Yoga là một hình thức tập luyện phổ biến trong đời sống, tuy nhiên có không ít người băn khoăn về trường phái Yoga Therapy là gì và những lợi ích mà nó mang đến cho người tập. Trong bài viết này, MISSKICK sẽ hướng dẫn bạn cách tập Therapy cho người mới đầu một cách chi tiết và đầy đủ nhất.
Nội dung bài viết
Yoga Therapy là gì?
Yoga Therapy còn có tên gọi khác là yoga trị liệu, đây là một hình thức tập yoga nhằm nâng cao sức khoẻ người tập được tốt hơn, giúp cho con người cải thiện sức mạnh thể chất.
Các bài tập của Yoga Therapy chú trọng đến yếu tố trị liệu như: áp dụng tư thế tập, cách thở và hoạt động thiền định. Tính chất của các hoạt động là nhẹ nhàng, tác động lên đa dạng nhóm cơ, giảm căng cơ, xoá bỏ các biểu hiện của đau nhức xương khớp, làm cho cơ thể được săn chắc hơn.
Yoga Therapy thuộc trường phái yoga cổ điển, do đó chúng thích hợp với nhiều người, nhiều đối tượng khác nhau với chung mục đích là có được một sức mạnh thể chất dẻo dai, ngăn ngừa bệnh tật và sống thọ.
Tác dụng của việc tập Yoga Therapy
Điều trị bệnh tâm lý
Theo các nhà nghiên cứu cho thấy, Yoga trị liệu đã có những ảnh hưởng tích cực đến người mắc chứng PTSD (stress sau sang chấn), tâm thần phân liệt, lạm dụng chất gây nghiện và hỗ trợ phục hồi cho trẻ tự kỷ…
Những người không nằm trong số các bệnh nói trên nhưng thường xuyên gặp vấn đề về tâm lý như căng thẳng, lo âu, buồn chán, khó ngủ, mất tập trung, hay cáu gắt… thì hoàn toàn có thể tập luyện Yoga Therapy để lấy lại cân bằng tâm lý, ăn ngủ ngon hơn, giảm lo nghĩ, mệt mỏi.
Điều trị bệnh xương khớp
Yoga Therapy giúp điều trị bệnh xương khớp và đây cũng là một hình thức tập vật lý trị liệu cho người cần phục hồi sau chấn thương, tai nạn,…
Những ai mắc các bệnh về cơ xương khớp như: viêm khớp, thoái hoá đốt sống, thoát vị đĩa đệm,… thường có các biểu hiện đau, nhức, khó đi lại hay vận động đều có thể thực hiện tập luyện Yoga Therapy.
Với phương pháp tập nhằm kích thích máu lưu thông được tốt hơn đến các ổ khớp, làm cho dịch khớp được bôi trơn đều hơn đến hệ thống cơ xương giúp bạn hoạt động dễ dàng. Từ đó tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt, các cơn đau cũng giảm bớt đi.
Cải thiện sức mạnh cơ bắp
Những động tác tập luyện của Yoga Therapy không cần dùng quá nhiều sức mạnh, dứt khoát, ngược lại các động tác lại vô cùng mềm mại, nhẹ nhàng nhưng cũng đủ làm cho cơ bắp được săn chắc, bền bỉ.
Nhờ các động tác kéo căng, vặn mình, duỗi căng giúp cho các bó cơ được kéo giãn một cách tối đa. Khi cơ bắp được rèn luyện thường xuyên sẽ giúp chúng trở nên có sức mạnh hơn, chịu được áp lực lớn hơn và là cách để chị em giảm cân, giảm mỡ, cơ thể thon gọn hơn.
Cải thiện sức khỏe toàn diện
Tập luyện thể thao, vận động cơ thể thường xuyên luôn mang đến cho cơ thể sự dẻo dai, săn chắc, tăng cường sức đề kháng, tăng cường sản sinh tế bào lympho – một loại giúp hình thành hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể bạn.
Ngoài ra, chúng không chỉ giúp tăng hệ miễn dịch mà còn giảm bớt căng thẳng, tránh xa phiền muộn, kích thích trao đổi chất, hỗ trợ chuyển hoá cho cơ thể, giảm hình thành mỡ thừa, tránh được các bệnh tật.
