Bạn đã bao giờ nghe đến vải viscose chưa? Đây là loại vải được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như may mặc, sản xuất ô tô,… Hãy cùng Misskick tìm hiểu chi tiết vải viscose là gì, có ưu và nhược điểm ra sao ngay trong bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
Vải viscose là gì?
Vải Viscose (hay còn gọi là vải Rayon) được làm từ chất xơ của sợi cellulose trong các loại cây như đậu nành, tre và mía. Loại vải này có kết cấu khá giống với vải cotton. Nổi bật bởi đặc điểm mềm mịn và thoáng mát. Tuy nhiên, vải viscose không có độ đàn hồi nên co giãn kém.
Chất vải viscose được bắt nguồn từ nước Anh vào năm 1892 bởi 3 nhà khoa học người Anh là Frederick Cross, Clayton Beadle và Edward John Bevan. Đến năm 1905 vải viscose chính thực được ra mắt thị trường và được ứng dụng sản xuất may mặc cho tới hiện nay.
Loại vải này được ứng dụng rộng rãi từ lĩnh vực may mặc cho đến các lĩnh vực sản xuất các vật dụng như giấy bóng kính, vỏ xúc xích, lốp xe và đai của xe ô tô,…
Phân loại vải viscose
- Vải viscose nguyên chất
Theo một vài thống kê, vải Viscose nguyên chất là loại vải có thị phần lớn nhất trong 3 loại vải viscose được phân loại hiện nay. Loại vải này được ứng dụng phổ biến trong may mặc quần áo và các đồ nội thất gia đình, có thể kể đến như sofa.
Nhược điểm của chất liệu Viscose nguyên chất là dễ bị co lại khi ướt. Do đó, các món đồ nội thất hay các bộ quần áo sử dụng loại vải này, muốn bảo quản tốt phải sử dụng biện pháp giặt khô thông thường.
Vải HWM Rayon viscose
Loại vải HWM Rayon viscose không chỉ mang đầy đủ các đặc tính như vải viscose nguyên nhất mà nó còn có khả năng hấp thụ độ ẩm đáng nể.
Việc làm bóng, khâu hay vệ sinh các sản phẩm được làm từ mẫu vải này đều cực kỳ đơn giản bởi tính linh hoạt của chất liệu. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể giặt các vật bằng chất liệu HWM Rayon bằng máy hoặc giặt khô đều được.
Vải Rayon viscose
Vải Rayon viscose là chất liệu được các nhà sản xuất lốp xe và dệt may công nghiệp ưa thích. Bởi nó sở hữu sức bền và khả năng chịu lực lớn.
Để phát huy hết tính năng bền bỉ của chất liệu, người ta sẽ tráng vải Rayon viscose bằng 1 lớp cao su. Mục đích là để kháng ẩm và tăng tính ổn định cho chất liệu.
Ưu và nhược điểm của vải viscose
Chất liệu nào cũng đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, cùng Dinhnghia tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của mẫu vải viscose qua hai nội dung dưới đây.
Ưu điểm
Các ưu điểm vượt trội mà chất vải viscose sở hữu được nhiều nhà sản xuất và người tiêu dùng ưa thích như:
- Giữ form dáng tốt: Do đó, có thể sử dụng máy giặt để vệ sinh để tiết kiệm thời gian và công sức.
- Dễ nhuộm màu: Nhờ được tổng hợp từ nhiều chất liệu khác nhau nên rất dễ nhuộm, bền và ít phai màu.
- Không bị nấm mốc: Nhờ vào kết cấu đặc và có độ mỏng vừa phải của chất liệu nên viscose có thể hạn chếtối đa sự phát triển của các sinh vật, vi khuẩn.
- Giá thành khá rẻ: Vải viscose mang lại không khác với sợi vải lạ đắt đỏ là mấy nhưng nó lại có giá thành rẻ.
Linh hoạt cao: Có thể pha trộn vải viscose với nhiều loại sợi khác. Mục đích là để giảm chi phí hay tăng thêm sự mềm mại và độ bóng cho sản phẩm.
- Không bị tích điện: Tạo cảm giác thoải mái cho người mặc.
- Dễ thiết kế: Do bề mặt vải có độ mềm mại cao và độ mỏng vừa phải.
- Có thể phân hủy sinh học: Được làm từ gỗ tự nhiên và các chất có thể tái tạo khác nên có thể phân hủy sinh học và tái chế cao hơn rất nhiều so với các loại vải như: Polyester, cvc, PE,…
- Thoáng khí và hút ẩm hiệu quả: Các mẫu áo được làm bằng viscose có khả năng thấm hút mồ hôi không thua kém gì với chất vải cotton thượng hạng.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, vải Viscose còn mang đến những nhược điểm như:
- Phá rừng: Để sản xuất vải Viscose chúng ta cần gỗ làm nguyên liệu. Do đó, có thể đe dọa đến các khu rừng cổ xưa hoặc môi trường sống của các loài động vật.
- Dễ cháy: Làm từ bột gỗ nên rất dễ bắt cháy.
- Khó vệ sinh: Vải viscose rất kị nước nên chỉ có thể vệ sinh bằng cách giặt khô.
- Nhiều hóa chất độc hại: sản xuất vải Viscose cần sử dụng các loại hóa chất có nồng độ cao dễ gây ô nhiễm môi trường như axit sunfuric, carbon và lưu huỳnh…
Ứng dụng của chất liệu vải viscose
Vải viscose được ứng dụng khá nhiều trong ngành may mặc và được sử dụng để thay thế cho lụa để giảm giá thành sản phẩm.
Sau đây là một vài ứng dụng được sản xuất bằng vải viscose như: Quần áo trượt tuyết, váy đầm thời trang, áo sơ mi, quần áo mặc nhà, các loại áo jacket nhẹ, may rèm cửa, may khăn trải giường,…
Cách vệ sinh và bảo quản loại vải viscose
Dưới đây là một vài lưu ý trong việc vệ sinh và bảo quản vải viscose mà bạn nên biết:
- Chỉ nên giặt bằng tay và sử dụng nước lạnh, tránh vắt mạnh tay bởi nó có thể làm xoăn bề mặt vải.
- Nên để sản phẩm khô tự nhiên sau khi giặt hoặc có thể sử dụng một chiếc khăn bông để thấm khô bề mặt vải.
- Nên sử dụng loại bột sạch dịu nhẹ và lành tính để vệ sinh và làm sạch bề mặt vải viscose.
- Tránh sử dụng các chất tẩy rửa quá mạnh, vì nó có thể phá vỡ cấu trúc của sợi vải khiến vải dễ bị mục.
Vậy là bạn đã biết vải viscose là gì, các ưu nhược điểm cũng như cách bảo quản và vệ sinh . Hy vọng các thông tin trên hữu ích với bạn. Theo dõi chúng mình để biết thêm nhiều chủ đề thú vị khác nữa nhé!