Bóng rổ là một môn thể thao được rất nhiều bạn trẻ yêu thích bởi vừa giúp rèn luyện sức khỏe vừa góp phần tăng chiều cao. Nhưng không phải bất cứ ai tham gia cũng biết rõ về luật bóng rổ cơ bản. Trong bài viết này hãy cùng misskick tìm hiểu kỹ hơn về luật chơi của môn thể thao này một cách chi tiết và dễ hiểu nhất.
Nội dung bài viết
Luật bóng rổ cơ bản
Cách tính điểm
Cách tính điểm của môn bóng rổ khá đơn giản chỉ cần bóng lọt vào rổ từ phía trên xuống, bóng nằm trong vành hoặc ở dưới vành bóng rổ là đã được tính điểm.
Theo đó:
- Cú ném phạt được tính 1 điểm
- Cú ném bóng vào rổ trong vòng tròn 6,25 m được tính 2 điểm
- Cú ném bóng vào rổ ngoài vòng tròn 6,25 m được tính 3 điểm
Trong trường hợp khi đội đối thủ có phá ném bóng vô tình vào rổ của đội mình thì điểm lúc này sẽ được tính cho đội trưởng của đội đối phương. Và nếu ném bóng nhiều lần vào rổ của đội mình sẽ bị phạm luật.
Nhảy tranh bóng
Việc nhảy tranh bóng sẽ xảy ra khi trọng tài tung bóng lên cao theo đường thẳng đứng giữa hai đội đang thi đấu. Bóng lúc này có thể được chạm bởi 1 hoặc 2 người khi bóng đạt đến độ cao lớn nhất.
Những trường hợp thực hiện việc nhảy tranh bóng là khi:
- Khi trọng tài ra hiệu bắt đầu một hiệp thi đấu mới.
- Khi bóng bị mắc kẹt tại bảng rổ.
- Khi cả hai đội phạm lỗi cùng lúc.
- Khi trọng tài có quyết định không đồng nhất.
- Khi cả 2 đội cùng giữ bóng: Có một hoặc nhiều hơn 1 cầu thủ từ 2 đội giữ chặt bóng nhưng không có bên nào tranh bóng được.
Nhảy tranh bóng sẽ được xem là phạm luật khi:
- Bóng được chạm qua hai lần bởi cầu thủ khi nhảy tranh bóng.
- Khi nhảy tranh bóng nhưng lại chạm vào vạch dưới chân cầu thủ khi thi đấu.
- Một hay cả hai đội có hành động thô bạo thiếu tôn trọng đối phương khi thực hiện tranh bóng.
- Bóng được chạm tay cầu thủ khi chưa đạt tới điểm cao nhất của bóng.
Trong những trường hợp xảy ra như thế này trọng tài sẽ quyết định trao bóng cho đối phương phát bóng biên gần với vị trí chạm vạch.
Ném biên
Thực hiện ném biên khi xảy ra trường hợp bóng lúc này ở ngoài sân qua vạch biên. Vị trí ném biên là ở gần nơi phạm luật và không được phát bóng biên ở phía sau bảng rổ.
Phòng thủ
Trong trường hợp khi bóng đã được ném chạm vào vòng rổ hoặc ở trong rổ thì cầu thủ không được chạm bảng và rổ. Khi thực hiện thao tác ném rổ, cầu thủ phòng thủ hay tấn công sẽ không được quyền chạm bóng khi bóng ở trên và trên đường bay xuống hoặc ngang vòng rổ. Khi bóng được ném và đã chạm vòng rổ thì các đấu thủ đội của phòng thủ không được phép chạm bảng hoặc chạm rổ.
Ném phạt
Ném phạt diễn ra khi cầu thủ trong một đội gây ra tình huống phạm lỗi đối với cầu thủ đội đối phương. Người thực hiện ném phạt là người bị cầu thủ đối phương phạm lỗi.
Không được phép thay thế người ném phạt trừ trường hợp rơi vào tình trạng chấn thương và buộc phải rời sân. Lúc này cầu thủ vào thay thế sẽ có quyền được ném phạt thay, nếu trong lúc đó không có người thay thế hoặc hết lượt thì đội trưởng sẽ thực hiện chỉ định người ném phạt thay. Khi có lỗi kỹ thuật thì đội trưởng sẽ có quyền chỉ định ai là người ném phạt.
