Review phim Gone Girl | Cô gái mất tích (2014)

MISSKICKLối sốngPhimReview phim Gone Girl | Cô gái mất tích (2014)
0
(0)

Ra mắt từ năm 2014, Gone Girl vẫn là một trong những tác phẩm tâm lý “hack não” hấp dẫn nhất từ trước đến nay. Trong bài viết này, hãy cùng Misskick đánh giá tác phẩm có một không hai này nhé!

Giới thiệu phim

Gone Girl hay với tựa việt là Cô Gái Mất Tích là một trong những tác phẩm thuộc thể loại tâm lý kinh dị hấp dẫn nhất từ trước đến giờ. Được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên xuất bản năm 2012 của nhà văn Gillian Flynn, tựa phim đem đến cho khán giả những bài học sâu sắc về nhiều vấn đề nhạy cảm trong xã hội.

Poster phim Gone Girl
Poster phim Gone Girl

Vào ngày kỷ niệm 5 năm kết hôn, Nick Dunne trở về căn nhà và phát hiện người vợ Amy Dunne đột nhiên biến mất cùng những dấu hiệu về một vụ bắt cóc. Hoảng loạn, anh ra trình báo cảnh sát để rồi nhận bàng hoàng khi nhận ra toàn bộ chứng cứ đề hướng về mình.

Nổi tiếng vì là nguồn cảm hứng cho cuốn sách Amazing Amy do chính cha mẹ cô xuất bản, sự mất tích của Amy Dunne được cánh nhà báo để ý gắt gao. Theo đó, truyền thông đã gán cho Nick với tội danh “kẻ sát nhân” giết hại chính vợ mình.

Review phim Gone Girl

Nội dung chặt chẽ và cực kỳ cuốn hút

Ngay từ mở đầu tác phẩm, khán giả đã bị cuốn vào câu chuyện kỳ lạ bỗng chốc xoay chuyển cuộc đời Nick. Từ một thầy giáo mẫu mực, Nick Dune ngay lập tức trở thành tên vũ phu bạo hành người vợ một cách dã man.

Nick Dunne khi phát hiện Amy biến mất
Nick Dunne khi phát hiện Amy biến mất

Sơ lược về đạo diễn tài ba David Fincher, ông được đánh giá là một trong những cái tên có ảnh hưởng nhất trong nền điện ảnh Hollywood, nhất là về thể loại tâm lý kinh dị. Là người sở hữu 7 tượng vàng Oscar, những nhân vật chính trong tác phẩm của David Fincher đều có một đặc điểm chung chính là lối suy nghĩ khó đoán cùng với nền tảng tâm lý cực kỳ phức tạp.

Amy Dunne trong cảnh quay kết thúc tác phẩm
Amy Dunne trong cảnh quay kết thúc tác phẩm

Về Gone Girl, vị đạo diễn tài ba đã chọn cách thể hiện hai câu truyện song song đan xen vào nhau. Một là quá trình xâu chuỗi những sự kiện từ quá khứ để từ mình minh oan của Nick, một là câu chuyện về “quá khứ” được viết từ những trang nhật ký của người vợ Amy Dunne.

Câu chuyện được kể trong nhật ký của Amy
Câu chuyện được kể trong nhật ký của Amy

Lối kể chuyện sáng tạo này đã khiến tác giả lầm tưởng về “nạn nhân thật sự” trong mối quan hệ hôn nhân ngày từ đầu đã có vấn đề của hai vợ chồng nhà Dunne. Để rồi khi mọi chuyện vỡ lỡ, khán giả sẽ phải tự đánh giá lại chính suy nghĩ của mình, rằng: Ai mới thực sự là nạn nhân? hay Có phải chỉ có một nạn nhân trong tấm bi – hài kịch này?

Ai mới thực sự là nạn nhân của tấm bi - hài kịch?
Ai mới thực sự là nạn nhân của tấm bi – hài kịch?

Cái kết đầy bất ngờ và ám ảnh

Khi biết được sự thật về quyển nhật ký của Amy, khán giả không khỏi sửng sốt về một kế hoạch điên rồ được sắp đặt bởi bộ não thiên tài. Amy Dunne như một con quỷ đội lốt người thao túng lấy tâm trí và cuộc đời của Nick, và rồi người đàn ông hèn nhát đã phải đối diện với sự trừng trị của chính mình.

Cặp đôi Nick và Amy khi chưa biết thân phận của nhau
Cặp đôi Nick và Amy khi chưa biết thân phận của nhau

Ngay từ giây phút chấp nhận con người của Amy, Nick cũng đồng thời chấp nhận “nhà tù” của chính cuộc đời anh. Để rồi khi Amy biến mất trong cái ngày định mệnh, sự giam cầm của Nick Dunne đã xuất hiện rõ ràng hơn bao giờ hết.

