Cứu vãn tình huống các loại trang phục, quần áo thể thao bị co rút lại và chật đi sau mỗi lần giặt bằng những thao tác đơn giản có thể thực hiện tại nhà. Cùng Misskick điểm qua các mẹo xử lý quần áo bị co rút sau khi giặt, sấy cực hiệu quả.
Nội dung bài viết
Nguyên nhân khiến quần áo bị co và nhăn khi giặt
Với những phương pháp giặt giũ quần áo phổ biến như giặt tay, giặt bằng máy giặt hoặc dùng máy sấy quần áo thì yếu tố nhiệt độ khi giặt, sấy thường là nguyên do làm cho sợi vải bị biến dạng. 40 độ C là nhiệt độ giặt thông thường và phổ biến nhất ở nhiều loại máy giặt hiện nay.
Các sợi polymer chính là thành phần cơ bản cấu tạo nên vải của một chiếc áo. Vì thế nhiệt độ cao của việc giặt sấy sẽ làm phá vỡ các chuỗi polymer, hậu quả là quần áo co rút lại, nhăn nheo đi. Ngoài ra, trong quá trình giặt bằng tay, nếu bạn vò hoặc chà quá mạnh cũng sẽ khiến quần áo dễ bị biến dạng và phai màu nữa.
Cách khắc phục quần áo bị co rút sau khi giặt, sấy
Đối với quần áo thun
Đối với áo thun, bạn có thể dùng bàn ủi để là nhưng cách này không tối ưu. Hãy lột xác cho chiếc áo thun bị co rúm với các thao tác vô cùng đơn giản chỉ với hai chiếc khăn và một ít dầu gội hoặc dầu xả. Hãy ghi chú lại ngay 8 bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một cái bồn hoặc thau chứa 1 lít nước ấm để ngâm quần áo.
Lưu ý: Vì nước lạnh không đem lại hiệu quả trong việc làm giãn quần áo, còn nước quá nóng sẽ khiến cho quần áo bị hỏng nên bạn cần lưu tâm đến nhiệt độ của nước.
- Bước 2: Hòa vào nước ấm khoảng 1 muỗng canh (15ml) dầu gội hoặc dầu xả dịu nhẹ dành riêng cho em bé.
- Bước 3: Tiến hành cho quần áo vào bồn để ngâm trong vòng 30 phút. Nên để quần áo chìm hoàn toàn trong hỗn hợp nước ngâm.
- Bước 4: Thao tác vắt khô tương tự như vắt khăn, vắt vải bình thường – cuộn quần áo lại và dùng lực vắt thật sạch nước ra.
- Bước 5: Chuẩn bị một chiếc khăn sạch có kích thước lớn hơn chiếc áo của bạn. Tiếp theo trải khăn lên một mặt phẳng và đặt quần áo vào trong. Từ từ cuộn cả lớp khăn và áo lại, giữ trong thời gian 10 phút. Không nên ủ quá lâu trong bước này vì sợi vải sẽ bị giảm nhiệt đi gây khó khăn cho việc kéo giãn.
- Bước 6: Bạn mở quần áo ra khỏi lớp khăn và di chuyển chúng sang chiếc khăn thứ hai được trải sẵn trên một mặt phẳng, dùng tay khéo léo vuốt thẳng các mép của quần áo khi sợi vải còn ướt.
- Bước 7: Đặt vật nặng lên như sách để giữ cố định quần áo.
Lưu ý: Nếu không có sẵn vật nặng trong nhà, bạn có thể cố định quần áo bằng kẹp. Duy trì trạng thái này đến khi quần áo khô hẳn. Nếu quần áo bị co rút nhiều, bạn nên tiến hành kiểm tra quần áo sau 30 phút/lần và tiếp tục thực hiện động tác kéo giãn.
- Bước 8: Đợi quần áo khô hẳn hoặc có thể đem đi phơi. Sau đó, bạn có thể giặt lại bằng tay trong trường hợp quần áo còn dính dầu gội hoặc dầu xả. Và lưu ý là hạn chế phơi đồ ở nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi quá nóng vì điều này dễ làm cho quần áo bị hỏng.
Lưu ý: Phương pháp này có thể áp dụng với quần áo có chất liệu dệt kim như len, cotton và cashmere. Tuy nhiên những loại vải sợi được dệt chặt như là tơ nhân tạo, lụa hoặc polyester sẽ khó quay trở lại hình dáng cũ hơn.
Đối với chất liệu len
Chỉ với một ít giấm hoặc hàn the cùng với một vài chiếc khăn là bạn có thể “giải cứu” quần áo len bị co rút rồi:
- Bước 1: Chuẩn bị bồn đựng nước có chứa 1 lít nước ấm để ngâm quần áo.
- Bước 2: Cho khoảng 2 muỗng canh (30ml) hàn the hoặc giấm vào trong bồn nước.
- Bước 3: Tiến hành ngâm quần áo trong hỗn hợp trên trong thời gian 30 phút rồi thực hiện thao tác kéo giãn quần áo khi chúng còn ngâm trong nước.
- Bước 4: Vải len rất dễ bị giãn, vì thế bạn cần bóp nhẹ để giảm lượng nước trong quần áo. Bên cạnh đó cũng đừng nên vội xả sạch quần áo với nước nhé vì điều này sẽ làm giảm hiệu quả của hàn the và giấm đấy.
- Bước 5: Luồn một chiếc khăn có khả năng thấm hút tốt vào bên trong quần áo để định hình chúng. Có thể cuộn thêm khăn vào trong cho đến khi quần áo quay về như hình dáng ban đầu.