Những quy định trong ném phạt:
- Khi ném phạt cần phải đứng đúng vị trí ở giữa trong vòng tròn, sau đường ném phạt.
- Bóng sẽ được ném trong vòng 5 giây kể từ thời điểm trọng tài trao bóng cho người ném.
- Có quyền dùng mọi kỹ thuật ném rổ tại vị trí ném.
Dẫn bóng
Là trong trường hợp khi vận động viên đã khống chế được bóng: Tiếp tục thực hiện các động tác đập và hất lăn bóng đi sau đó bắt bóng lại, trong lúc này chỉ được phép ném rổ hoặc chuyển bóng. Nếu còn tiếp tục dẫn bóng thì phạm luật hai lần dẫn bóng.
Các trường hợp phạm luật dẫn bóng như:
- Khi dùng cả hai tay khi dẫn bóng và tiếp xúc bóng cùng một lúc
- Hất bóng liên tục trên không khi đang thực hiện dẫn bóng bình thường.
- Khi đang dẫn bóng mà ngửa tay đón bóng rồi lại tiếp tục dẫn bóng.
Trọng tài sẽ xử lý trường hợp này bằng cách cho đối phương phát bóng biên ở tại vị trí gần nơi xảy ra phạm luật, không được phép phát bóng biên ở ngay sau bảng rổ.
Luật chạy bước
Luật chạy bước là một hành động di chuyển trái luật trong bất kỳ hướng nào của một hoặc cả hai bàn chân vượt quá những giới hạn đã được nói đến trong điều luật này khi cầm bóng sống trên sân bóng rổ.
Chân trụ là chân khi một đấu thủ cầm bóng sống trên sân, bước 1 bước hoặc nhiều bước về bất cứ hướng nào với cùng một chân, trong lúc chân còn lại vẫn được giữ ở điểm tiếp xúc với mặt sân.
Những trường hợp được xem là phạm luật khi:
- Khi bắt đầu thực hiện dẫn bóng, chân trụ không được nhấc lên trước khi bóng rời khỏi tay, nếu chân trụ nhấc lên trước khi bóng rời tay thì sẽ phạm luật chạy bước.
- Trong một lần thực hiện chuyển bóng hoặc một lần ném rổ, bàn chân trụ có thể nhấc lên, trước khi chân trụ chạm mặt sân thì bóng nhất định phải rời khỏi tay. Nếu chân trụ chạm lại mặt sân mà bóng chưa rời khỏi tay thì sẽ phạm luật.
Trong trường hợp này trọng tài sẽ xử lí như sau: Cho đối phương phát bóng biển gần ở nơi xảy ra phạm luật, không được phép phát biên ngay sau bảng rổ.
Thay người
Một hiệp đấu có thể dừng lại khi một đội nào đó có nhu cầu thay người. Không giới hạn lần thay người, có thể thay thế một hay nhiều cầu thủ trong một lần thay người. Quá trình thay người sẽ được diễn ra khi bóng chết, đồng hồ thi đấu dừng hoặc khi trọng tài kết thúc giao tiếp với trọng tài.
Cầu thủ được nhận quả bóng ném phạt sẽ phải thay người khác khi gặp phải chấn thương không thi tiếp tục thi đấu, vi phạm lỗi hoặc bị truất quyền tham gia.Trong trường hợp khi bóng được trao cho cầu thủ chuẩn bị phát bóng biên hoặc ở vị trí cầu thủ chuẩn bị ném phạt thì không được quyền thay người nữa.
Quy định 3 giây
Khi một cầu thủ của đội kiểm soát bóng sống trên sân và đồng hồ thi đấu đang chạy không được ở trong khu vực giới hạn của đối phương liên tục quá 3 giây. Nếu vi phạm thì sẽ phạm phải luật 3 giây.
Cách xử lý của trọng tài trong trường hợp này như sau: Cho đối phương thực hiện phát bóng biên ở nơi gần xảy ra việc phạm luật, không được phát bóng biên ngay sau bảng rổ.
Quy định 5 giây
Một đấu thủ phạm luật 5 giây là khi cầm bóng quá 5 giây khi bị đối phương kèm sát bên có vị trí khoảng cách 1 cánh tay khoảng 1m mà không chuyển bóng, nhồi bóng hay ném rổ.
