Tư thế rắn hổ mang là bài tập trong chuỗi chào mặt trời truyền thống, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ điều chỉnh mất thăng bằng hiệu quả. Tuy nhiên, tư thế này khá khó nhằn với những mới tập luyện. Vì vậy, dưới đây Misskick sẽ hướng dẫn bạn đọc các bước thực hiện đúng chuẩn và chính xác nhất.
Nội dung bài viết
Tư thế yoga rắn hổ mang là gì?
Tư thế rắn hổ mang (Bhujangasana) trong yoga hay còn được biết đến là tư thế lý tưởng giúp kéo dãn các cơ ở phần trước thân, 2 cánh tay và 2 vai, tăng độ linh hoạt của cột sống cũng như giảm đau lưng rất hiệu quả.
Mặc dù được xem là một nền tảng của hầu hết các bài tập yoga khác nhưng theo chia sẻ của nhiều yogi thì tư thế này nhìn thì dễ nhưng khi tập tương đối khó với người mới sẽ mất khá nhiều thời gian để thành thạo.
Lợi ích của tư thế yoga rắn hổ mang
Tăng sức mạnh cột sống
Tư thế rắn hổ mang sẽ có tác động đến cơ lưng và cơ bụng cực kỳ có lợi cho cột sống của bạn trở nên dẻo dai và săn chắc hơn. Nó còn giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thoái hóa cột sống, thoái hóa đốt sống cổ,…
Tuy nhiên, đối với những người có tiền sử đau lưng kinh niên thì nên tham khảo ý kiến của giáo viên yoga để có được chế độ tập luyện phù hợp.
Kích thích quá trình tiêu hóa
Với những động tác vươn người của yoga rắn hổ mang có tác động rất nhiều đến cơ bụng. Nó giúp massage nhẹ nhàng, đặc biệt có ích với những ai đang bị rối loạn tiêu hóa, vì sẽ kích thích hệ tiêu hóa được hoạt động tốt nhất.
Làm giảm mỡ bụng
Tập yoga với động tác rắn hổ mang giúp bạn dễ dàng giảm mỡ và săn chắc vùng cơ bụng. Khi bạn vươn người, vùng bụng sẽ được kéo căng ra, lúc này mỡ thừa sẽ được đốt cháy mang đến cho bạn một vòng eo con kiến nếu chăm chỉ luyện tập thường xuyên.
Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Nếu thường xuyên căng thẳng, stress trong cuộc sống cũng như công việc hãy bắt đầu tập yoga với tư thế rắn hổ mang để giải quyết tình trạng này. Bởi các cơ sẽ được kéo dãn trong quá trình luyện tập, điều đó giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Lưu ý: Nếu bạn bị đau nửa đầu hoặc mất ngủ thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ và huấn luyện viên trước khi tập nhé!
Cải thiện lưu thông máu
Việc tập luyện bài tập yoga rắn hổ mang đều đặn sẽ giúp máu được lưu thông tốt hơn. Nếu máu được tuần hoàn tốt thì các tế bào sẽ được phát triển đầy đủ và duy trì được lượng oxy cho cả ngày dài làm việc và học tập.
Vì vậy, hãy chăm chỉ tập luyện để khởi đầu một ngày mới đầy tích cực nhé. Các bài tập này phù hợp với học sinh, sinh viên, dân văn phòng thường xuyên phải ngồi nhiều, ít vận động.
Cách thực hiện tư thế rắn hổ mang
Bài tập Yoga tư thế rắn hổ mang nên tập vào buổi sáng hoặc chiều tối, cách bữa ăn từ 4 – 5 tiếng, các bước luyện tập khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Nằm sấp trên mặt thảm yoga, duỗi thẳng 2 chân ra sau sao cho mũi bàn chân chạm vào sàn, hai tay thả lỏng, đặt xuôi theo cơ thể, khuỷu tay để sát vào người.
Bước 2: Chống 2 tay về phía trước ngay trước ngực, dùng lục ấn đùi và hông vào sát mặt sàn, sau đó dùng lục từ bàn tay để nâng từ từ phần thân trên lên.
Bước 3: Tiếp tục dùng lực tay để đẩy người về phía sau cho đến khi càm nhận cơ thể được kéo căng, kéo vai ngược về sau và giữ hông thật chặt.
Bước 4: Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 15 – 30 giây, lặp lại các động tác trên vài lần hoặc tùy vào khả năng của bạn.
Lưu ý: Nếu bạn cảm thấy đau hay thắt chặt ở lưng thì nên ngừng thực hiện bài tập này ngay lập tức.
Lưu ý khi tập tư thế yoga rắn hổ mang
Cũng như các động tác yoga khác, khi tập tư thế rắn hổ mang bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trong quá trình luyện tập hãy cố gắng kéo căng phần thân trước càng nhiều càng tốt, nếu cảm thấy khó chịu và đau lưng thì nên dừng lại.
- Không nên ngửa đầu về phía sau, thay vào đó hãy để tầm nhìn lên bằng cách kéo cằm về phía trước và giữ phần cổ cố định ở vị trí đó.
- Tránh nâng đầu gối vào hông lên khỏi sàn, bởi như thế bạn đang không tập đúng động tác khiến hiệu quả đạt được không cao.
- Không nên cong lưng quá mức, chỉ nên sử dụng 2 bàn tay nâng cơ thể lên và không cong nhiều về phía sau, không sẽ ảnh hưởng đến cột sống.
- Nên biết cách kiểm soát hơi thở, không bao giờ ngửa người quá sâu khiến cơ thể phải nín thở điều này không tốt khi tập luyện.
- Những người có các bệnh lý về đau lưng, đau đầu hoặc đang mang thai không nên luyện tập động tác rắn hổ mang.
- Với những ai mới lần đầu tập không cần nâng người quá cao để hạn chế chấn thương, hãy thực hiện từ từ và tăng mức độ dần lên.
Xem thêm:
- Tập yoga đốt bao nhiêu calo? Có giúp giảm cân không?
- Vinyasa Yoga là gì? Lợi ích khi tập Vinyasa Yoga
- 10 bài tập yoga chữa đau khớp vai tại nhà hiệu quả nhất hiện nay
Trên đây chúng mình đã gửi đến bạn đọc những thông tin hữu ích về tư thế rắn hổ mang. Nếu bạn đọc còn những thắc mắc cần được tư vấn và hỗ trợ, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất.