Top 10 Bộ phim Phật giáo hay và nên xem nhất mọi thời đại

MISSKICKLối sốngPhimTop 10 Bộ phim Phật giáo hay và nên xem nhất mọi thời đại

Khi nói về tín ngưỡng, Phật giáo là một trong những tôn giáo được nhiều người, nhiều quốc gia tin tưởng và sùng bái. Những triết lý của Phật giáo không chỉ được nhắc đến và truyền bá bằng những quyển sách mà còn trong nền điện ảnh. Những bộ phim nói về Phật giáo mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc và giác ngộ mọi người hướng về sự lương thiện, lối sống tốt đẹp. MISSKICK xin giới thiệu đến bạn 10 bộ phim Phật giáo hay và nên xem nhất mọi thời đại.

Xuân, Hạ, Thu, Đông…rồi lại Xuân

“Xuân, Hạ, Thu, Đông… rồi lại Xuân” (2003) do “quái kiệt xứ Hàn” Kim Ki Duk làm đạo diễn kiêm biên kịch. Bộ phim này được đánh giá là một tác phẩm điện ảnh Phật giáo kinh điển của Hàn Quốc và cả thế giới. Tác phẩm được hoàn chỉnh về cả hai yếu tố: nghệ thuật và xiển dương Phật pháp.

Phim đã nhận về vô vàn giải thường như: giải thưởng tại Liên hoan phim quốc tế Chunsa 2003, giải phim hay nhất của Giải thưởng phim Blue Jong (Hàn Quốc 2003), giải phim hay nhất Liên hoan Dae Jong lần 41 (Grand Bell Award 2004), giải thưởng của khán giả Liên hoan phim quốc tế ở San Sebastian (2003), bốn giải thưởng tại Liên hoan phim Locarno (trong đó có giải Young Critics Award).

Nội dung phim khắc họa cuộc sống tu hành của vị sư già cùng với chú tiểu mà ngài nhận nuôi tại một am nước nhỏ. Khán giả sẽ chứng kiến quá trình luân hồi của nhân vật chính, đi từ mê chấp, ái nhiễm cho đến tạo ác nghiệp, đau khổ,… cũng như những mâu thuẫn giữa thiện – ác, mê – ngộ,… những định luật bất biến như nhân – quả, vô thường, luân hồi,… Trong suốt hành trình đó, chúng ta sẽ được nhìn bằng lăng kính Phật giáo cùng học thuyết “Tứ Diệu Đế”, tức “4 chân lý màu nhiệm”: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.

Chính sự tài hoa, tâm huyết, tỉ mỉ từ những lời thoại, hình ảnh, âm thanh của đạo diễn Kim Ki Duk cũng sự diễn xuất trọn vẹn của các diễn viên đã góp phần giúp bộ phim trở thành siêu phẩm kinh điển của điện ảnh xứ Hàn.

Phim Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca

Bộ phim “Đức Phật Thích Ca” (Buddha) của Ấn Độ, gồm 55 tập, được phóng tác từ tác phẩm “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Đây là bộ phim về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ lúc đản sanh cho đến khi nhập niết bàn. Bộ phim được đầu tư công phu bởi nhà tỷ phú người Ấn Độ B.K. Modi với hơn 120 triệu USD.

Nội dung phim đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người xem khi để thể hiện hạnh từ bi và trí tuệ của Đức Phật một cách rất tài tình, cảm động. Đoàn làm phim đã tham khảo, tìm hiểu kỹ cuộc đời Đức Phật từ nhiều sử gia, nhà khảo cổ, nhà văn hóa, nhà xã hội học và các nhà Phật học nổi tiếng tại Ấn Độ và Nepal. Nhờ vậy, cuộc đời đức Phật được tái hiện một cách chân thật, gần gũi trong tác phẩm này, điều mà các bộ phim đó trước chưa làm được.

Mỗi một phân cảnh đều ẩn chứa những bài học khác nhau. Giáo lý Phật pháp căn bản được lồng ghép khéo léo, giải đáp một số vấn đề cơ bản nhất về tu hành nói chung và Phật pháp nói riêng.