Xử lý của trọng tài trong lúc này sẽ cho đối phương phát bóng biên ở gần nơi xảy ra phạm luật, không thực hiện phát bóng biên ngay sau bảng rổ.
Quy định 8 giây
Quy định 8 giây là khi bất cứ khi nào một cầu thủ giành được quyền kiểm soát bóng sống ở phần sân nhà, và trong vòng 8 giây phải đưa bóng sang sân của đối phương. Nếu không sẽ phạm phải luật 8 giây.
Cách xử lý của trọng tài lúc này là cho đối phương phát bóng biên ở gần nơi xảy ra việc phạm luật, không được phát bóng biên ngay sau bảng rổ.
Quy định 24 giây
Quy định 24 giây là khi nào một cầu thủ giành được quyền kiểm soát bóng sống ở trên sân thì trong vòng 24 giây đó phải thực hiện ném rổ nếu làm trái lệ sẽ phạm vào luật 24 giây.
Cách xử lý của trọng tài trong lúc này là cho đối phương thực hiện phát bóng biên ở gần nơi xảy ra phạm luật, không được quyền phát bóng biên ngay sau bảng rổ.
Có thể bạn quan tâm:
- Luật phát cầu lông đơn, đôi cơ bản cần biết, mới nhất
- 12 bài tập tay trước với tạ đơn hiệu quả cho người mới bắt đầu
Các lỗi xử phạt trong bóng rổ
Lỗi va chạm
Lỗi va chạm là lỗi khi một đấu thủ có liên quan đến việc va chạm trái luật đối với đối phương kể cả là khi có bóng hoặc không có bóng, bóng sống hay là bóng chết. Ví dụ cụ thể như: chặn người, đẩy người, nắm giữ hay đánh tay,…
Hình thức xử phạt sẽ như sau:
- Nếu phạm lỗi vào cầu thủ có động tác ném rổ: Nếu bóng không vào rổ thì được quyền ném 2 đến 3 quả phạt đền, tùy theo vị trí ném rổ trước khi phạm phải lỗi. Còn bóng vào rổ thì được tính điểm và sẽ được ném thêm một quả phạt đền.
- Nếu phạm lỗi vào đấu thủ không có động tác ném rổ: Nếu thực hiện xử phạt lỗi cho cả đội thi (lỗi đồng đội – xử phạt) sẽ được áp dụng. Trận đấu sẽ được tiếp tục bằng cách phát bóng biên của đội không phạm lỗi ở vị trí nơi xảy ra việc phạm lỗi.
Lỗi phản tinh thần thể thao
Đây là lỗi cá nhân của một đấu thủ mà theo quan điểm của trọng tài rằng cầu thủ đó đã cố ý gây phạm lỗi đối với đối phương. Hoặc khi một đấu thủ bất kỳ tái phạm lỗi phản tinh thần thể thao thì sẽ bị trục xuất ngay khỏi trận đấu.
Hình thức xử phạt được đề ra như sau: ghi lại một lỗi phản tinh thần thể thao dành riêng cho người phạm lỗi. Cho đội không phạm lỗi được ném một hay nhiều quả phạt và sau đó sẽ được phát bóng biên, số quả ném phạt lúc này được tính như sau:
- Nếu lỗi phạm vào đấu thủ có động tác ném rổ bóng mà không vào rổ thì tùy theo vị trí ném rổ mà cho ném 2 đến 3 quả phạt đền.
- Nếu lỗi lúc này phạm vào đấu thủ có động tác ném rổ bóng vào rổ được tính điểm và sẽ ném thêm một quả phạt.
- Nếu lỗi mà phạm vào đấu thủ không có động tác ném rổ thì sẽ cho ném hai quả phạt đền.
Lỗi hai bên
Lỗi hay bên là trường hợp hai đấu thủ phạm lỗi va chạm vào nhau gần như cùng một thời điểm. Hình thức xử phạt là tính một lỗi cá nhân dành cho mỗi đấu thủ phạm phải lỗi, không thực hiện ném phạt.
Trận đấu sẽ được tiếp tục khi:
- Nếu bóng rơi vào rổ cùng một thời điểm xảy ra lỗi, bóng sẽ được tính điểm. Đối phương được phát bóng biên ở đường cuối sân.
