Chỉ số BPM được hiểu đơn giản như là một chỉ số đo nhịp tim, khi nhịp tim của bạn có sự chênh lệch thì chỉ số BPM cũng sẽ có sự thay đổi, từ đó sẽ cho các bạn biết cơ thể đang gặp những tình trạng bất thường. Hãy cùng Misskick tìm hiểu rõ hơn về chỉ số BPM ngay nhé!
Nội dung bài viết
Chỉ số BPM là gì?
Chỉ số BPM là đơn vị tính nhịp tim có tên tiếng anh là “Beats per minute”, là số nhịp tim trong một phút.
Nhịp tim của một người bình thường không có vấn đề gì về cơ thể thì nhịp tim dao động từ 60 – 90 nhịp/phút. Nhịp tim sẽ tăng trên 100 BPM khi bạn bị hồi hộp và lo lắng và có thể đạt đến 150 – 200 BPM khi bạn bị tác động tâm lý quá mạnh. Ngoài ra, nhịp tim còn bị ảnh hưởng do các chất kích thích và thuốc.
Khi nhịp tim quá cao, có nghĩa tim bạn đang làm việc quá mức sẽ gây ảnh hưởng đến cơ thể. Khi bị quá sức tim sẽ không nhận đủ máu không đảm bảo được việc bơm máu cho các bộ phận khác trong cơ thể.
Chỉ số BPM của người bình thường là bao nhiêu?
Ở mỗi độ tuổi thì sẽ có chỉ số BPM khác nhau, chỉ số sẽ thấp dần khi bạn càng lớn tuổi. Để biết rõ hơn bạn có thể tham khảo bảng sau đây:
Độ tuổi | Nhịp tim (lần/phút) |
Trẻ sơ sinh | 100 – 160 |
Trẻ dưới 5 tháng tuổi | 90 – 150 |
Từ 6 – 12 tháng | 80 – 140 |
Từ 1 – 3 tuổi | 80 – 130 |
Từ 4 – 5 tuổi | 80 – 120 |
Từ 6 – 10 tuổi | 70 – 110 |
Từ 11 – 14 tuổi | 60 – 105 |
Từ 15 – 20 tuổi | 60 – 80 |
Trên 20 tuổi | 50 – 80 |
Khi nào bạn cần thực hiện đo BPM?
Khi bạn gặp những triệu chứng sau hãy đo chỉ số BPM để xem tình trạng cơ thể.
- Tim đập nhanh chậm thất thường, cảm thấy hồi hộp, chóng mặt, có thể bị ngất.
- Tim đập loạn nhịp, cùng lúc bị khó thở và đau tức ngực.
- Khi bạn đã sử dụng thuốc hỗ trợ nhưng vẫn bị rối loạn nhịp tim.
- Các triệu chứng khiến cơ thể luôn bị mệt mỏi, ăn không ngon dẫn đến sụt cân, đau nhức người thường xuyên vã mồ hôi.
Phân biệt giữa BPM và huyết áp
Chỉ số BPM | Huyết áp |
|
|
Cách duy trì chỉ số BPM ổn định
Tập luyện thể thao
Tập luyện thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, nhưng hãy lựa chọn những bài tập vừa sức với cơ thể.
Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Bạn cần thiết lập một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất tốt cho cơ thể và hạn chế các loại thức ăn gây ảnh hưởng.
Trang bị các thiết bị kiểm tra sức khỏe
Bạn có thể trang bị các loại thiết bị kiểm tra sức khỏe như máy đo huyết áp, đồng hồ thông minh đo nhịp tim,… để có thể tự theo dõi sức khỏe tại nhà.
Thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe nếu gặp phải vấn đề về tim mạch
Thông thường, 6 tháng bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 lần. Tuy nhiên, nếu cơ thể có những triệu chứng bất thường hãy đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
Cách đo nhịp tim bằng đồng hồ thông minh
Hướng dẫn bên dưới được thực hiện trên đồng hồ thông minh Galaxy Watch. Bạn có thể thực hiện tương tự trên các loại đồng hồ thông minh có hỗ trợ tính năng đo nhịp tim khác.
Bước 1: Nhấn nút nguồn trên đồng hồ.
Bước 2: Chọn ứng dụng “Samsung Health”.
Bước 3: Chọn Đo nhịp tim > Nhấn vào Measure (Đo).
Bước 4: Đồng hồ đo và hiện kết quả > Nhấn Tag để ghi chú.
Xem thêm:
- Chỉ số Sp02 là gì? SpO2 ở người bình thường là bao nhiêu?
- Chỉ số TDEE là gì? Cách tính TDEE giảm cân hiệu quả
- Tỉ lệ mỡ cơ thể nên là bao nhiêu? Mối liên hệ giữa chỉ số BMI và tỉ lệ mỡ
Qua bài viết này, MISSKICK vừa chia sẻ đến các bạn những thông tin về chỉ số BPM và ý nghĩa đối với sức khỏe. Nếu có bất kỳ thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé!