6 bài tập yoga giúp phục hồi suy giảm tĩnh mạch chân

MISSKICKKhỏe đẹpChăm sóc cơ thể6 bài tập yoga giúp phục hồi suy giảm tĩnh mạch chân
0
(0)

Hiện nay, bên cạnh việc điều trị, rất nhiều người đang tìm đến các bài tập yoga phục hồi giãn tĩnh mạch chân. Liệu các bài tập này có thực sự mang lại hiệu quả và giúp điều trị căn bệnh? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm kiếm câu trả lời nhé.

Những người bị suy giãn tĩnh mạch có nên tập yoga không?

Những người bị suy giãn tim mạch không nên tập luyện các bài tập có khả năng làm tăng áp lực của máu hay cản trở sự lưu thông của máu về tim, ví dụ như ngồi ở tư thế hoa sen, ngồi bắt chéo chân lâu hay các bài tập hít thở sâu, ép bụng.

Thay vào đó, người bệnh nên lựa chọn những bài yoga nhẹ nhàng, vừa sức và phù hợp với sở thích của mình như các bài tập yoga kết hợp với bơi lội, khiêu vũ, đi bộ,… Những bài tập yoga như thế rất có ích trong việc phục hồi chứng suy giãn tĩnh mạch.

Tuy nhiên, nó chỉ được xem là các bài tập bổ trợ, chứ không có tác dụng điều trị hoàn toàn. Để giúp tĩnh mạch ổn định hơn, bạn còn cần tham khảo y kiến của các bác sĩ để được tư vấn về lộ trình và các phương pháp y tế phù hợp.

Yoga chỉ là các bài tập bổ trợ
Yoga chỉ là các bài tập bổ trợ

Bài tập yoga giúp phục hồi suy giảm tĩnh mạch chân

Bài tập Buerger Allen

Buerger Allen là một trong những bài tập phổ biến, có khả năng hỗ trợ sự lưu thông của máu đến chân và ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch bàn chân một cách hiệu quả.

Cách thực hiện bài tập như sau:

Bước 1: Trước tiên, bạn có thể nằm thẳng trên giá đỡ và nâng cao chân khoảng 45 độ. Giữ yên tư thế này trong vòng khoảng 2 phút, cho đến khi da chuyển sang màu hơi tái.

Bước 2: Tiếp theo, bạn quay sang ngồi ở mép của cột treo chân và thực hiện các động tác uốn cong lưng, uốn cong cổ chân, lật ngược, lật ngửa và uốn duỗi các ngón chân.

Bước 3: Cuối cùng, bạn nằm thẳng, gác chân theo tư thế nằm ngang và đắp chăn ấm khoảng 5 phút. Nên lặp lại bài tập 2-4 lần mỗi ngày và mỗi lần tập từ 3-6 lần.

Bài tập Buerger Allen
Bài tập Buerger Allen

Bài tập nhón gót

Đây là bài tập có tác dụng ngăn ngừa và phục hồi tình trạng suy giãn tĩnh mạch bằng cách tăng cường cơ ở vùng bắp chân. Sau khi thực hiện bài tập này một cách đều đặn trong vòng vài tuần, bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ ràng của nó.

Cách thực hiện bài tập như sau:

Bước 1: Giữ cho người đứng thẳng.

Bước 2: Bắt đầu nhón gót chân lên và đẩy trọng tâm vào các ngón chân.

Bước 3: Giữ nguyên tư thế này trong 15 giây, rồi sau đó về lại tư thế đứng ban đầu. Cứ như vậy thực hiện bài tập này 20 lần.

Bài tập nhón gót
Bài tập nhón gót

Bài tập nâng cao chân ra phía sau

Đây là bài tập giúp cho các cơ ở vùng hông, mông và đùi của bạn được tăng cường sức mạnh. Khi tập bài tập này, bạn nên trải sẵn một tấm thảm mềm mại để cơ thể tránh bị xây xát.

Cách thực hiện bài tập như sau:

Bước 1: Đầu tiên, nằm úp xuống sàn.

Bước 2: Sau đó từ từ nâng chân lên cao, để chân tạo với mặt sàn một góc khoảng 30 độ. Hãy cố gắng giữ cho chân tạo thành một đường thẳng, không bị trùng gối.

Bước 3: Giữ yên tư thế trong vòng 10 giây, sau đó lặp lại.

Bài tập nâng chân từ phía sau
Bài tập nâng chân từ phía sau

Bài tập nâng chân phía ngang hông

Bài tập này rất hữu ích đối với những ai đang bị suy giãn tĩnh mạch ở cả hông và đùi. Tuy nhiên, cần nên hạn chế sử dụng bài tập này nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về lưng.