- Cho đội đang thực hiện kiểm soát bóng hoặc đội được quyền phát bóng biên khi xảy ra lỗi hai bên được phát bóng biên gần nơi phạm phải lỗi.
- Nếu không có đội nào kiểm soát bóng cũng không được quyền phát bóng biên khi xảy ra lỗi hai bên thì cho hai đấu thủ phạm lỗi thực hiện thao tác nhảy tranh bóng ở vòng tròn gần nơi xảy ra lỗi.
Lỗi trục xuất
Đây là một lỗi khác nặng, vì bất ai dù là huấn luyện viên, đấu thủ dù chính thức hay dự bị, có hành động phản tinh thần thể thao một cách trắng trợn thì đều sẽ bị trục xuất khỏi trận đấu.
Hình thức xử phạt như sau:
- Đội không phạm lỗi được phép ném phạt và phát bóng biên ngay ở giữa đường biên dọc. Số quả ném phạt sẽ được tính như phạt lỗi phản tinh thần thể thao.
- Ghi nhận lại một lỗi trục xuất cho người phạm phải lỗi.
Lỗi kỹ thuật của đấu thủ
Lỗi kỹ thuật là khi một đấu thủ chính thức không quan tâm cũng như xem những lời nhắc nhở của trọng tài, sử dụng những thủ đoạn đáng khiển trách. Một số ví dụ như: thiếu tôn trọng với trọng tài, sử dụng những lời nói và hành động gây xúc phạm, kích động khán giả, chọc ghẹo chơi xấu với đối phương, trì hoãn trận đấu, tự ý thay đổi số áo mà không báo lại cho thư ký và trọng tài, treo người trên vòng rổ để thể hiện sức mạnh bản thân.
Cách xử phạt cho những hành vi này như sau: ghi nhận một lỗi kỹ thuật cho đấu thủ phạm phải lỗi này.
Lỗi xử thua
Trong một trận bóng rổ trọng tài có thể thực hiện xử thua một đối bóng trong các trường hợp có thể kể đến sau đây:
- Đội bóng không có mặt đủ hoặc có mặt không đến 5 cầu thủ sau khi trận đấu được diễn ra trong vòng 15 phút.
- Đội bóng có những hành động phi thể thao, gây cản trở cho trận đấu.
- Có lỗi phản ứng trước các quyết định của trọng tài.
- Đội không thi đấu sau khi trọng tài yêu cầu bắt đầu vào trận bóng.
- Đội bóng có số lượng ít hơn hai người so với đối thủ cũng sẽ bị xử thua ngay lập tức.
Quy định của môn bóng rổ
Cách chơi
Trong quy định của luật bóng rổ các vận động viên chỉ được phép dùng tay để chơi bóng. Kem theo đó có thể sử dụng những kỹ thuật bóng rổ như chuyền bóng, cầm bóng, lăn bóng,… Nếu người chơi sử dụng bất cứ bộ phận nào khác của cơ thể như chân, ngực, vai,… để kiểm soát bóng sẽ bị coi là phạm luật. Tuy nhiên trong trường hợp nếu vô tình để bóng tiếp xúc với cơ thể thì không bị tính là phạm vào luật.
Thông thường sẽ có 2 thể thức thi đấu như sau:
- Bóng rổ thi đấu: mỗi đội sẽ có 5 người và hai bảng rổ (có 2 hệ thống là NBA và FIBA).
- Bóng rổ đường phố: mỗi đội sẽ có 3 người và một bảng rổ.
Sân thi đấu
Sân thi đấu phải là một mặt phẳng cứng cáp và vững chắc, hình chữ nhật, mặt sân tuyệt đối không có chướng ngại vật gây cản trở đấu thủ khi thi đấu. Sân có kích thước như sau: chiều dài khoảng 28m, chiều rộng là khoảng 15m (được tính từ mép trong của đường biên).
Sân sẽ có 2 phần, 1 đường kẻ ở giữa sân để phân chia 2 phần sân cho 2 đội thi đấu. Mỗi phần có 1 cung tròn lớn, xung quanh cột rổ, còn được gọi là vạch 3 điểm. Ở trong vạch 3 điểm là 1 hình thang cân, dùng làm ranh giới cho các cầu thủ khi phải ném phạt, ngoài ra còn vòng tròn ném phạt, để cầu thủ ném phạt căn được vị trí ném tốt.
