của đôi giày nhé.
Chọn giày có hình dáng và kích thước phù hợp
Mỗi người có một dáng chân khác nhau, vì vậy không phải ai cũng phù hợp với cùng một kiểu giày. Ví dụ:
- Người sở hữu bàn chân với độ giày các ngón tương đương nhau nên chọn giày mũi vuông.
- Còn giày mũi nhọn hợp với các bạn có bàn chân mà ngón chân ở giữa dài nhất.
- Nếu bạn ѕở hữu bàn chân kiểu Tapered ᴠới các ngón chân хuôi dần đều, bạn nên chọn giàу ᴠới phần mũi tròn, không nên đi giàу mũi ᴠuông.
Không nên thắt dây giày quá chặt
Đối với các đôi giày thể thao, bạn không nên buộc dây giày quá chặt làm vải và chân cọ xát với nhau khi mang. Điều chỉnh độ rộng, chật của đôi giày tùy theo kích thước bàn chân sao cho bạn cảm thấy dễ chịu nhất.
Xem thêm:
- Đi giày thể thao bị nhấc gót – Nguyên nhân và cách khắc phục
- Cách khắc phục giày thể thao rộng hiệu quả, ai cũng làm được
- Cách xử lý giày đá bóng bị chật mũi đơn giản và hiệu quả
Trên đây là những mẹo đi giày không đau chân cực đơn giản và hiệu quả. Hy vọng rằng bạn sẽ tìm thấy phương pháp phù hợp để giúp đôi chân bạn cảm thấy thoải mái hơn khi mang giày. Luôn nâng niu đôi bàn chân của mình nhé! Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin hãy liên hệ tổng đài MISSKICK để được giải đáp nhanh nhất nhé!