Cách thực hiện bài tập như sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn nằm nghiêng mình sang bên phải. Tay phải chống tay đỡ đầu, còn tay trái thì xuôi theo thân

Bước 2: Tiếp đến, bạn nâng chân trái lên một góc khoảng 45 độ và giữ nguyên trong 10 giây

Bước 3: Cuối cùng bạn về lại tư thế ban đầu. Với bài tập này, bạn nên thực hiện mỗi lượt 15 lần. Sau đó chuyển sang chân bên kia và lặp lại những động tác tương tự.

Bài tập nâng chân từ phía hông
Bài tập nâng chân từ phía hông

Bài tập đạp xe trên không

Không chỉ giúp hạn chế giãn tĩnh mạch ở phần chân, đạp xe trên không còn là một bài tập giúp lưu thông máu đến toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, động tác này cũng được khuyên là không phù hợp đối với những người đang có vấn đề với lưng.

Cách thực hiện bài tập như sau:

Bước 1: Nằm trên thảm yoga hoặc một tấm đệm mềm mại.

Bước 2: Từ từ nâng hai chân lên cao và gập đầu gối khi đến góc 60 độ.

Bước 3: Sau đó đẩy một chân về trước rồi thu chân lại theo chuyển động tròn. Thực hiện tương tự với chân bên kia.

Sẽ dễ dàng hơn khi bạn tưởng tượng rằng mình đang đạp một chiếc xe trên không trung. Bạn nên đạp như thế trong 3 lướt, mỗi khoảng 25-30 lần và để chân nghỉ ngơi 10 giây ở giữa mỗi lượt. Nếu thuận tiện và có xe đạp riêng, bạn cũng có thể đạp xe ngoài thực tế để thay cho bài tập này.

Bài tập đạp xe trên không
Bài tập đạp xe trên không

Bài tập Side lunge

Đây là một bài tập lắc hông cho phần thân dưới. Nó tập trung vào các nhóm cơ lớn ở chân, như gân kheo và cơ mông.

Thực hiện động tác này  thường xuyên giúp cải thiện sự cân bằng và ổn định (đặc biệt là những chỗ như mắt cá chân và đầu gối). Giữ thăng bằng tốt cũng góp phần giúp bạn dễ dàng chuyển tư thế từ ngồi sang đứng và tránh bị té ngã.

Cách thực hiện bài tập như sau:

Bước 1: Bắt đầu bằng tư thế đứng với hai bàn chân rộng bằng hông. Hai tay đặt vào trước ngực.

Bước 2: Bước chân trái sang một bên tương đối rộng. Cả hai ngón chân của bạn phải hướng về cùng một hướng, còn bàn chân thì giữ phẳng trên sàn.

Bước 3: Tiếp theo, gập đầu gối trái của bạn về một bên nhưng giữ nguyên hông của bạn. Hãy thử tưởng tượng bạn chỉ đang ngồi một bên của phần dưới cơ thể trên ghế.

Bước 4: Sau đó, đẩy chân trái của bạn để trở lại vị trí ban đầu rồi tiếp tục lắc người sang bên phải và lặp lại động tác.

Bài tập Side lunge
Bài tập Side lunge

Lưu ý khi tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch chân

  • Không nên tập luyện quá sức: Giãn tĩnh mạch chân xảy ra khi có một lượng máu tồn đọng ở trong thành tĩnh mạch và kéo giãn nó ra. Giãn tĩnh mạch phát triển thành những vân nhỏ, bị lỗi, làm ngăn cản quá trình vận chuyển máu về tim. Chính vì vậy, bạn không nên chọn các bài tập quá sức, gây cản trở quá trình này.
  • Tập luyện đều đặn: Thay vào đó, các bài tập yoga nhẹ nhàng sẽ giúp chống lại trọng lực và giúp máu của bạn được lưu thông lên trên. Chỉ cần lựa chọn bài tập phù hợp với mình và thực hiện một cách đều đặn, đầy đủ, bạn sẽ thấy được hiệu quả.
  • Kết hợp phương pháp y tế để điều trị: Bên cạnh việc tập luyện, bạn nên tham khảo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn để lựa chọn những loại thuốc uống hay kem bôi ngoài da, giúp giảm đau và hỗ trợ quá trình điều trị. Ngoài ra, bạn còn cần kết hợp với nhiều phương pháp y tế khác.
Không nên chọn những bài tập nặng khi bị suy giãn tĩnh mạch chân
Không nên chọn những bài tập nặng khi bị suy giãn tĩnh mạch chân

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các bài tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay chia sẻ thêm, hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết liên quan