Bé ăn bột bao lâu chuyển sang cháo? Giải đáp thắc mắc của mẹ

MISSKICKMẹ và béBé ăn bột bao lâu chuyển sang cháo? Giải đáp thắc mắc của mẹ
0
(0)

Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, mẹ bỉm dùng bột ăn dặm để giúp con làm quen với thức ăn. Đến lúc bé quen dần với việc ăn dặm thì mẹ sẽ chuyển sang tập cho bé ăn cháo. Một số mẹ băn khoăn không biết ăn bột bao lâu chuyển sang cháo thì thích hợp? Cùng MISSKICK tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau đây nhé!

Khi nào các mẹ nên cho bé ăn cháo?

Giai đoạn 6 tháng tuổithời gian tốt nhất để các mẹ cho bé làm quen với bột ăn dặm. Tuy nhiên, trước 1 tuổi thì nguồn dinh dưỡng chính của mẹ vẫn sữa bột và sữa mẹ. Do đó, các mẹ hãy chú ý để đảm bảo nhu cầu khẩu phần ăn của bé.

Để bé có thể dễ dàng tiếp nhận với việc ăn dặm thì mẹ hãy cho bé ăn thử cháo trắng hoặc bột gạo để làm quen. Khi bé đã quen dần, mẹ có thể thêm rau củ nghiền rồi đến thịt và hải sản. Vì lúc này hệ tiêu hóa của bé vẫn phát triển hoàn toàn nên khi ăn dặm mẹ cần tuân thủ nguyên tắc từ loãng đến đặc, từ ngọt sang mặn.

Khi bước vào thời gian 8 tháng tuổi thì mẹ có thể bắt đầu chuyển sang cháo cho bé. Trước tiên, hãy cho bé ăn cháo xay nhuyễn để tránh việc cháo hạt lợn cợn khiến bé khó nuốt. Mẹ nên cho bé làm quen dần với cháo loãng trước rồi mới đến cháo nguyên hạt nhé.

Khi bé được 8 tháng tuổi thì mẹ có thể bắt đầu cho ăn thử cháo
Khi bé được 8 tháng tuổi thì mẹ có thể bắt đầu cho ăn thử cháo

Có nên cho trẻ ăn cháo hạt sớm hơn 8 tháng không?

Sau khi đã quen với việc ăn dặm thì một số mẹ bỉm muốn chuyển sang cháo hạt cho bé lúc chưa tròn 8 tháng tuổi. Nếu cho bé ăn cháo hạt quá sớm có thể sẽ gây nên một số ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như:

  • Bé khó nuốt, dễ nghẹn và nôn ói: Bởi vì bé đang quen với việc ăn bột hoặc cháo nhuyễn mềm mượt nên khi dùng cháo hạt khiến bé khó nhai, lợn cợn, khó nuốt dẫn đến dễ nghẹn, nôn ói.
  • Bé bị khó tiêu: Hệ tiêu hóa của bé dưới 8 tháng tuổi còn rất yếu để có thể tiêu hóa hạt cháo cứng. Vậy nên, khi ăn cháo hạt sẽ dễ gặp nguy cơ rối loạn tiêu hóa như táo bón, đầy bụng,…
  • Dễ bị tổn thương dạ dày: Cơ hàm và răng của bé lúc này chưa phát triển nên khả năng nhai nghiền thức ăn kém nên sẽ thức ăn trực tiếp đi vào dạ dày. Khi co bóp dễ gây chà xát lên niêm mạc mỏng của bé dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày.
Không nên cho bé ăn cháo hạt sớm hơn 8 tháng
Không nên cho bé ăn cháo hạt sớm hơn 8 tháng

Thời điểm cho bé ăn cháo xay, cháo vỡ hạt, cháo nguyên hạt

Thời điểm cho bé ăn cháo xay nhuyễn

Từ 7 – 8 tháng tuổi là thời gian thích hợp nhất để bé tập ăn cháo xay nhuyễn. Mẹ nên cho bé làm quen với cháo xay trong khoảng 1 – 2 tháng để bé quen dần với thức ăn lợn cợn. Tuy nhiên, để tốt cho dạ dày của bé thì mẹ chỉ nên cho bé ăn cháo khi bé đã được hơn 8 tháng tuổi.

