“Mẹ chồng”, bộ phim làm mưa làm gió phòng vé vào dịp cuối năm 2017 nhưng lại gây nhiều tranh cãi về sự khó hiểu của nội dung. Bài viết này sẽ giúp bạn Review phim Mẹ chồng, bộ phim còn nhiều tranh cãi này nhé!
Giới thiệu phim
- Ngày công chiếu: 01/12/2017.
- Đạo diễn: Lý Minh Thắng.
- Diễn viên: Thanh Hằng, Midu, Lan Khuê, Ngọc Quyên,…
- Thời lượng: 90 phút.
- Thể loại: Gia đình, tranh đấu, chính kịch.
- Điểm IMDb: 7.3/10.
- Link xem phim: Xem Mẹ Chồng trên Netflix.
Nội dung phim:
Là một câu chuyện sóng gió gia đình vào những năm 1845 – 1950, xoay quanh cuộc đời cô Ba Trân (Thanh Hằng) xảy ra ở bối cảnh giả định tên Đại Điền. Khi mà ở chế độ xưa, thân phận người phụ nữ được ví là “lục bình trôi sông”, phải chịu nhiều sự bất công, đối xử hà khắc từ xã hội.
Đó cũng là khi những cuộc đời bất hạnh được xuất hiện. Ba Trân là một cô gái Nam bộ, sống dưới sự ảnh hưởng sâu sắc của một nền Nho giáo cũ. Cô dần đánh mất bản thân mình khi bước chân làm dâu.
Mối quan hệ với mẹ chồng như dầu sôi lửa bỏng hay những quy củ cổ hủ từ gia đình nhà chồng khiến cuộc sống cô đầy đau khổ hơn bao giờ hết. Cứ tưởng rằng trải qua và hiểu được bi kịch của mình, cô sẽ cảm thông và thương yêu hơn số phận làm dâu của những người khác. Thế nhưng, cô hoàn toàn lặp lại bất hạnh một lần lại một lần lên con dâu khi cô trở thành mẹ chồng.
Nội dung bài viết
Review phim Mẹ chồng
Sự đầu tư về trang phục
Điểm đáng khen cho bộ phim đó chính là sự đầu tư chỉnh chu về trang phục. Với từng nhân vật, thông qua trang phục đã có thể thể hiện những nét tính cách đặc trưng hay bối phận trong gia đình của họ.
Bà Hai Lịnh (diễn viên Diễm My 6x) với trang phục chính thường là tông màu vàng. Quý phái như những người phụ nữ có quyền thế thời xưa. Khiến khán giả dễ liên tưởng đến dòng dõi hoàng thất, cao sang quyền quý, với phong thái không thể giả tạo được.
Những chiếc áo bà ba của Ba Trân (Thanh Hằng) với chất liệu lụa nhung, thường có màu sẫm. Sang trọng và quyền lực, phù hợp với hình tượng khi trở thành mẹ chồng của Ba Trân hơn cả. Một người trải qua những đau khổ để rồi sống phải mưu toan, đề phòng và luôn tìm an toàn bằng cách phải nắm trọn quyền lực tuyệt đối.
Nhân vật Tư Thì (Lan Khuê) được lựa chọn tông màu tím. Màu tím mang sự dịu dàng, đằm thắm, nhưng lại không thiếu phần bí ẩn. Phù hợp với nàng dâu lớn lên trong gia giáo nhưng lại không kém phần tâm cơ.
Đối lập với các nhân vật trên thì Tuyết Mai (Midu) thường mặc những trang phục phóng khoáng, hiện đại hơn nhiều. Phù hợp với một cô gái trẻ, du học ở nước ngoài được tiếp thu những kiến thức cởi mở.
Diễn xuất của dàn diễn viên gạo cội
Sức hút của bộ phim chính là nằm ở dàn diễn viên đầy tên tuổi với nhiều năm kinh nghiệm diễn xuất.
