Miệt mài trị mụn nhưng chả hiểu sao lũ mụn đáng ghét vẫn ùn ùn ghé thăm? Thử điểm qua một vài thói quen xấu khiến da nổi mụn nhé!
Nội dung bài viết
Để tóc mái
Dù cho việc để tóc mái trông thật xinh xắn dịu dàng nhưng nếu da mặt bạn dễ nổi mụn, đặc biệt là mụn ở vùng trán thì đừng dại mà để tóc mái nhé! Vùng tóc chạm với lông mày và mắt chính là khu vực dễ sản sinh ra mụn nhất.

Hơn nữa, việc gội đầu không thường xuyên (2 đến 3 ngày một lần) khiến vi khuẩn, bụi bẩn từ môi trường bám trên tóc sẽ trao đổi với da mặt dễ dàng. Ngoài ra, việc bạn sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc hay tạo kiểu tóc cũng là một điểm cộng được lũ mụn yêu thích. Đối với những bạn gái đang khổ sở do mụn, cách tốt nhất là kẹp mái lên cao hoặc để tóc tránh tiếp xúc với da, và hạn chế để các sản phẩm chăm sóc tóc dính lên da mặt nhé!
Đưa tay lên mặt
Bàn tay là bộ phận chứa đựng vô số các loại vi khuẩn từ môi trường do hay tiếp xúc trực tiếp các đồ vật xung quanh. Đừng tưởng chỉ cần rửa xà phòng là có thể cho tay lên da mặt rồi nặn mụn nhé!

Mỗi khi cho tay lên mặt, dù là những hành động vô thức như chống cằm hay xoa má cũng là một nguồn lây lan vi khuẩn không hề nhỏ sang khuôn mặt, chứ đừng nói đến việc dùng tay tác động lên mụn gây viêm nhiễm. Vì vậy, dù cho nặn mụn là một việc làm thật hấp dẫn, nhưng vẫn hãy biết kiềm chế để da mặt được khỏe mạnh nhé!
Lười giặt vỏ gối, khăn mặt, khẩu trang
Dù tiếp xúc thường xuyên với da mặt của bạn nhưng vỏ gối, khăn mặt hay khẩu trang chính là những vật dụng tiếp nhận một lượng lớn vi khuẩn, nhờn và bụi bẩn từ da mặt bạn. Dầu và bụi bám lại trên các sợi vải trong suốt thời gian dài là nơi hình thành và sinh sôi của lũ vi khuẩn gây mụn đáng ghét.

Vì vậy, để tránh xa mụn, bạn nên thay vỏ gối mỗi tuần một lần, thường xuyên giặt khăn mặt và khẩu trang. Khi giặt, nên dùng những loại xà phòng dịu nhẹ, tránh sản phẩm có chất tẩy rửa cao và các chất làm mềm vải vì đó là những nguyên nhân gây kích ứng da.
Dùng điện thoại thường xuyên
Điện thoại di động vốn là vật bất li thân của các bạn gái. Tuy nhiên điện thoại cũng chính là một “ổ vi khuẩn khổng lồ” đấy! Bên cạnh đó, ánh sáng xanh và sóng điện thoại cũng được chứng minh là có nguyên nhân của các vấn đề về kết cấu và sắc tố da.

Do đó, bạn càng rời xa dế yêu bao nhiêu, vi khuẩn từ điện thoại càng khó có cơ hội tấn công da mặt của bạn bấy nhiêu. Bên cạnh đó, hãy chăm chỉ vệ sinh điện thoại thật sạch sẽ nhé! Hằng ngày bạn có thể dùng cồn thấm vào khăn giấy hoặc bông gòn rồi lau lên màn hình điện thoại để hạn chế tối đa sự lây lan và phát triển của vi khuẩn.
Thức khuya
Các cú đêm mà da mặt nổi mụn thì hãy cố gắng đi ngủ thật sớm nhé! Thức khuya và căng thẳng kéo dài gây ảnh hưởng không tốt cho hệ thần kinh, khiến cơ thể sản sinh ra nội tiết tố khiến các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, các nhân mụn từ đó dễ hình thành và phát triển.

Hơn nữa, việc thức quá khuya khiến các cơ quan trong cơ thể không kịp nghỉ ngơi, tái tạo và đào thải chất độc làm cho chất độc dưới da bị ứ tắc, mụn từ đó cứ thi nhau mà sinh sôi. Tốt nhất, hãy cố gắng sắp xếp thời gian và công việc để có thể lên giường ngủ trước 23 giờ và nhớ là hạn chế lướt điện thoại cả đêm nhé!
Xem thêm:
- Mụn ẩn có nên nặn không? Mách bạn cách chăm sóc đúng cách
- 10 kinh nghiệm mua máy rửa mặt tốt và phù hợp với chị em
- Mỹ phẩm chứa cồn có tốt không? Nồng độ và cách nhận biết
Các nàng hãy cố gắng khắc phục những thói quen xấu khiến da nổi mụn, để bản thân có một làn da thật đẹp nhé!