Mật Lặc Nhật Ba truyện ký

“Mật Lặc Nhật Ba” là tên tiếng Việt của Đức Thánh Tăng Tây Tạng MILAREPA. Bộ phim dài 18 tập (10 phút/ 1 tập), do Nhà xuất bản Thanh Hải m Tượng Côn Luân sản xuất.

“Mật lặc Nhật Ba truyện ký” kể về cuộc đời của Đức Đại Thành Tựu Giả Milarepa sống vào thế kỷ XI -XII ở miền Tây Nam Tây Tạng. Bộ phim là câu chuyện về sự chuyển hóa: từ một kẻ sát nhân, ngài đã nhận ra những lỗi lầm, sai sót của mình và chuyển hóa, thay đổi trở thành vị hành giả vĩ đại của thế giới. Ngài theo đuổi con đường tu khổ hạnh khắc nghiệt nhất, gian khó nhất, bi tráng nhất để rồi cuối cùng thành tựu được tất cả mọi công đức và đại nguyện, chứng ngộ được Chân Tánh Vô Thượng giống như Đức Phật Thế Tôn cách đây hơn 3000 năm trước.

Bộ phim này miêu tả một các tài tình, chân thực, chi tiết và đầy đủ nhất về cuộc đời của Đức Thánh Toàn Giác Milarepa, là tác phẩm tuyệt vời rất đáng xem.

Quán Thế Âm Bồ Tát

Phim có tên gốc là “Quán Thế Âm”, là chùm phim truyện Phật giáo tổng hợp dài 26 tập do Trung Quốc sản xuất năm 2005. Sê ri phim gồm những tập rời có tên gốc khác nhau: Quán Âm Diệu Duyên, Ngư lãn Quan Âm (Quan âm bán cá), Quán Âm lão mẫu (Mẹ già Quán âm).

Bộ phim xoay quanh tư tưởng của hòa thượng Tinh Vân: “Quán Thế Âm Bồ Tát có trăm nghìn ức hóa thân, chỉ cần trong tâm luôn giữ thiện niệm thì người người đều là Quán Thế Âm”. Phim tổng hợp những sự tích dựa trên các câu chuyện có thật trong dân gian về lòng mẹ; tính gian ác tham lam, giành giật danh lợi; sự chuyển hóa tâm tánh từ ác sang thiện, sám hối lỗi lầm để sống an vui hơn; nhấn mạnh sự tồn tại bất biến của luật nhân – quả. Phim đặc biệt ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng quý giá, đức tính chân thật, bản tâm thanh tịnh, thiện lành của mỗi người. Đó cũng chính là những đức tính cao cả mà Đức Quán Thế Âm muốn giáo dục cho thế nhân.

Với nội dung phim đầy tính nhân văn sâu sắc cùng những bài học ý nghĩa, bộ phim sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho những ai yêu thích phim Phật giáo.

Về phía mặt trời

Nằm trong dự án “Sen vàng ngát hương” của hãng phim Phật giáo Sen Việt, “Về phía mặt trời” là bộ phim điện ảnh dựa trên những câu chuyện có thật về cuộc đời của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh – Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, bậc Tùng lâm thạch trụ và một trong những đại dịch giả Hán tạng của Phật giáo nước nhà.

Phim tái hiện bối cảnh của những năm 1930, xuyên suốt diễn biến đời sống của cậu bé Bình – thế danh của Hòa thượng Thích Trí Tịnh từ lúc 5 tuổi đến lớn và sau khi xuất gia. Sau những khắc nghiệt, khổ vui vô thường của cuộc đời, Bình khát khao tìm đến một con đường hạnh phúc thực sự. Ứng với giấc chiêm bao đặc biệt, Bình đã buông bỏ tất cả và thực hiện hành trình đầy mạnh mẽ tìm đến núi Cấm tầm sư học đạo, trở thành một tu sĩ chân chính với pháp danh Thiện Chánh và pháp hiệu sau này là Thích Trí Tịnh.

Đây là tác phẩm điện ảnh được đầu tư nghiêm túc về đề tài, bối cảnh và nhân vật. Phim hứa hẹn sẽ trở thành cuộc cách mạng về điện ảnh Phật giáo Việt Nam khi lần đầu tiên cuộc đời của một vị Cao tăng được tái hiện bằng ngôn ngữ điện ảnh.