Cơ thể trở nên dẻo dai hơn
Yoga Therapy là một môn tập luyện vô cùng đơn giản chỉ với những động tác nhẹ nhàng, dễ thực hiện. Từ đó, các cơ được duỗi căng, các khớp được thả lỏng và co gập nhịp nhàng cũng như thay đổi linh hoạt vị trí giúp cơ thể dẻo dai hơn, các bó cơ trở nên săn chắc, từ đó cơ thể trở nên cân đối.
Hướng dẫn tập Yoga Therapy cho người mới bắt đầu
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn cần biết khi luyện tập Yoga Therapy:
Cách tập: Nếu mới bắt đầu tập cách tốt nhất là bạn tập với một huấn luyện viên. Khi tự tập tại nhà thì cần có sự hướng dẫn, tham khảo ý kiến từ người có chuyên môn cũng như thực hiện tập từ dễ đến khó.
Khởi động kỹ trước khi tập: Khởi động cơ thể thật kỹ trước khi tập là điều cần thiết để cơ thể làm quen các hoạt động, ấm lên và hạn chế các chấn thương khi tập Yoga Therapy.
Thời gian tập: Trung bình mỗi buổi tập, bạn chỉ nên tập từ 20 – 30 phút. Với những ai mới bắt đầu tập theo phương pháp này thì có thể thấp hơn khoảng 10 – 15 phút. Khi đã quen dần thì bạn nên duy trì tập 3 – 5 buổi/tuần.
Chuẩn bị trang phục, thảm tập: Bạn nên lựa chọn bộ đồ tập có độ co giãn tốt, thấm hút mồ hôi và một chiếc thảm tập yoga cá nhân để đỡ đau chân, đảm bảo vệ sinh khi tập.
Ăn uống ngủ nghỉ hợp lý: Bạn cần đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, ăn uống khoa học nhất, tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… thức khuya (sau 11h), cần ngủ đủ từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày.
Các tư thế của yoga trị liệu cho người mới bắt đầu
Chuỗi động tác chào mặt trời – Sun Salutation
Đây là loạt chuỗi động tác rất hiệu quả khi luyện tập cơ đùi trong, cơ ngực, cơ delta, cơ lưng rộng. Đồng thời, chúng còn tác dụng làm giảm đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm, qua đó làm cột sống và các khớp mềm mại, linh hoạt hơn.
Để thực hiện, bạn cần làm theo các bước hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy đặt hai bàn chân đặt sát nhau và đứng thẳng, hai tay xuôi.
Bước 2: Sau đó, từ từ hít vào, hai tay ép trước ngực, thở ra chậm và sâu.
Bước 3: Tiếp tục hít vào và ngửa người ra sau.
Bước 4: Kế đến, hãy thở ra gập người xuống, hai lòng bàn tay chạm đất cạnh bàn chân, cố gắng giữ thăng bằng 2 đầu gối.
Bước 5: Bước chân phải ra sau, ngửa cổ hít vào.
Bước 6: Nín thở đưa chân trái ra sau.
Bước 7: Thở ra hạ gối và ngực xuống (tư thế hít đất)
Bước 8: Thở ra nâng đầu và ngực lên cao hết sức có thể.
Bước 9: Thở ra đưa đầu về vị trí cũ, mông nâng cao.
Bước 10: Đưa chân trái về giữa hai bàn tay, ngửa cổ hít vào.
Bước 11: Đưa chân phải về giữa hai bàn tay, thở ra đầu chạm gối.
Bước 12: Hít vào đầu và tay ngửa ra sau, thở ra thẳng đứng.
Bước 13: Đổi chân
Tư thế vặn mình
Với động tác này, chúng có tác dụng làm giãn cơ lưng và cơ liên gai cột sống của bạn, giúp cột sống mềm mại và linh hoạt hơn.
Để thực hiện, bạn cần làm theo các bước hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy đặt một chân thẳng trên sàn, chân còn lại vắt chéo sau đó dùng tay chống lên sàn.
Bước 2: Tiếp theo hãy thở ra quay người ra sau.
Bước 3: Cuối cùng là vặn mình và giữ nguyên tư thế 10 giây.
Tư thế đá chân thẳng góc
Tư thế đá chân thẳng góc có tác dụng giúp vùng bụng trở nên săn chắc và nhỏ gọn, chữa thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm.
Để thực hiện, bạn cần làm theo các bước hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Đầu tiên bạn hãy hít vào và cố gắng đưa chân vuông góc với người, bàn chân song song với mặt đất.
Bước 2: Tiếp theo, bạn bạn chân xuống và thở ra
Bước 3: Bạn hãy thực hiện tương tự các động tác trên với chân còn lại. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện động tác này 10 lần.
