Giày thể thao đi lâu có thể bị mòn đế, bung keo hay lý do khác. Để khắc phục các tình trạng đó, Misskick xin giới thiệu đến bạn một số cách dán đế giày thể thao vừa thẩm mỹ, vừa tiện lợi trong bài viết sau nhé.
Nội dung bài viết
Nguyên nhân đế giày bị bong keo
Keo hết tác dụng
Giày khi sử dụng qua nhiều lần hoặc trong thời gian dài. Chất keo giúp siết chặt giày có thể bị bong chóc do hết tác dụng, không còn độ kết dính như ban đầu.
Sử dụng nhiều chất tẩy rửa
Đa phần, các chất tẩy rửa mạnh thường có nhiều tính oxy hóa để có thể dễ dàng làm sạch các chất bẩn cứng đầu. Tuy nhiên nên bạn lạm dụng nó quá nhiều dễ dẫn đến hiện tượng oxy hóa – khử làm cho giày nhanh hỏng và bong tróc các lớp keo dán, đặc biệt là keo ở đế giày.
Giày bị tiếp xúc nhiều với nước
Giày bị tiếp xúc nhiều với nước, ngâm giày trong nước quá lâu hay đặt giày tại môi trường ẩm ướt cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi nhanh chóng, từ đó phá hủy chất liệu giày cũng như keo dán và gây bung đế.
Ma sát
Nếu bạn thường xuyên đi giày thể thao để chạy bộ, đi trên địa hình khó khăn, đế giày sẽ chịu một lượng ma sát khá nhiều, điều này dễ làm đế giày bị bong tróc.
Tuổi thọ của giày
Mỗi đôi giày đều sẽ có một tuổi thọ nhất định tùy theo tần suất sử dụng. Khi dùng trong thời gian quá dài, các phần của giày như đế, miếng lót hay vải bên ngoài đều bị mài mòn, dễ bị bong tróc, độ bền giảm.
Chất lượng sản phẩm
Nếu giày của bạn thiết kế sai cách, chất liệu kém chất lượng, thì đế giày dễ dàng bị bong tróc hơn là những đôi giày thể thao chất lượng cao.
Cách dán giày thể thao
Dùng keo dán giày chuyên dụng
Keo 3M Pro100 là loại keo dán giày chuyên dụng có khả năng bám dính cực kỳ hiệu quả và rất thích hợp với các loại chất liệu cao su, nhựa. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy vệ sinh sạch sẽ vị trí đế giày sẽ dán keo bằng cách phủi sạch bụi và tẩy rửa vết bẩn.
- Bước 2: Tiếp theo, bạn tiến hành nhỏ keo 3M Pro 100 vào vị trí bong ra trên đế rồi ép thật chặt.
- Bước 3: Cố định vết dán trong khoảng 8 – 24 giờ để keo bắt đầu phát huy tác dụng rồi mới sử dụng.
Lưu ý: Bạn nên tẩy sạch vết keo thừa trên giày để đảm bảo tính thẩm mỹ và trên hộp keo, nắp keo trước khi cất để sử dụng cho các lần sau nhé!
Dùng keo 502
Keo 502 còn được biết đến là loại keo dán sắt có khả năng kết dính cực kỳ tốt và chắc chắn với giá thành rẻ nên được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, loại keo này có thể giảm tác dụng khi tiếp xúc với nước và dẫn đến hiện tượng bong tróc trở lại. Vì vậy hãy hạn chế để giày tiếp xúc với nước khi sử dụng nhé! Các bước cụ thể như:
- Bước 1: Bạn làm sạch phần đế giày tại vị trí bị bong tróc bằng cách lau bụi bẩn, điều này sẽ giúp cho keo dính chắc chắn hơn.
- Bước 2: Sử dụng găng tay trước khi nhỏ keo vào giày để bảo vệ da. Sau đó bạn bôi keo lên vị trí cần kết dính trên đế.
Dùng keo con chó
Keo con chó (keo Dog X-66) cũng là loại keo được sử dụng rất phổ biến nhờ vào khả năng bám dính cực tốt, thích hợp để dán các loại đế giày được làm từ chất liệu xốp như các dòng giày của adidas hay Nike Jordan.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Bạn tiến hành vệ sinh thật sạch vị trí cần dán keo trên đế giày và đảm bảo đế giày khô trước khi dán.
- Bước 2: Bạn dùng keo và dán một lớp vừa đủ lên đế giày tại vị trí bị bong tróc keo.
- Bước 3: Sau đó bạn để keo khô trước gió hoặc máy sấy trong khoảng 5- 10 phút, ép chặt tay rồi cố định giày trong khoảng 8 tiếng trước khi sử dụng trở lại.
Lưu ý khi sử dụng các loại keo dán giày
Mặc dù các phương pháp trên đều khá dễ làm và tiện lợi, nhưng bạn cũng cần phải lưu ý một số điều sau để keo dính chắc nhất nhé:
- Lau thật sạch vết keo sót lại trên hộp keo và giày rồi bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Chỉ dán lượng keo vừa đủ để kết dính đế giày vì việc sử dụng quá nhiều có thể gây tràn keo ra ngoài mất thẩm mỹ cho đôi giày.
- Khi dán keo cần đeo bao tay thật cẩn thận để không làm tổn thương, bỏng rát da tay.
- Để keo không bị lem ra ngoài mất thẩm mỹ đôi giày thì bạn nên dùng tăm bông để trải mỏng lớp keo dán trước đó.
- Nếu giày của bạn bị bong mảng lớn trên mõm giày thì nên dán phần xung quanh trước rồi mới đến mõm giày. Thực hiện theo các bước như vậy giúp bạn hạn chế được việc nhăn nhúm thân giày.
- Mỗi loại giày sẽ có loại keo thích hợp, vì vậy hãy tham khảo và lựa chọn loại keo dán phù hợp để khi khô không làm cứng đế giày bạn nhé.
Xem thêm:
- 2 cách sửa đế giày bị mòn nhanh chóng, hiệu quả tại nhà
- cách tẩy đế giày bị ố vàng lâu ngày cực nhanh và hiệu quả
- Các công nghệ trên đế giày thể thao nổi bật nhất hiện nay
Vậy là những thông tin trên Misskick đã giới thiệu đến bạn các cách dán đế giày vừa bền vừa dễ làm. Hi vọng với những thông tin trên, các bạn đã có thể khắc phục đế giày bị tróc keo thành công.