Để giày bị mòn thường dẫn đến những trải nghiệm không tốt cho người dùng khi sử dụng và đặc biệt là khi tham gia những hoạt động thể thao vì có thể gây trơn trượt, chấn thương,… Cùng Misskick tìm hiểu ngay cách sửa đế giày bị mòn cực nhanh và cách bảo quản giày được bền lâu ngay nhé!
Nội dung bài viết
Đế giày bị mòn ảnh hưởng như thế nào?
Nếu bạn sử dụng giày để đi bộ hay chạy bộ thì sau một thời gian dài sử dụng, đế giày tại phần mũi thường có xu hướng bị mài mòn và sẽ dần giảm đi độ ma sát. Về lâu dài, các ngón chân bạn cũng dễ gặp phải tổn thương hơn.
Ngoài ra, nếu bạn sử dụng giày sai cách có thể khiến cho phần gót của đế giày sẽ bị mài mòn và lệch sang một bên khiến bạn mất cân bằng khi di chuyển. Nghiêm trọng hơn, phần gân và thịt ở chân của bạn có khả năng cao bị tổn thương và gây dị dạng do phải chịu áp lực quá lớn.
Như vậy, việc mang giày bị mài mòn đế ảnh hưởng xấu đến chân của bạn và khiến bạn dễ gặp phải tình trạng trơn trượt hơn, đặc biệt là vào những ngày trời mưa.
Các cách sửa đế giày bị mòn đơn giản, hiệu quả
Dùng miếng dán cao su dán đế giày
Đối với những đôi giày đang có dấu hiệu bị mòn đế thì bạn có thể khắc phục bằng cách sau:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn chuẩn bị những đôi giày có đế đang bị mài mòn và làm sạch mặt đế cần dán miếng dán cao su để tăng độ bám dính.
- Bước 2: Tiếp theo, bạn dán miếng dán cao su đã chuẩn bị lên mặt đế giày sao cho thật chắc chắn là hoàn thành.
Mẹo nhỏ: Đối với những đôi giày da lộn thì bạn có thể bôi một lớn sáp nến mỏng ở bên ngoài đôi giày trước khi dán để tránh làm giày bị bạc màu cũng như chống nước tốt hơn.
Thay đế giày mới
Với những đôi giày đã bị mòn quá nhiều thì bạn không cần đem bỏ chồng mà hãy thay đế giày mới. Nếu không tự tin mình có thể thay đế giày tại nhà, hãy mang giày đi thay đế mới ở những cửa hàng uy tín để yên tâm hơn khi sử dụng.
Cách bảo quản đế giày được bền lâu
Bôi sáp lên đế giày
Bạn có thể áp dụng mẹo bôi sáp lên bề mặt đế giày như một cách khắc phục tạm thời cho tình trạng này. Bởi sáp có thể tạo thành một lớp ma sát trên bề mặt đế giày của bạn, giúp bạn an tâm về khả năng hạn chế trơn trượt trong 1 – 2 lần sử dụng đầu. Khi đã hết sáp, bạn có thể bôi lại nếu muốn sử dụng cho những lần tiếp theo.
Hạn chế đi giày vào ngày mưa
Nếu có thể, bạn nên hạn chế đi giày vào những ngày mưa để đảm bảo tránh tình trạng giày bị bong tróc, sứt keo, gây mùi hôi khó chịu hay làm hỏng bề mặt bên ngoài của giày. Vì vậy mà nếu bạn gặp trời mưa, bạn có thể sử dụng túi bọc giày để hạn chế khiến giày bám nước nhé!
Sử dụng Shoe Tree
Đối với những đôi giày không sử dụng thường xuyên, bạn có thể mua shoe tree (giữ form giày) được làm bằng gỗ tuyết tùng để giữ được form dáng cho giày, hạn chế làm giày bị nhăn hay gãy mũi và đặc biệt hơn là hút ẩm tốt và khử mùi hôi giày bằng mùi thơm nhẹ của gỗ.
Dùng túi chống ẩm/phấn rôm
Để tránh xảy ra tình trạng ẩm mốc phát sinh trên giày vào những ngày thời tiết ẩm ướt, bạn có thể sử dụng túi chống ẩm hoặc phấn rôm để vào bên trong giày để khắc phục tình trạng này.
Dùng xi/chất dưỡng ẩm cho giày da
Để đôi giày da của mình luôn sáng bóng như mới, bạn có thể sử dụng xi hoặc chất dưỡng ẩm để phủ lên bề mặt da giày. Việc sử dụng thường xuyên các loại chất này sẽ giúp đôi giày của bạn luôn giữ được màu sắc đẹp và bóng bẩy hơn.
Xem thêm:
- Cách dán đế giày thể thao chắc chắn và bền đẹp nhất
- Tổng hợp các loại đế giày đá bóng phổ biến nhất hiện nay
- Các công nghệ trên đế giày thể thao nổi bật nhất hiện nay
Bài viết chia sẻ đến bạn các cách sửa đế giày bị mòn cực đơn giản và hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới nhé!