Theo đó, một là anh lựa chọn chấp nhận những bằng chứng được ngụy tạo và rồi sống những ngày tháng cuối đời trong vòng gông của pháp luật và sự chà đạp của dư luận. Hai là anh phải nỗ lực thanh minh để rồi trở về trong sự thao túng của những mưu kế khủng khiếp từ Amy Dunne.

Khi Amy trở về sau những ngày mất tích
Khi Amy trở về sau những ngày mất tích

Đoạn kết của tác phẩm, ta đã hiểu rõ được sự ngậm ngùi của người chồng thông qua những biểu cảm của anh. Đó là cái kết đáng thương cho một người đàn ông nhu nhược phải sống phần đời còn lại với sự “điên loạn” của người vợ, phải nuôi máu mủ của một kẻ do chính vợ mình sát hại.

Đoạn kết khi Nick miễn cưỡng nắm chặt tay Amy
Đoạn kết khi Nick miễn cưỡng nắm chặt tay Amy

Bài học về sự cam chịu của người phụ nữ

Tác phẩm là lời cảnh tỉnh dành cho những kẻ tự nhận là “trụ cột gia đình” lăng nhăng và rồi xem thường vai trò của người vợ. Thực tế cho thấy, một số lượng lớn người trên thế giới đang “bình thường hóa” vai trò vun đắp và giữ gìn hạnh phúc của người phụ nữ đầu ấp tay gối với mình.

Vai trò của người phụ nữ bị "bình thường hóa"
Vai trò của người phụ nữ bị “bình thường hóa”

Bài học giữ gìn hạnh phúc hôn nhân

Trong mối quan hệ vợ chồng, việc xây dựng và củng cố niềm tin giữa đôi bên là điều tối quan trong. Thông điệp này được thể hiện rõ ràng trong Gone Girl khi từ giây phút sự tôn trọng và tin tưởng mà Amy dành cho Nick tan biến, hàng loạt những sự sụp đổ từ đó cũng kéo theo.

Khoảnh khắc khi hai vợ chồng còn hạnh phúc
Khoảnh khắc khi hai vợ chồng còn hạnh phúc

Xét về góc nhìn từ Nick Dunne, sai lầm của anh nằm ở quyết định giả tạo trở thành mẫu người “dí dỏm” nhằm lấy lòng Amy. Để rồi khi hai bản ngã đối lập bị buộc đi chung một con đường, đổ vỡ là không thể tránh khỏi, quyết định ngoại tình của Nick cũng phần nào được hiểu theo hướng “giải thoát bản thân”.

Tình nhân Andie của Nick
Tình nhân Andie của Nick

Sự đáng sợ của một xu hướng giáo dục tiêu cực

Con người và nhân cách của Amy Dunne được hình thành từ chính phương pháp nuôi dạy của cha mẹ cô khi họ quyết định áp đặt và bắt cô chấp nhận một nhân cách tưởng tượng mang tên “Amazing Amy”. Cũng từ việc liên tục bị so sánh cùng với áp lực trở thành người hoàn hảo trong mắt bậc sinh thành đã khiến Amy dần đánh mất chính mình, cố gắng sống với những nhân cách khác và xem thường thân phận thật sự của cô.

Một Amy hoàn toàn khác khi không ở bên Nick
Một Amy hoàn toàn khác khi không ở bên Nick

Dù xuất phát từ mục đích tốt đẹp khi ai mà không muốn con cái mình trở thành người tốt, việc áp đặt quá mức đã khiến tâm lý con cái bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây nên những hậu quả khôn lường. Cụ thể trong tựa phim Gone Girl, Amy Dunne đã mắc phải chứng Sociopath (rối loạn nhân cách chống đối xã hội) khiến cô có xu hướng ích kỷ, tham lam, gian xảo và áp đặt tư tưởng thống trị lên người khác.

Một truyền thông độc ác đáng lên án

Xã hội trong Cô Gái Mất Tích đã thể hiện rõ nét dã tâm “không từ mọi thủ đoạn” của giới truyền thông để có được sự chú ý từ khán giả, từ đó đem lại lợi nhuận “kếch xù” cho họ. Trong phim, khi Nick cố gắng nở nụ cười gượng gạo vì bị phóng viên chụp hình ngay tại buổi thông báo mất tích của người vợ, đài truyền hình ngay sau đó đã mạnh dạn đưa tin với tiêu đề “Nụ cười sát nhân của Nick Dunne” dù chưa có kết luận xác thực cuối cùng.

"Nụ cười sát nhân" của Nick
“Nụ cười sát nhân” của Nick

Sự cạnh tranh trong việc ai đưa tin nhanh hơn, tiêu đề nào giật tít hơn đã lấy đi thứ gọi là lương tâm của những kẻ dẫn đầu dư luận. Cũng từ đó, Gone Girl đã phản ảnh một hiện thực đen tối trong xã hội hiện đại, khi những “Mạng xã hội” hay “Phương tiện truyền thông” được sử dụng như một công cụ truyền bá những thông tin sai lệch, vô căn cứ nhằm chuộc lợi cá nhân.