Diễn viên Diễm My trong vai bà Hai Lịnh
Diễn viên Diễm My đã không còn xa lạ với công chúng, nhất là với những thế hệ trước. Bà là một diễn viên gạo cội và đầy thực lực, diễn tả trọn vẹn một bà Hai Lịnh với vẻ ngoài quý phái đằm thắm của nhà giàu Nam Bộ nhưng lại khắc nghiệt, bảo thủ với con dâu. Bà coi trọng đích tôn, nối dõi tông đường hơn tất thảy.
Diễn viên Thanh Hằng trong vai Ba Trân
Thanh Hằng đã hóa thân thành một Ba Trân sắc sảo trong vai trò mẹ chồng quyền lực. Từng ánh mắt, cái cười nhẹ, đến giọng điệu đã làm nhân vật Ba Trân nổi bật, ghi dấu ấn với khán giả về một người phụ nữ bất hạnh, chịu đau khổ áp lực một đời.
Sống chỉ để tranh giành, chịu đựng chỉ để được sống. Đến khi nắm được quyền lực thì vẫn phải gồng mình để giữ. Là một nhân vật đáng thương nhưng rồi lại đáng trách!
Diễn viên Lan Khuê trong vai Tư Thì
Lan Khuê với vai diễn Tư Thì, vốn là người mẫu và chưa có kinh nghiệm nhiều với diễn xuất. Tuy nhiên cô đã cố gắng hoàn thành đạt tiêu chuẩn của nhân vật. Gây ấn tượng với khán giả là hình ảnh một Tư Thì dịu dàng, khôn khéo, nhưng là tâm cơ, rình rập ở mọi nơi. Mỗi khung cảnh quan trọng đều có sự xuất hiện lấp ló của cô.
Diễn viên Midu trong vai Tuyết Mai
Midu là cái tên cũng không xa lạ với màn ảnh phim Việt. Ở Mẹ chồng, có lẽ cô vẫn chưa gây được ấn tượng nhiều với vai diễn lần này. Điểm cộng là cô sở hữu vẻ ngoài phù hợp với một Tuyết Mai thanh thuần, ngây thơ, là nàng dâu đã từng tiếp xúc với thế giới rộng lớn cởi mở, nên cô luôn cảm thấy ngột ngạt khi về sống trong gia đình cổ hủ đầy phép tắc, toan tính.
Là thể loại phim nữ quyền do đó hình tượng các nhân vật nam hơi mờ nhạt và yếu đuối. Nhưng diễn xuất của Song Luân, Lâm Vinh Hải,… Cũng đã được thể hiện rất tốt.
Kịch bản gây nhiều tranh cãi
Đây là điểm gây nên những tranh cãi của bộ phim. Đạo diễn Lý Minh Thắng muốn mang một tác phẩm có nhiều thông điệp đến với khán giả. Cũng chính vì gửi gắm quá nhiều ý tưởng, mà 90 phút của bộ phim không thể diễn tả trọn vẹn được.
Diễn xuất của các diễn viên cũng không thể cứu vãn được sự phi logic trong câu chuyện. Mở đầu bộ phim khiến cho khán giả đặt nhiều hy vọng, nhưng càng về sau thì những tình tiết dài dòng cứ được lặp lại. Các nhân vật thì tập trung thể hiện tâm lý cá nhân, những cảm xúc đơn lẻ hoàn toàn không liên kết với nhau.
Rồi đến những mâu thuẫn trong các chi tiết khiến bộ phim trở nên phi logic và khán giả thì không hiểu gì. Thêm vào câu “chốt đơn” ở cuối bộ phim của Ba Trân thì đã thật sự làm khán giả hoang mang, tự hỏi, rốt cuộc thông điệp cô muốn nói liên quan gì đến cả bộ phim?
Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Tuy có nhiều ý kiến trái chiều xong vẫn không thể phủ nhận về vẻ đẹp người phụ nữ ở chế độ cũ của dàn diễn viên. Nếu bạn thích thể loại ma mị, hay cung đấu thì cũng có thể lựa chọn Mẹ chồng đấy!