Thời điểm cho trẻ ăn cháo xay nhuyễn
Thời điểm cho trẻ ăn cháo xay nhuyễn

Thời điểm cho bé ăn cháo vỡ hạt

Cháo vỡ hạt sẽ có độ thô và lợn cợn nhiều hơn, do đó mẹ chỉ nên chuyển sang loại cháo này cho bé khi đã được 10 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa cũng đã phát triển tốt hơn nên có thể dùng được cháo vỡ hạt. Mẹ nên nấu nhừ cháo hoặc đánh nhuyễn, kết hợp một ít rau củ để bé tập nhai.

Thời điểm cho trẻ ăn cháo vỡ hạt
Thời điểm cho trẻ ăn cháo vỡ hạt

Thời điểm cho bé ăn cháo nguyên hạt

Sau khi cho bé ăn cháo vỡ hạt khoảng 2 tháng thì mẹ có thể chuyển sang cho bé ăn cháo nguyên hạt để kích thích sự phát triển của cơ hàm. Mẹ cũng cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm thô để bé tập nhai, tạo bước đệm cho bé chuyển sang ăn cơm nguyên hạt sau này.

Thời điểm cho trẻ ăn cháo nguyên hạt
Thời điểm cho trẻ ăn cháo nguyên hạt

Lời khuyên khi cho bé chuyển từ bột sang cháo

Cho bé làm quen với cháo rau củ trước

Trước tiên, mẹ nên cho thêm rau củ vào trong cháo của bé trước rồi mới đến thịt, hải sản. Bởi vì lúc này hệ tiêu hóa của bé còn yếu nên chỉ thích hợp với rau củ. Tuy nhiên, trước khi cho thêm hải sản vào cháo cho bé, mẹ nên cân nhắc kỹ vì loại thực phẩm này rất dễ gây kích ứng đường ruột gây tiêu chảy, nổi mề đay,…

Cho bé làm quen với cháo rau củ trước
Cho bé làm quen với cháo rau củ trước

Hạn chế nêm gia vị vào cháo

Việc nêm nếm gia vị vào cháo quá sớm sẽ gây ảnh hưởng không tốt với đến thận của bé. Hơn nữa, trong thực phẩm cũng đã chứa các hương vị nguyên chất nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về thức ăn sẽ không bị nhạt. Khi bé được 1 tuổi thì mẹ có thể nêm một ít gia vị để làm mới khẩu vị cho bé.

Hạn chế nêm gia vị vào cháo
Hạn chế nêm gia vị vào cháo

Ăn theo nguyên tắc từ ít đến nhiều

Dạ dày của trẻ sơ sinh còn quá nhỏ nên không thể chứa quá nhiều thức ăn nên mẹ hãy đảm bảo cho bé ăn cháo theo nguyên tắc từ ít đến nhiều. Trong 1 – 2 tuần đầu, mẹ hãy cho bé ăn 2 bữa cháo 1 ngày, về sau có thể tăng lên 3 bữa cháo 1 ngày để bé dễ thích nghi và hấp thu tốt thức ăn.