Phân đoạn nữ phóng viên đang buộc tội Nick
Phân đoạn nữ phóng viên đang buộc tội Nick

Hình ảnh và âm thanh

Bối cảnh trong phim không có nhiều điểm đặc sắc khi phần lớn tác phẩm đều được phủ một gam màu vàng xám, thể hiện sự mịt mù của mạch truyện và cũng là chính tương lai của những nhân vật trong phim.

Gone Girl không sở hữu những góc quay mang tính nghệ thuật, thay vào đó ý đồ sử dụng tối đa những góc máy cận mặt từ đạo diễn David Fincher để khai thác những biểu cảm nhỏ nhất trên khuôn mặt của nhân vật tiêu đề.

Sự bực tức được thể hiện rõ trên gương mặt của Amy
Sự bực tức được thể hiện rõ trên gương mặt của Amy

Âm thanh có lẽ là phần ít được trú trọng nhất trong tác phẩm khi nó không thực sự để lại quá nhiều dấu ấn sau khi khán giả hoàn thành tựa phim. Thực chất, âm thanh chỉ đóng vai trò phụ đạo, làm nên cho những nét chuyển biến tâm lý cùng cái kết “không thể dự đoán được” của tác phẩm.

Phân cảnh nóng bỏng trong tác phẩm
Phân cảnh nóng bỏng trong tác phẩm

Diễn xuất đỉnh cao của dàn diễn viên chính

Là tác phẩm thuộc thể loại tâm lý – kinh dị, những biểu cảm của nhân vật tiêu đề chính là yếu tố then chốt làm nên sự thành công của Gone Girl. Thành thật mà nói, nếu không có Ben Affleck hay Rosamund Pike, Gone Girl chưa chắc đã có được những thành công ngoài sức tưởng tượng như vậy.

Diễn xuất của cặp đôi Amy và Nick
Diễn xuất của cặp đôi Amy và Nick

Hai năm trước ngày công chiếu của Cô Gái Mất Tích, nam diễn viên Ben Affleck đã gặt hái cho mình 3 tượng vàng Oscar nhờ tác phẩm do chính anh đạo diễn và thủ vai. Do đó, diễn xuất cùng biểu cảm của Ben Affleck được đánh giá rất cao bởi giới chuyên môn.

Tuy sở hữu gương mặt “thô cứng” và hơi đơ, từng cử chỉ trong cách thể hiện của nhân vật Nick Dunne đã đánh bật những nghi ngờ về khả năng của anh. Nick Dunne trong tác phẩm đã cho khán giả đại chúng thấy được một sự nhu nhược, tội nghiệp của một con người bị “ép buộc” sống không làm chính mình.

Nam diễn viên Ben Affleck trong vai Nick Dunne
Nam diễn viên Ben Affleck trong vai Nick Dunne

Về nữ diễn viên Rosamund Pike, đây là tác phẩm đầu tiên cô được thử vai chính trong suốt những tác phẩm từng tham gia, cũng là sản phẩm đánh dấu lần hợp tác đầu tiên của cô với đạo diễn David Fincher.

Ấy thế, tài năng của cô đã được đánh giá rất cao thông qua những tác phẩm như Die Another Day (2002) và Jack Reacher (2012). Với nét biểu cảm khuôn mặt đặc trưng, Rosamund đã thành công trong việc thể hiện một tâm lý phức tạp, đa nhân cách của Amy Dunne. Vai diễn này đã giúp cô có được một đề cử Oscar danh giá cho hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.

Phân cảnh mở đầu của nữ diễn viên Rosamund Pike
Phân cảnh mở đầu của nữ diễn viên Rosamund Pike

Xem thêm:

Trên đây là review phim Gone Girl cực kỳ chi tiết của MISSKICK. Tác phẩm tâm lý kinh dị này từng “làm mưa làm gió” vào năm 2014. Hãy tự mình trải nghiệm và cảm nhận những điểm đặc sắc của Gone Girl – Cô Gái Mất Tích nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hoa Hạ
Hoa Hạ
Chào mọi người, mình là Hoa Hạ, hiện đang là một blogger và là biên tập viên nội dung cho chuyên trang MISSKICK.VN. Mình có niềm đam mê lớn với thời trang, làm đẹp và luôn tìm kiếm những cảm hứng mới từ những người nổi tiếng. Mình yêu thích lướt mạng xã hội, xem phim và du lịch, những hoạt động này giúp mình mở rộng tầm nhìn và cập nhật xu hướng mới.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài viết liên quan