Trang phục
Trang phục là một yếu tố khá quan trọng trong thi đấu, khi tuân theo đúng quy định về trang phục sẽ góp phần giúp trận đấu diễn ra thuận lợi hơn. Các cầu thủ sẽ mặc áo thun ba lỗ, màu của phần phía trước và phía sau lưng phải giống nhau. Áo của mỗi cầu thủ phải được in thật rõ ràng và dễ nhìn thấy ở cả sau lưng và ngay trước ngực.
Số áo sau lưng cao ít nhất là 20 cm, số áo trước ngực cao ít nhất là 10 cm, chiều rộng của số áo không được nhỏ hơn 2 cm, thường sẽ sử dụng số áo từ số 4 đến số 15.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn chọn trang phục bóng rổ phù hợp, đúng quy định
Thời gian thi đấu
Thời gian thi đấu của một trận đấu bóng rổ sẽ gồm 4 hiệp, mỗi hiệp là 10 phút. Khoảng thời gian nghỉ giữa hiệp 1 và hiệp 2, hiệp 3 và hiệp 4, và trước mỗi hiệp phụ là 2 phút. Còn thời gian nghỉ giữa hiệp 2 và 3 là 15 phút.
Khi thời gian thi đấu của hiệp 4 kết thúc với tỉ số hòa thì trận đấu sẽ được tiếp tục bằng 1 hay nhiều hiệp phụ 5 phút để có thể được kết quả thắng thua cuối cùng. Trong tất cả các hiệp phụ 2 đội sẽ tiếp tục thi đấu theo hướng rổ như hiệp thứ 3 và thứ 4.
Ở một trận thi đấu bóng rổ, trong 3 hiệp đầu và mỗi hiệp phụ mỗi đội sẽ được hội ý một lần cho mỗi hiệp, hiệp thứ 4 thì mỗi đội được hội ý 2 lần, thời gian của mỗi lần hội ý sẽ là 60 giây.
Tình trạng bóng
Trong luật bóng rổ, tình trạng bóng được chia ra làm 2 loại là bóng sống và bóng chết.
Bóng sống được hiểu như sau:
- Khi các cầu thủ trong sân tranh bóng và chạm bóng đúng theo luật.
- Khi cầu thủ thực hiện các cú ném phạt.
- Thực hiên các quả phát bóng từ biên.
Bóng chết được hiểu như sau:
- Bóng đã ném vào rổ được tính ghi điểm hoặc sau khi thực hiện các cú ném phạt.
- Xuất hiện tiếng còi từ phía trọng tài khi đang là bóng sống.
- Hết thời gian của 1 hiệp đấu.
- Đồng hồ 24 giây phát ra tín hiệu khi có một đội đang thực hiện kiểm soát bóng.
- Khi quả ném phạt được thực hiện không vào rổ mà tiếp tục bằng một quả bóng rổ khác hoặc thêm một quả bóng ném phạt.
Bắt đầu – Kết thúc trận đấu
Trọng tài sẽ không để cho trận đấu diễn ra nếu như một đội bị thiếu người tức là không đạt đủ 5 người. Trong hiệp thi đấu thứ 3 thì 1 trong 2 đội phải đổi sân khi hiệp đấu đi hết một nửa thời gian.
Một hiệp đấu được bắt đầu khi có một cầu thủ chạm bóng theo đúng luật thi đấu bóng rổ. Trong trường hợp khi có cầu thủ bị chấn thương ngoài ý muốn thì trọng tài có thể quyết định dừng lại trận đấu.
Thời gian của hiệp đấu chính hoặc hiệp phụ sẽ đến giờ kết thúc khi có âm thanh báo hiệu kết thúc trận đấu vang lên trên sân.
Xem thêm:
- Kìm bóp tay đếm số là gì? 3 tác dụng tiện ích của kìm bóp tay
- Top 10 mẫu giày bóng rổ cực đẹp nhất tại năm 2022
- Chơi bóng rổ đốt bao nhiêu calo? Có giảm cân không?
Trên đây là thông tin về luật bóng rổ cơ bản và chi tiết nhất dành cho những bạn bắt đầu chơi hoặc đang tìm hiểu. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chơi để có nhwuxng trận bóng thật hay.