Cô hầu gái – Bộ phim kinh dị đáng mong chờ đầu năm 2016 của điện ảnh Việt Nam. Là sản phẩm có sự phối hợp từ ekip nước ngoài, bộ phim đã khơi gợi nhiều sự tò mò của khán giả. Nếu bạn muốn biết thêm thì hãy đọc review phim Cô hầu gái của MISSKICK ngay dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Giới thiệu phim
- Quốc gia: Việt Nam
- Ngày công chiếu: 16/02/2016
- Đạo diễn: Derek Nguyễn
- Diễn viên: Nhung Kate, Jean Michel Richaud, NSƯT Kim Xuân, Rosie Fellner
- Thời lượng: 175 phút
- Thể loại: Kinh dị, Tâm lý, Tình cảm
- Điểm IMDb: 5.7/10
Nội dung phim:
Cô hầu gái là bộ phim lấy bối cảnh vào năm 1953 tại đồn điền Sa Cát, xoay quanh chuyện tình của Linh – cô gái tỉnh lẻ mất hết gia đình vì bom đạn đến đồn điền xin làm hầu gái và đại úy người Pháp Sebastien Laurent – ông chủ của căn biệt thự rộng lớn nơi đây. Câu chuyện kinh dị bắt nguồn từ cái chết của người vợ quá cố của đại úy, bà Madame Camille. Vì chồng thường vắng nhà đi xa chiến đấu, bà ở nhà trầm uất, tự tay giết chết đứa con của mình rồi gieo thân vào hồ tự sát. Điều kỳ lạ là không thể nào tìm được xác của bà.
Review phim
Kịch bản phim còn lủng củng
Cô hầu gái nhận được sự mong đợi rất lớn từ khán giả, tuy nhiên sau khi ra mắt bộ phim đã không được đánh giá cao. Kịch bản còn nhiều thiếu sót chính là điểm trừ lớn nhất.
Đến 2/3 thời lượng bộ phim là lời kể của nhân vật Linh, điều này làm cho các tuyến vai phụ thiếu đất diễn, chủ yếu làm nền cho Linh mặc dù họ rất thú vị. Tiếp đến là bối cảnh 1953, thời gian lịch sử đầy biến động của Việt Nam nhưng chỉ được nhắc đến qua vài lời thoại, điều này không gây ấn tượng gì cho người xem.
Khiến khán giả thất vọng hơn hết chính là tình cảm của cô hầu gái và đại úy lại phát nhanh chóng đến khó hiểu, tâm lý của mỗi nhân vật thay đổi không đồng nhất. Việc tạo một bước ngoặt cho phim lại thất bại, dẫn đến tác dụng ngược, khiến bộ phim mất đi tính logic. Thêm vào đó là câu chuyện kinh dị của Madame Camille, với mong muốn mang lại một cái kết đầy ám ảnh cho khán giả nhưng việc lựa chọn cách kể chuyện đã khiến nhân vật này có phần thừa thãi.
Diễn xuất của dàn viên
Mặc dù kịch bản còn nhiều thiếu sót nhưng cũng không thể phủ nhận năng lực của dàn diễn viên. Từ vai chính đến vai phụ, mỗi người đều thể hiện trọn vẹn nhân vật của mình.
Nhung Kate đảm nhận vai Linh. Là gương mặt mới trong nền điện ảnh Việt Nam nhưng với vai diễn này, cô hoàn toàn tại được ấn tượng với khán giả. Với vẻ ngoài xinh xắn, vóc dáng nuột nà cùng đôi mắt to tròn long lanh, dù không trang điểm gì nhiều cô vẫn có thể mang đến một Linh, cô hầu gái khiến vị đại úy say mê. Với vai diễn xuất hiện gần như hầu hết trong các phân cảnh, Nhung Kate đã hoàn toàn nhập vai, đem lại cảm xúc chân thật cho người xem từ hình ảnh một cô gái run rẩy xuất hiện trước tư gia đại úy hèn mọn xin làm hầu đến hình ảnh một người đẹp với những màn táo bạo cùng đại úy.
NSƯT Kim Xuân đảm nhận vai bà Hàn, vị quản gia máu lạnh. Với kinh nghiệm diễn xuất dày dặn của mình, bà khiến khán giả không thể ngừng so sánh hình ảnh người mẹ nghèo khắc khổ trong Nắng với hình ảnh người phụ nữ lạnh lùng, sắc sảo, có nhiều góc khuất trong quá khứ ở Cô hầu gái. Nếu được khai thác nhiều hơn, thì nhân vật của bà cũng có thể trở thành điểm nhấn của bộ phim.
Jean Michel Richaud hóa thân thành vị đại úy điển trai Sebastien Laurent. Với kinh nghiệm hơn 20 năm diễn xuất tuy nhiên đến với vai diễn này, anh lại không thể mang lại thành công như mong đợi. Là một vị đại úy dày dặn kinh nghiệm chinh chiến nhưng lại nhưng lại được xây dựng một cách nhẹ nhàng và thụ động. Xong không thể phủ nhận, nụ cười và đôi mắt sâu thẳm của anh vô cùng thu hút. Anh mang đến cho mọi người sự quyến rũ của người đàn ông Pháp đầy lịch lãm, vô cùng ấn tượng.
Hình ảnh phim được đầu tư
Với sự tham gia từ ekip nước ngoài nên bộ phim vô cùng thành công khi có thể đem lên màn ảnh những hình ảnh vô cùng trau chuốt và đẹp đẽ. Từng góc quay, bối cảnh đến đạo cụ, tất cả đều được đầu tư kỹ lưỡng. Mang không khí kinh dị, nhờ bối cảnh cổ kính của tòa biệt thự kiểu Pháp mà sự rùng rợn, đáng sợ tăng lên gấp bội.
Kỹ xảo chân thật, mượt mà. Nhất là ở những phân đoạn Madame từ dưới nước trồi lên đuổi theo các nhân vật. Khán giả phải thót tim và nín thở dõi theo.
Sự kết hợp hoàn hảo của âm thanh
Hình ảnh tốt thì không thể thiếu sự kết hợp nhịp nhàng với âm thanh để có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Việc nhấn nhá âm thanh luôn có chủ đích, theo từng đoạn phim, âm thanh khi thì trầm lắng ma mị, khi lại dồn dập kịch tính và ấn tượng nhất là những khoảng lặng vô cùng đúng lúc.
Sự kết hợp hoàn hảo này đã giúp bộ phim đỡ nhàm chán vì kịch bản có phần dài dòng, yếu tố kinh dị cũng được nâng cao hơn và có thể gây ấn tượng với khán giả.
Xem thêm:
- Review phim Cô Ba Sài Gòn | Khẳng định nét đẹp áo dài Việt Nam
- Review phim Yêu của Chi Pu và Gil Lê | Chuyện tình đồng tính lãng mạn
- Review phim Trạng Quỳnh | Trấn Thành cũng không cứu nổi phim
Nhìn chung, nếu được đầu tư kỹ lưỡng hơn về mặt kịch bản thì có lẽ Cô hầu gái sẽ tạo được tiếng vang lớn hơn. Hy vọng với nội dung review phim Cô hầu gái vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu hơn về bộ phim này. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại ở bài viết khác nhé!