Tư thế cây cầu – Bridge Pose
Luyện tập tư thế cây cầu giúp cho cột sống của bạn được mềm mại và hồi phục những tổn thương do thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống gây nên.
Để thực hiện, bạn cần làm theo các bước hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy nằm ngửa trên sàn và co hai đầu gối.
Bước 2: Sau đó, hãy thở ra dùng lực từ bàn chân và cánh tay làm điểm tựa để nâng hông lên cho đến khi bắp đùi song song với mặt sàn.
Bước 3: Cuối cùng, bạn hãy cố gắng giữ nguyên tư thế này trong vòng một phút.
Tư thế rắn hổ mang – Cobra Pose
Khi tập ở tư thế này không những giúp tăng sự lưu thông máu trong cơ thể, đưa máu tới buồng trứng và tử cung mà còn giúp gia tăng hooc môn cho cơ thể và cải thiện khả năng sinh sản của bạn.
Để thực hiện, bạn cần làm theo các bước hướng dẫn sau đây:
Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy nằm úp xuống sàn, hai chân mở rộng bằng hông, lòng bàn tay úp xuống sàn và đặt ngang cạnh đầu.
Bước 2: Sau đó hãy tiếp tục hít vào và dùng tay làm điểm tựa nâng phần thân trên lên khỏi mặt đất.
Bước 3: Cuối cùng là thở ra và từ từ hạ đầu xuống sàn, trở về tư thế ban đầu.
Lưu ý khi tập Yoga Therapy
Để việc tập luyện đạt được hiệu quả như mong đợi, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
Tập đúng động tác
Bạn cần luyện tập tuân thủ theo sự hướng dẫn của huấn luyện viên khi tập Yoga Therapy để phát huy được hết những lợi ích của bài tập. Nếu tập tại nhà, bạn cần thực hiện các động tác một cách chính xác để mang lại hiệu quả cao nhất.
Không bỏ qua bước khởi động trước khi tập
Nhằm đảm bảo sự an toàn cho khi tập, nên khởi động kỹ trước khi tập đây là bước quan trọng nhất khi tập bộ môn này mà bạn không nên bỏ qua.
Trước khi tập, bạn khởi động nhẹ nhàng nhằm giúp giãn cơ, xoay khớp và thực hiện làm nóng người đầu mỗi buổi tập ít nhất 5 – 10 phút để đảm bảo cơ thể dẻo dai và thực hiện bài tập một cách tốt nhất.
Tập luyện đều đặn, thường xuyên
Muốn đạt được kết quả tốt nhất thì việc tập luyện đều đặn, thường xuyên là yếu tố quyết định đến sự thành bại của cả quá trình cố gắng rèn luyện.
Đối với những ai tập tại nhà, bạn nên tạo cho mình một không khí vui tươi và luyện tập thường xuyên để có một kết quả tốt nhất. Tập Yoga Therapy là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên trì rất lớn thì mới mong đạt được hiệu quả như mong muốn.
Về cường độ tập
Nếu bạn là người mới bắt đầu tập Yoga Therapy, bạn nên có sự cân bằng về mức độ luyện tập nhưng tốt nhất nên đi theo liệu trình từ cơ bản đến nâng cao, sau đó hãy tăng dần cường độ bài tập để tránh tình trạng cơ thể bị quá tải.
Lưu ý: Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng bất thường trong quá trình luyện tập như: đau ngực, nhịp tim không đều, thở dốc hay chóng mặt thì nên ngừng tập ngay lập tức để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
Giãn cơ sau khi tập
Trong mỗi lần tập, bạn nên dành ra khoảng 15 phút cuối để thư giãn và cảm nhận sự khoan khoái của cơ thể sau mỗi bài tập. Khi hoàn thành các động tác co giãn cơ, việc thả lỏng sẽ giúp chúng hồi phục một cách nhanh nhất.
Lưu ý: Việc uống đủ nước và làm mát cơ thể để giải phóng quá trình tỏa nhiệt trong lúc tập, nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường.
Xem thêm:
- Asana yoga là gì? Tác dụng và các tư thế Asana phổ biến nhất
- Yoga suối nguồn tươi trẻ là gì? Tác dụng, tư thế và lưu ý khi tập
- Kundalini là gì? Lợi ích và cách thực hiện tư thế yoga Kundalini
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, trên đây là một số thông tin về Yoga Therapy để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hình Yoga này. Hy vọng chúng sẽ giúp ích được bạn trong việc cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.