- Bước 6: Xếp thêm khăn đặt ở phía dưới và phía trên để hong khô quần áo.
- Bước 7: Sau khi quần áo được hong khô với khăn, bạn cần phơi chúng lên sào đồ để đẩy nhanh tiến độ. Sau khi quần áo khô hoàn toàn, bạn có thể giặt lại bằng tay với nước lạnh để quần áo mềm, mịn hơn.
Đối với chất liệu jean
Cảm giác lo âu khi quần áo làm bằng jean thường co rúm lại sau mỗi lần giặt? Đừng lo, 5 bước làm sau đây sẽ biến hình cho chiếc quần của bạn:
- Bước 1: Cho nước ấm vào bồn rửa tay, thau hoặc bồn tắm đều được.
- Bước 2: Giặt quần jean bằng tay.
- Bước 3: Ngâm quần jean trong thau hoặc bồn rửa đã chuẩn bị ở bước 1 trong thời gian 10 phút.
- Bước 4: Kéo giãn nhẹ nhàng từ các mép quần.
- Bước 5: Treo quần lên sào đồ tại nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Đối với áo sơ mi
Bỗng một ngày chiếc áo sơ mi yêu quý của bạn bị co rúm lại, đừng vội bỏ chúng đi mà hãy thực hiện theo các bước sau đây chỉ với một ít dầu gội hoặc dầu xả:
- Bước 1: Trộn hỗn hợp nước với dầu xả hoặc dầu gội theo tỷ lệ 1 lít nước : 15ml dầu gội/dầu xả rồi khuấy đều. Tiến hành ngâm áo sơ mi vào trong 30 phút.
- Bước 2: Vắt khô áo sơ mi bằng cách vo tròn chúng lại, hạn chế vặn áo vì như vậy sẽ dễ làm hư sợi vải.
- Bước 3: Kéo căng áo ra rồi giũ sơ và phơi lên sào đồ. Lưu ý không nên phơi chúng ở nơi có nhiệt độ cao, có ánh nắng trực tiếp tránh trường hợp vải bị co rút lại.
Một số lưu ý giúp hạn chế quần áo bị co rút
Chú ý nhiệt độ nước giặt
Nhiệt độ của nước trong quá trình giặt chính là một trong những nguyên do khiến cho sợi vải trên quần áo bị biến dạng. Nhiệt độ của nước càng cao thì độ co rút lại của quần áo càng lớn, làm đồ càng chật đi.
Mỗi một chất liệu vải sẽ có nhiệt độ nước giặt thích hợp riêng. Nhất là đối với những trang phục dễ bị co rút lại như áo ren hay đan len,… thì bạn nên giặt chúng bằng nước ấm hoặc nước lạnh để giữ nguyên hình dạng sợi vải.
Không nên dùng hóa chất tẩy mạnh
Khi quần áo bị vấy bẩn, mọi người thường sử dụng các chất tẩy rửa như một giải pháp để loại bỏ những vết bám này trên bề mặt quần áo. Tuy nhiên, đây không phải là một cách làm lý tưởng vì các loại chất tẩy có khả năng tác động rất mạnh lên quần, khiến cho chúng bị co rút lại gây khó chịu khi mặc.
Để làm sạch các vết bẩn trên bề mặt quần áo mà không khiến chúng bị co rút thì bạn chỉ nên sử dụng những bột giặt có chứa thành phần tẩy rửa vừa phải. Việc bạn cần làm là ngâm trang phục trong thời gian từ 25 đến 30 phút để các vết bẩn tan dần dần ra. Tiếp đó, dùng bàn chải mềm và tiến hành chà để loại bỏ các vết bẩn trên quần áo của bạn.
Không sấy quá khô
Tượng tự như việc giặt trong nước nóng, đối với những loại quần áo dễ bị co rút, bạn không nên giặt chúng ở chế độ sấy quá khô. Bạn chỉ nên sấy đến khi quần áo còn ẩm rồi sau đó đem đi chúng phơi khô tự nhiên.
Trong trường hợp quần áo được giặt bằng tay, lưu ý không nên vắt quần áo kiệt nước, chỉ nên dùng lực nhẹ để vắt cho ráo nước rồi mới đem đi phơi.
Không nên giặt đồ quá mạnh
Đối với hầu hết các loại trang phục, bạn cần dùng lực vừa phải, không nên giặt đồ quá mạnh tay để tránh trường hợp quần áo bị co rút, đồ chật gây khó chịu khi mặc, thậm chí là bị hư hỏng.
Sử dụng nước xả
Đúng vậy, nước xả ngoài giữ cho quần áo được thơm tho chúng còn có tác dụng làm mềm sợi vải, tạo cảm giác dễ chịu hơn cho người mặc. Hãy lựa chọn một thương hiệu nước xả vải uy tín để sử dụng nhé!
Các loại vải không nên sấy bằng máy
Các loại vải cần tránh sấy khô bao gồm vải mỏng cashmere, ren và lụa. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thận trọng với những chất liệu vải được làm từ len hoặc da lộn, hạn chế tối đa làm nước dính lên các bề mặt vải này.
Đối với các loại được làm từ tự nhiên như vải cotton, vải lanh và denim sẽ sở hữu độ cứng thích hợp với việc sử dụng máy sấy.
Xem thêm:
- Cách xử lý quần áo dính dầu nhớt xe tại nhà đơn giản và hiệu quả
- Tổng hợp cách xử lý quần áo bị ra màu hiệu quả
- Cách xử lý khi quần áo quá rộng đơn giản và hiệu quả tại nhà