Giày đá bóng thường xuất hiện mùi hôi khó chịu do thiết kế kín khó thoát hơi cũng như được sử dụng với tần suất cao, không vệ sinh thường xuyên. Để khắc phục tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu về các cách khử mùi giày đá bóng nhanh chóng và hiệu quả nhất nhé!
Nội dung bài viết
Vì sao giày đá bóng có mùi hôi?
Nguyên nhân đầu tiên gây nên tình trạng mùi hôi ở giày đá bóng là do mồ hôi. Khi sử dụng giày, bàn chân sẽ tiết ra nhiều mồ hôi khi hoạt động liên tục. Đây là điều kiện để các vi khuẩn sinh sôi và gây ra mùi khó chịu.
Tất (vớ) bị ẩm do chất liệu dày và khả năng thấm hút mồ hôi kém là nguyên nhân khiến cho giày đá bóng bị hôi. Không chỉ vậy, thói quen không vệ sinh sạch sẽ tất và giày sau khi đá bóng cũng gây nên mùi hôi và ẩm mốc cho giày.
Các cách khử mùi giày đá bóng hiệu quả
Để giày không còn tình trạng mùi khó chịu sau khi đá bóng thì hãy tham khảo một số cách khử mùi giày cực hay dưới đây:
Cách xử lý mùi hôi giày
Sử dụng giấm ăn
Giấm ăn có khả năng giảm mùi hôi và loại bỏ vi khuẩn trong giày rất hiệu quả. Bạn chỉ cần trộn giấm ăn cùng với nước theo tỉ lệ bằng nhau vào một chai xịt, xịt dung dịch này vào giày rồi đợi khô. Sử dụng cách này sau mỗi lần dùng sẽ giúp cho giày có mùi thơm mát hơn.
Lưu ý: Để cho hiệu quả đạt được tối ưu thì bạn nên làm sạch đôi giày kỹ càng cả ở bên trong lẫn bên ngoài trước khi dùng giấm.
Sử dụng baking soda
Baking soda là sản phẩm có thể khử mùi tốt nhờ vào khả năng hút ẩm cao. Sử dụng baking soda sẽ giúp giữ giày đá bóng luôn khô thoáng và giảm mùi hôi khó chịu. Cách bước thực hiện đơn giản như sau:
- Bước 1: Dùng 3 đến 4 thìa cà phê bột baking soda rồi cho trực tiếp vào trong giày.
- Bước 2: Để giày qua đêm rồi sau đó đổ đi phần bột còn thừa trong giày trước khi sử dụng.
Sử dụng giấy báo
Giấy báo có khả năng hút ẩm tốt, hạn chế những vi khuẩn như nấm mốc, giúp cho giày khô ráo và sạch sẽ hơn, giảm mùi hôi khó chịu. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Vò giấy báo cũ và nhét vào bên trong giày.
- Bước 2: Lấy giấy báo ra và tiếp tục sử dụng giày sau khoảng từ 12 – 24 tiếng.
Sử dụng cồn
Cồn là chất được sử dụng để khử trùng có sức thẩm thấu nhanh, khiến cho protein của vi khuẩn mất đi sức sống nhờ vào khả năng làm đông cứng. Khi sử dụng cồn thì giày được sát trùng hiệu quả và hết mùi hôi.
Cồn bốc hơi nhanh nên khi dùng thì không cần lo lắng việc mùi cồn đọng lại trên giày. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Cho một lượng cồn vừa đủ vào bên trong giày. Bên ngoài bề mặt giày thì sử dụng bông có thấm cồn để lau.
- Bước 2: Để cồn có thời gian loại bỏ các vi khuẩn thì cần đặt giày ở nơi thông thoáng khoảng 15 – 20 phút.
Sử dụng vỏ cam
Vỏ cam có khả năng khử khuẩn tốt nhờ vào tinh dầu có chứa trong vỏ. Mùi hôi cũng được dịu đi nhờ hương thơm mát đến từ vỏ cam. Bạn chỉ cần bóc vỏ cam rồi để phần vỏ vào giày, bạn sẽ thấy giày không còn mùi hôi nữa sau khi để qua một đêm.
Sử dụng sản phẩm chuyên dụng
Việc dùng sản phẩm chuyên dụng giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn cũng như tiện lợi hơn. Các sản phẩm khử mùi thường thấy hiện nay là khử mùi dạng xịt hoặc dạng viên. Bạn chỉ cần sử dụng một lượng ít xịt vào giày là đã có thể làm giảm mùi hôi ngay lập tức, rất đơn giản và nhanh chóng.
Bạn cũng có thể chọn mùi thơm yêu thích cho miếng lót giày như hương hoa, bạc hà,… Ngoài ra, cách này hỗ trợ chống nước mỗi khi vận động, phù hợp với những bạn có mùi mồ hôi chân sẵn.