Ngọc Lâm Quốc Sư

Phim có tên gốc là “Tái thế tình duyên” (Mối tình chuyển kiếp luân hồi) hay còn có tên tiếng Việt là “Thoát vòng tục lụy”. Bộ phim Phật giáo cổ trang này dài 33 tập, được cải biên từ tiểu thuyết truyện ký “Ngọc Lâm Quốc sư truyện” của Đại sư Tinh Vân. Năm 1994, phim bắt đầu được công chiếu ở khu vực Hồng Kông và Đài Loan, sau đó lan rộng ra các nước khác.

Nội dung phim tái hiện mối duyên tình tái thế đầy trắc trở, cay đắng và cảm động giữa nàng thiên kim tiểu thư xinh đẹp và vị sư Ngọc Lâm tuấn tú, nhân duyên tiền kiếp giữa sư Ngọc Lam và Ngọc Lâm. Ngọc Lâm là nhân vật có thật, vốn là một tăng nhân xuất gia tại một ngôi chùa lớn triều nhà Thanh trong buổi đầu mới thành lập, sau đó Ngài trở thành Quốc Sư.

Giá trị đích thực của bộ phim nằm ở bài học đắt giá của việc buông bỏ sở chấp, ngã mạn, si ái làm ta đau khổ triền miên, thức tỉnh và hướng con người quay về bến bờ của hạnh phúc, nơi chỉ có Tuệ giác và lòng từ bi, hỷ xả. Mạch phim rõ ràng cùng tình tiết gay cấn, hấp dẫn từ đầu đến cuối sẽ không khiến bạn thất vọng khi xem.

Sự tích Địa Tạng Bồ Tát

Đây là bộ phim hoạt hình 3D nổi tiếng do công ty giải trí Alcoo của Trung Quốc sản xuất năm 2008, Pháp sư Hải Đào (Đài Loan) chế tác. Phim được công chiếu trên kênh truyền hình Sinh Mệnh của Đài Loan, sau đó, phổ biến rộng rãi trên nhiều kênh truyền thông của nhiều đơn vị, tổ chức. Bộ phim nhận được sự đánh giá tích cực của tất cả những người yêu thích Phật giáo.

Toàn bộ sự tích trong phim được lấy từ các tác phẩm trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện – cuốn kinh quan trọng bậc nhất đối với chúng sinh thời mạt pháp. Đặc biệt, câu chuyện về lòng hiếu thảo vĩ đại của Bồ Tát Địa Tạng với tiền thân là nàng Quang Mục và nữ Bà La Môn khiến khán giả rung động mãnh liệt. Ngài đã xả thân phát đại nguyện để cứu người mẹ hung ác do khẩu nghiệp phỉ báng Tam Bảo và sát sanh mà bị đọa vào địa ngục Vô Gián, chịu đại cực hình khủng khiếp.

Sự đầu tư về mặt nội dung, kỹ thuật cùng với sự sáng tạo của người chế tác nhưng vẫn sát hợp với nội dung kinh văn đã giúp cho bộ phim nhận được sự yêu mến của khán giả. Phim đưa đến cho người xem một cuốn Kinh Địa Tạng hoàn chỉnh bằng thanh sắc sống động, đánh thức các giác quan, khiến người xem nhớ và hiểu sâu hơn về giá trị của bộ kinh quý báu này.

Nguyệt Minh Tam Canh

“Nguyệt Minh Tam Canh” là bộ phim truyện truyền hình cổ trang lịch sử quy mô lớn, công chiếu vào năm 2011. Phim có độ dài 28 tập, kể về cuộc đời của Đại Sư Huệ Năng – vị tổ thứ 6 của Thiền tông Trung Quốc cũng là vị Tổ sư cuối cùng theo dòng truyền của Sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma.

Đây là bộ phim truyền hình dài dài tập được đầu tư tỉ mỉ và công phu nhất từ trước đến nay về cuộc đời của Tổ sư Huệ Năng. Con người xuất chúng cùng triết lý Thiền Đốn Ngộ uyên thâm, ưu việt của ngài đã được thể hiện qua những tình tiết hấp dẫn, lời thoại sâu sắc trong phim.