Ăn theo nguyên tắc từ ít đến nhiều
Ăn theo nguyên tắc từ ít đến nhiều

Đảm bảo vệ sinh khi cho bé ăn cháo

Để đảm bảo việc ăn cháo không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, mẹ cần chú ý mọto số vấn đề sau:

  • Trước khi sử dụng nguyên liệu nấu cháo cho bé, mẹ hãy rửa thật sạch các loại rau, củ và đảm bảo thức được nấu chín hoàn toàn.
  • Các loại thịt, , hải sản thường có nhiều mùi tanh. Vì vậy, các mẹ hãy khử mùi thật kỹ với giấm pha loãng từ 5 – 10 phút và rửa sạch trước khi chế biến.
  • Vệ sinh miệng, tay cho bé thật sạch với khăn ướt chuyên dùng trước và sau khi ăn. Để hạn chế việc vi khuẩn từ từ bên ngoài đi theo thức ăn vào trong cơ thể bé.
Đảm bảo vệ sinh khi cho bé ăn cháo
Đảm bảo vệ sinh khi cho bé ăn cháo

Theo dõi phản ứng của bé sau khi ăn cháo

Mỗi khi chuyển sang một món ăn hoặc thực phẩm mới, mẹ nên cho bé thử một lượng nhỏ khoảng 2 – 3 thìa trước để xem thử biểu hiện của bé có bị dị ứng, nôn ói, tiêu chảy,… hay không. Nếu có biểu hiện bất thường mẹ nên dừng ngay cho bé sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Theo dõi phản ứng của bé sau khi ăn cháo
Theo dõi phản ứng của bé sau khi ăn cháo

Các lưu ý khác khi cho trẻ chuyển từ ăn bột sang ăn cháo

  • Chọn đúng loại cháo phù hợp với từng độ tuổi của bé để kích thích vị giác và bé dễ dàng thích nghi với thức ăn hơn.
  • Nên tránh cho bé ăn cháo vỡ hoặc nguyên hạt quá sớm. Điều này sẽ khiến bé khó nhai dễ gây nôn trớ, ảnh hưởng đến dạ dày, thậm chí sẽ làm bé sợ ăn, chán ăn.
  • Trước tiên mẹ nên tập cho bé ăn các loại thịt như heo, gà, bò kết hợp với bột ăn dặm trước rồi mới cho bé ăn cháo. Sau khi đã quen với việc ăn cháo, mẹ có thể bổ sung thêm các loại hải sản, tôm, cá cho bé.
  • Luôn đảm bảo cháo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé.
  • Đừng quá khắt khe và thúc ép bé ăn. Các mẹ hãy kiên nhẫn để tập cho làm quen với những loại thực phẩm mới.
Các lưu ý khác khi cho trẻ chuyển từ ăn bột sang ăn cháo
Các lưu ý khác khi cho trẻ chuyển từ ăn bột sang ăn cháo

Gợi ý 3 món cháo cho bé tập ăn khỏe mạnh

Cháo khoai lang: Khoai lang là thực phẩm cung cấp nhiều tinh bột dưỡng chất tốt cho sức khỏe của bé như vitamin A, B, C, kali, mangan,… Hơn nữa, khoai lang có màu vàng bắt mắt, vị ngọt dịu dễ ăn. Đây là món cháo rất thích hợp với bé từ 5 – 12 tháng tuổi.

Cháo khoai lang
Cháo khoai lang

Cháo củ dền: Trong các loại củ thì các mẹ không thể bỏ qua củ dền. Trong củ dền có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển trí não của bé. Hơn nữa, cháo củ dền có màu sắc bắt mắt kích thích thị giác, trí tò mò khiến bé hứng thú với món ăn hơn.

Cháo củ dền
Cháo củ dền

Cháo đậu và rau củ: Để bé có thể làm quen và ăn được nhiều loại thực phẩm khác nhau mẹ có thể cho bé ăn cháo đậu kết hợp cùng một số loại rau củ. Sự hòa quyện giữa đậu và rau củ mang đến một món cháo thơm ngon, dễ dàng hấp thu, thích hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé.

Cháo đậu và rau củ
Cháo đậu và rau củ

Trên đây là bài viết chia sẻ câu trả lời chi tiết cho vấn đề mà nhiều mẹ bỉm đang băn khoăn là “Bé ăn bột bao lâu chuyển sang cháo thì thích hợp?”. Hy vọng với những thông tin trên mẹ đã có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích giúp bé trải qua giai đoạn ăn dặm tốt hơn nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết liên quan