Phơi giày dưới ánh nắng mặt trời
Đặt giày trực tiếp dưới ánh mặt trời giúp làm khô giày, hạn chế vi khuẩn sinh sôi cũng như giảm mùi hôi giày hiệu quả. Bạn chỉ nên đặt phơi giày trong nắng từ 15 đến 20 phút để tránh làm ảnh hưởng đến chất liệu giày.
Cách xử lý mùi hôi chân
Mùi hôi chân là một trong những nguyên nhân gây nên mùi khó chịu ở giày. Để loại bỏ được mùi hôi chân, bạn có thể thực hiện theo các cách sau:
Ngâm chân với trà
Trà hay lá chè xanh có công dụng trong việc bài trừ độc tố trong cơ thể, giúp chữa trị mùi hôi ở chân hiệu quả. Bạn chỉ cần sử dụng lá chè xanh đã được vò nát rồi đun sôi với nước. Sau đó, bạn pha vào một chút nước lạnh và ngâm chân vào.
Ngâm chân với giấm
Giấm có tính kháng khuẩn tốt nên sẽ giúp bạn loại bỏ mùi hôi chân hiệu quả và nhanh chóng sau một thời gian sử dụng. Bạn cần sử dụng tỷ lệ 2 phần nước ấm pha chung với 1 phần giấm và ngâm chân từ 15 đến 20 phút.
Lưu ý: Bạn không nên ngâm chân với giấm khi đang có vết thương hở vì sẽ làm kích ứng vết thương.
Ngâm chân với gừng và muối
Trong gừng có chứa chất cay và tinh dầu, giúp bàn chân được khử mùi tốt, hạn chế việc tiết nhiều mồ hôi và giữ cho chân thông thoáng. Bạn cần thực hiện các bước đơn giản như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị nước ấm, gừng và muối rồi pha 2 lít nước ấm với một ít lát gừng đập dập và một nắm muối hột nhỏ.
- Bước 2: Ngâm chân vào hỗn hợp nước này và thư giãn trong 30 phút. Bạn nên thực hiện cách ngày mỗi ngày trước khi đi ngủ để có được hiệu quả tốt hơn.
Ngâm chân với lá trầu tươi
Trong tinh chất lá trầu có chứa các chất gây ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn nên bạn có thể sử dụng lá trầu để khử mùi ở chân và hạn chế việc tiết ra mồ hôi. Các thao tác thực hiện như sau:
- Bước 1: Chân cần vệ sinh sạch sẽ trước khi chà lá trầu tươi vào. Sau đó vò nát một nắm lá trầu tươi rồi xoa vào chân.
- Bước 2: Rửa sạch lại với nước ấm sau khi đợi khoảng 30 phút. Sau 10 ngày thực hiện cách này đều đặn thì bạn sẽ không còn thấy mùi hôi chân nữa.
Cách xử lý mùi hôi từ tất/vớ
Nhiều người sử dụng tất/vớ khi đá bóng nhưng không biết chọn đúng cách sẽ làm cho chân càng bị bí và gây ra mùi hôi. Dưới đây là một số cách xử lý đơn giản và nhanh chóng:
- Khi chọn tất cần lựa những loại chất liệu dễ thấm hút mồ hôi như cotton hay vải bông để chân luôn giữ được sự khô thoáng.
- Sau khi đã sử dụng tất, không nhét lại tất bẩn vào trong giày vì dễ hình thành vi khuẩn.
- Thường xuyên thay tấm lót giày và tất (khoảng 1 ngày 1 lần nếu sử dụng thường xuyên).
- Sau khi sử dụng thì nên giặt sạch và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để khử khuẩn hoặc phơi ở nơi khô thoáng.
- Tất không nên sử dụng chung, đặc biệt là không đi tất chung với những người đã bị hôi chân vì có nguy cơ cao bị lây mùi hôi.
Mẹo giữ cho giày đá bóng không có mùi hôi
Để giữ cho giày bóng đá luôn khô thoáng và không có mùi hôi thì bạn có thể xem một vài mẹo sau:
- Giày cần được vệ sinh thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn. Bạn nên vệ sinh khoảng 1 lần 1 tuần.
- Bảo quản giày ở nơi khô ráo, tránh để gần những nơi ẩm ướt dễ gây mốc.
- Để tránh phát sinh vi khuẩn thì không nên mang giày lúc còn ướt.
- Sau khi đi mưa thì cần giặt sạch và phơi/sấy khô.
Xem thêm:
- Cách phục hồi giày cũ siêu đơn giản ngay tại nhà
- Cách sửa giày bị hở keo siêu đơn giản và hiệu quả
- Cách làm giày chống thấm nước cực hiệu quả cho mùa mưa
Bài viết vừa chia sẻ nguyên nhân gây nên mùi hôi ở giày đá bóng cũng như các mẹo để loại bỏ mùi hôi hiệu quả. Hy vọng bài viết đem đến những thông tin tham khảo hữu ích cho bạn đọc.