Giày thể thao là vật dụng không thể thiếu khi tham gia các hoạt động thể chất. Tuy nhiên, tình trạng đế giày thể thao bị trơn trượt có thể gây ra không ít bất tiện và nguy hiểm cho người sử dụng khi vận động. Trong bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng Misskick tìm hiểu cách cách chống trơn cho giày thể thao ngay nhé!
Nội dung bài viết
Nguyên nhân khiến giày thể thao bị trơn trượt
Có nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan dẫn đến việc giày thể thao bị trơn trượt. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này:
- Do giày mới mua: Tình trạng trơn trượt thường xảy ra ở những đôi giày mới, chưa được sử dụng nhiều. Đế giày chưa trải qua nhiều sự ma sát nên còn nhẵn, dễ gây trơn trượt.
- Do đi nhiều mài mòn đế giày: Những đôi giày đã được sử dụng trong một thời gian dài cũng bị giảm độ bám đáng kể do bị mài mòn bởi việc đi lại trên các bề mặt.
- Do thiết kế của đế giày: Một nguyên nhân khác dẫn đến vấn đề trơn trượt là do cấu trúc, thiết kế của đế giày không hợp lý, không hỗ trợ tăng độ bám.
6 cách chống trơn cho đế giày thể thao
Mài đế giày để tăng độ ma sát
Phương pháp đơn giản nhất để tăng độ ma sát cho đôi giày của bạn là đi đôi giày ấy lên các bề mặt có độ ma sát cao như bê tông, sỏi đá, tấm kim loại,… dồn trọng lực mạnh xuống chân để mài đế giày đi. Tác động của lực ma sát của bề mặt và trọng lực từ bạn sẽ giúp đế giày bớt trơn nhẵn, tăng độ bám.
Lưu ý: Chỉ nên dùng lực và độ ma sát vừa phải, tránh làm hỏng đế giày vì mài quá mạnh hoặc quá lâu.
Dùng miếng dán đế giày hoặc sử dụng miếng dán đế giày thể thao có gân chống trượt
Dùng chất liệu chính là cao su, miếng dán đế giày vừa có thể tăng độ ma sát với mặt đất dựa vào tác dụng của các rãnh gân vừa có đa dạng các màu sắc cho người sử dụng thỏa sức lựa chọn theo thẩm mỹ của bản thân. Cách sử dụng miếng dán đế giày cũng vô cùng đơn giản với 4 bước sau đây:
- Bước 1: Vệ sinh sạch đế giày bằng khăn ướt.
- Bước 2: Dán miếng dán lên đế giày, vuốt dần từng rãnh theo chiều từ gót lên mũi giày.
- Bước 3: Dùng máy khò nhiệt khò xung quanh đế giày, mặt đế,… sau đó bạn lột bỏ miếng sole thừa.
- Bước 4: Dán miếng sole đen nhám đệm thêm dưới mũi và gót giày rồi lấy máy khò nhiệt khò lên miếng sole đó cho dính chắc hơn.
Dùng xịt chống trơn chuyên dụng
Dùng xịt chống trơn để tăng độ bám cho giày thể thao sẽ đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn dùng miếng dán đế giày. Tuy nhiên, giá bán sản phẩm xịt chống trơn chuyên dụng lại khá cao (dao động từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng)
Đem đến nơi sửa giày uy tín
Với chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm, nhờ một thợ sửa giày chuyên nghiệp để khắc phục tình trạng đế giày trơn trượt chắc chắn là một lựa chọn tối ưu, tiết kiệm thời gian.
Trong trường hợp cần thiết bạn có thể nhờ thợ sửa giày thay một chiếc đế giày mới phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng của mình. Đế giày được sửa chữa bởi thợ sửa giày chuyên nghiệp sẽ đảm bảo tốt hơn cả về hình thức lẫn độ bền.
Dùng băng dính
Bạn cũng có thể dùng tạm băng dính như một cách “chữa cháy” tạm thời nếu chưa có thời gian thực hiện những phương pháp khác để chống trơn trượt. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần dán chéo hai miếng băng dính hình chữ “X” lên vị trí rộng và bằng phẳng nhất của đế giày.
Cách làm này chỉ mang tính chất tạm thời vì độ bám dính của băng dính sẽ mất dần nên phải thay băng dính mới thường xuyên sau một thời gian sử dụng.
Dùng keo xịt tóc
Keo xịt tóc ngoài công dụng giúp giữ tóc vào nếp khi tạo kiểu còn có thể tạo độ dính trên đế giày, chống trơn trượt. Bạn chỉ cần xịt một lớp keo xịt tóc thật dày lên đế giày và chờ khoảng 30 phút cho keo xịt tóc khô lại. Cách làm này có một nhược điểm là lớp keo xịt tóc sẽ bị trôi mất khi trời mưa hoặc giày giẫm phải nước.
Những lưu ý chung khi khắc phục giày bị trơn trượt
- Kiểm tra độ an toàn của đế giày trước khi mang ra ngoài.
- Cẩn thận khi dùng xịt hoặc miếng dán vì các sản phẩm này có thể không phù hợp với chất liệu giày của bạn khiến giày nhanh bị hư hỏng.
- Nếu tình trạng trơn trượt nghiêm trọng hơn, bạn nên cân nhắc thay hẳn đế giày mới hoặc mua một đôi giày mới để đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động thể chất.
Xem thêm:
- Cách sửa đầu dây giày bị hỏng, bị đứt tại nhà cực hiệu quả
- Cách sửa giày bị rách, bị thủng đơn giản tại nhà hiệu quả nhất
- Cách chống trơn cho giày thể thao đơn giản và hiệu quả
Trên đây là những chia sẻ của MISSKICK về cách chống trơn cho giày thể thao đơn giản và hiệu quả. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ học được cách chống trơn trượt cho đôi giày của mình. Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ cho mọi người nữa nhé!