Dàn diễn viên chất lượng: Lữ Lương Vỹ, Tống Giai, Hồng Lợi, Trịnh Tắc,… cũng như sự đầu tư về mặt nội dung lẫn kỹ thuật đã giúp “Nguyệt Minh Tam Canh” trở nên đáng xem nhất trong loạt phim về Lục Tổ Huệ Năng.

Walk with me – Bước chân an lạc

Được công công chiếu tại Việt Nam vào đầu tháng 3/2018, “Bước chân an lạc” (Walk With Me) là bộ phim tài liệu về thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai, do hai đạo diễn Max Pugh và Marc J. Francis thực hiện. Bộ phim thực hiện trong ba năm theo cách ngẫu hứng tùy duyên, không giống bất kỳ quy tắc làm phim thông thường khác.

Bộ phim bao gồm những cảnh quay yên bình về đời sống tu hành của tăng thân Làng Mai, xen lẫn là lời dẫn chuyện được trích trong quyển sách “Nẻo về của Ý” (Fragrant Palm Leaves) của thiền sư Thích Nhất Hạnh. “Bước Chân An Lạc đã thực sự “chạm” đến trái tim khán giả, tạo ra khoảng tĩnh lặng sâu sắc trong và sau khi xem.

Phim như một bài hát du dương xoa dịu và an ủi tâm hồn đau khổ, như liều thuốc hay chữa lành những vết thương trong lòng, giúp cho con người thức tỉnh. Bộ phim chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng khi lựa chọn.

Sự tích Di Lặc Bồ Tát

Đây là bộ phim truyện truyền hình cổ trang dài 45 tập do Đài Loan sản xuất và công chiếu vào năm 1997, tên gốc là “Bố Đại Hòa Thượng”.

Bộ phim kể về những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, các sự tích thần kỳ, linh dị của vị hòa thượng có tên Bố Đại sống ở thời nhà Lương đời Ngũ Quý (Trung Quốc). Vị hòa thượng này vốn được truyền tụng là hóa thân của Bồ Tát Di Lặc đến nhân gian giáo hóa chúng sinh. Hình ảnh chiếc túi vải tượng trưng cho ý nghĩa mang vô lượng vô biên pháp nghĩa và pháp lực của Hòa thượng Bố Đại, cứu độ chúng sinh không hề chướng ngại.

Ngoài những tiếng cười sảng khoái với tình tiết hài hước, phim còn mang đến những thông điệp sâu sắc về thiện – ác, tốt – xấu trong nhân cách con người, quy luật nhân – quả trong thế gian.

Xem thêm:

Trên đây là thông tin về top 10 bộ phim Phật giáo hay và đáng xem mà MISSKICK chia sẻ đến bạn. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết.

Nên đọc
Danh sách phim X-Men xem theo thứ tự chuẩn nhất từ đầu đến kết

Danh sách phim X-Men xem theo thứ tự chuẩn nhất từ đầu đến kết

0
X-Men là loạt phim siêu anh hùng của Mỹ dựa trên các ấn phẩm truyện tranh do Stan Lee và Jack Kirby sáng tác....
Top 10 series phim Mỹ nên xem một lần trong đời bạn

Top 10 series phim Mỹ nên xem một lần trong đời bạn

0
Các series phim Mỹ luôn chiếm được tình cảm của khán giả trên khắp thế giới bởi sự đầu tư và khả năng diễn...
danh sách phim đáng xem

Top 20 bộ phim kinh điển bất hủ đáng xem nhất mọi thời đại...

0
Cuộc đua phim kinh dị đang ngày càng trở nên gay gắt với nhiều tác phẩm hay cùng với cốt truyện rất có chiều...
phim TVB

Top 30 bộ phim Hong Kong, phim TVB hình sự phá án, cổ trang...

0
Nếu bạn là người đam mê điện ảnh Hồng Kông, Đài Loan thì chắc chắn bạn không nên bỏ lỡ những thể loại phim...
phim tiên hiệp hay

Top 15 bộ phim tiên hiệp, tu tiên Trung Quốc hay nhất những năm...

0
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng say mê những bộ phim kiếm hiệp kì thú, thu hút người xem bởi những kĩ...
Bài viết liên quan