Sau một thời gian sử dụng, vấn đề giày thể thao bị hở keo là điều không thể tránh khỏi. Đó có thể là do keo đã hết hạn sử dụng, hay do bạn mang giày sai cách khiến giày xuống cấp nhanh hơn. Bài viết này Misskick sẽ hướng dẫn bạn 4 cách sửa giày bị hở keo siêu đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà.
Nội dung bài viết
Nguyên nhân làm giày bị bong, hở keo
Keo hết tác dụng
Vì giày sử dụng trong thời gian dài, chất lượng của keo chắc chắn sẽ kém. Do đó, sự liên kết giữa đế và thân giày không còn, dẫn đến hở keo, gãy đế, không thể đi được.
Giày bị tiếp xúc nhiều với chất tẩy rửa, hóa chất
Sử dụng chất tẩy rửa, hóa chất để làm sạch vết bẩn giúp sạch giày, nhưng nó cũng là một chất có chứa chất oxy hóa rất mạnh làm giày bị mòn, dễ bị hư lớp da giày. Khi tiếp xúc với quá nhiều chất tẩy rửa, hoá chất đôi giày có xu hướng xảy ra phản ứng oxy hóa khử, khiến lớp cao su của phần đế dày bị giãn nở và dần dần rơi ra, phần đế không còn vừa với cơ thể.
Giày bị tiếp xúc nhiều với nước
Một trong những nguyên nhân chính khiến giày bị hở keo là do tiếp xúc nhiều với nước. Có thể do giày bị ngấm nước mưa hoặc ngâm nước quá lâu khi giặt giày. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất liệu của giày và phá hủy lớp kết dính của keo dán đế.
Cách sửa giày bị hở keo hiệu quả
Dùng keo tự pha
Nếu không có keo 502, bạn có thể “chế” keo bằng hỗn hợp sau:
- Nước rửa chén.
- Bột giặt.
- Kem đánh răng.
- Bột baking soda.
- 1 tờ giấy nhám.
Sau đó, hãy làm theo các bước sau:
- Bước 1: Làm sạch bụi bẩn, vết ố vàng và mảng bám trên giày.
- Bước 2: Đánh nhám khu vực cần dán.
- Bước 3: Trộn nước rửa bát, bột giặt, muối nở và kem đánh răng thành hỗn hợp sền sệt.
- Bước 4: Dùng giấy nhám bôi hỗn hợp keo tự chế lên vùng vừa xử lý, dùng 2 ngón tay ấn mạnh trong 3 phút rồi để yên trong 10 phút.
- Bước 5: Sau 1 đêm, các cạnh hoặc đế nứt sẽ được xử lý hoàn toàn.
Dùng keo 502
Cách làm nhanh và đơn giản nhất tại nhà là dùng keo 502 để dán đế. Keo 502 có khả năng kết dính tốt, kết dính nhanh sau khi dán, giá thành rẻ, dễ tìm mua. Vì vậy, đây luôn là lựa chọn hàng đầu để “chữa cháy” khi giày bị hở keo.
Cách dán đế giày thể thao 502 như sau:
- Bước 1: Vệ sinh đế, lau sạch chỗ cần dán. Đảm bảo bề mặt khô và không có bụi.
- Bước 2: Mở chai nhựa 502 và đổ trực tiếp vào chỗ hở. Đối với vị trí mũi giày hoặc mép giày, bạn có thể luồn thêm một ống cao su vào đầu lọ keo để tránh keo chảy ra quá nhiều gây lãng phí và ảnh hưởng đến mỹ quan của giày (vì keo 502 khô rất nhanh và khó làm sạch).
- Bước 3: Miết nhanh phần đế cho vừa khít với thân giày. Sau đó, dùng tay ấn mạnh khoảng 5 phút cho keo se lại là có thể sử dụng giày.
Dùng keo chuyên dụng
Đối với các loại giày dùng để di chuyển nhiều và chơi thể thao bạn nên sử dụng keo dán giày chuyên dụng để đảm bảo đế giày được kết dính chặt chẽ với thân hơn, hạn chế tình trạng giày bị hở keo hay bong tróc trở lại và tăng tuổi thọ cho đế giày.
Các loại keo dán giày chuyên dụng tốt nhất trên thị trường hiện nay là: keo Seaglue, Keo 3M PR100, keo P66, keo con chó,… Sau khi dán bằng keo chuyên dụng, giày có thể sử dụng 1 thời gian dài. Cách dán đế giày thể thao bằng keo dán giày chuyên dụng cũng tương tự như dán đế giày thể thao bằng keo 502.
Đem tới các tiệm sửa giày
Việc dán các loại keo dán giày chỉ có tuổi thọ khoảng 2 – 3 tháng nên cần phải có phương pháp tốt, đặc biệt là khâu đế. Phần dưới đế được may đảm bảo độ chắc chắn và bền bỉ, góp phần kéo dài tuổi thọ của giày từ 6 – 12 tháng. Việc may giày khá khó yêu cầu có kỹ thuật cao và dụng cụ đặc biệt.
Ngoài ra, đế giày được may không đúng cách dễ khiến nước thấm vào đế giày và xuống cấp nhanh hơn. Do đó, bạn nên đến các tiệm sửa giày để được xử lý tối ưu đối với những đôi giày bị hở nhiều keo và đế nhô ra khỏi thân.
Cách bảo quản giày không bị bong keo
Mỗi chiếc giày đều có một tuổi thọ, cho dù bạn dán đế hay thậm chí khâu chúng tốt đến đâu. Đế và giày vẫn có thể xuống cấp nhanh chóng nếu không được chăm sóc đúng cách, vì vậy Misskick khuyên bạn nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa chăm sóc giày sau:
- Không phơi giày dưới ánh nắng trực tiếp.
- Hạn chế để giày tiếp xúc với nước.
- Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh như bột giặt, chất tẩy, … để giặt giày.
- Hạn chế sử dụng giày có keo 502 vì nó sẽ khiến giày bị giòn và dễ bị nứt.
- Chỉ sử dụng giày sau khi dán cách 24 giờ.
Xem thêm:
- 2 cách sửa đế giày bị mòn nhanh chóng, hiệu quả tại nhà
- Cách sửa giày bị rách, bị thủng đơn giản tại nhà hiệu quả nhất
- Cách xử lý giày bị mốc cực hiệu quả tại nhà chỉ trong vài phút
Hy vọng với 4 cách sửa giày bị hở keo siêu đơn giản và hiệu quả mà Misskick chia sẻ giúp bạn khắc phục được tình trạng của đôi giày. Hãy dành thời gian để “chăm sóc” những đôi giày của bạn, để tiết kiệm được tiền bạc hơn! Đừng quên chia sẻ bài viết cho bạn bè, người thân cùng biết nhé!