Đau gót chân khi chạy bộ: Nguyên nhân và cách điều trị ngay tại chỗ

MISSKICKKhỏe đẹpĐau gót chân khi chạy bộ: Nguyên nhân và cách điều trị ngay tại chỗ
0
(0)

Chạy bộ là môn thể thao vận động được yêu thích hiện nay vì những lợi ích tuyệt vời mà chạy bộ đem lại cho sức khỏe. Tuy nhiên, chạy bộ sai cách sẽ dẫn đến những chấn thương cho chân, nhất là gót chân. Vậy nguyên nhân đau gót chân khi chạy bộ là gì và làm sao để khắc phục tình trạng này? Cùng Misskick tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân chạy bộ bị đau gót chân là gì?

Chạy bộ là môn thể thao giúp nâng cao và rèn luyện sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên, việc phát sinh thêm các vấn đề trong quá trình chạy bộ khiến bạn phải dừng tập luyện là không thể tránh khỏi. Một trong số đó, là đau gót chân.

Đau gót chân khi chạy bộ
Đau gót chân khi chạy bộ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau gót chân khi chạy bộ mà nhiều người không biết và thường xuyên mắc phải. Tình trạng này xuất hiện nhiều ở những người có thói quen chạy bộ thường xuyên hoặc những người mới bắt đầu quan tâm tới chạy bộ. Một trong số đó có thể kể đến:

  • Nếu bạn sở hữu đôi bàn chân phẳng hoặc quá võng thì sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng đau gót chân khi chạy bộ do sự ma sát và mất cân bằng bàn chân khi chạy.
  • Đau gót chân khi chạy cũng xuất hiện ở những người mới bắt đầu tiếp xúc với bộ môn chạy bộ nhưng lại chạy quãng đường quá sức, hoặc không vận động, giãn cơ trước và sau khi tập luyện.
  • Tình trạng đau gót chân khi chạy bộ cũng xảy ra ở những người có lịch sử mắc các bệnh về viêm gân, viêm khớp hay những bệnh liên quan đến tổn thương dây chằng, dây thần kinh.
Chạy bộ quá sức dẫn đến đau nhức chân
Chạy bộ quá sức dẫn đến đau nhức chân

Khi chạy bộ, chân bạn sẽ tiếp đất là chịu một lực tác động vào bàn chân, gây áp lực lên gân ở lòng bàn chân làm chúng ta cảm thấy đau. Bạn nên khởi động bằng cách đi bộ từ từ sau đó chuyển dần trạng thái sang chạy bước ngắn để chân bạn có thể thích nghi hơn với từng bước chạy.

Ngoài ra, chạy bộ sai cách, sai tư thế hoặc không đeo giày khi chạy bộ cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đau gót chân khi chạy bộ, làm giãn đoạn buổi tập luyện của bạn. Vì vậy, thay vì chỉ tập luyện chạy bộ đều đặn, bạn cũng cần theo dõi tình trạng sức khỏe bàn chân để không làm tổn thương, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

Chấn thương dây thần kinh gót chân
Chấn thương dây thần kinh gót chân

Cách khắc phục tình trạng đau gót khi chạy

Để khắc phục và điều trị tình trạng đau gót chân khi chạy bộ bạn cần kiên trì và duy trì nó trong một thời gian dài, đồng thời, tạo nên những thói quen tốt cho bản thân về sau. Có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng đau gót chân khi chạy bộ, tình trạng này chưa càng sớm sẽ càng tốt.

Tình trạng đau nhức gót chân khi chạy bộ
Tình trạng đau nhức gót chân khi chạy bộ

Tiếp đất đúng kỹ thuật

Để tập luyện chạy bộ được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi và đạt được hiệu quả thì chạy đúng tư thế là rất quan trọng. Một trong số đó là tư thế tiếp đất của bàn chân. Tiếp đất đúng cách sẽ giúp các bước chạy nhẹ nhàng hơn, đỡ tốn sức hơn và chạy được nhanh hơn.

Hãy tập trung vào từng bước chạy và thay đổi tư thế bằng kỹ thuật tiếp đất bằng cách tiếp đất bằng mũi bàn chân hoặc phần giữa bàn chân. Như thế, trọng lực sẽ không dồn về gót chân gây tổn thương.

Tiếp đất bằng mũi chân khi chạy bộ
Tiếp đất bằng mũi chân khi chạy bộ

Chạy trên địa hình bằng phẳng

Địa hình chạy cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình và kết quả tập luyện. Nếu bạn chạy trên các địa hình có cỏ, cát thì sẽ giảm thiểu được những tác động mạnh lên bàn chân, không gây đau gót chân so với chạy trên các bề mặt bê tông cứng hoặc địa hình dốc, khúc khuỷu.

Chạy trên địa hình bằng phẳng, dễ di chuyển
Chạy trên địa hình bằng phẳng, dễ di chuyển

Giãn cơ trước khi chạy bộ

Một lưu ý vô cùng quan trọng đối với bất kỳ bộ môn thể thao nào đó là khởi động giãn cơ trước khi luyện tập. Đối với chạy bộ cũng vậy, giãn cơ trước khi tập bằng cách thả lỏng và vận động nhẹ bắp chân, mắt cá chân đều đặn 2 lần/ngày.

Bạn có thể sử dụng các bài tập giãn cơ cơ bản như giãn cơ bắp chân, giãn cơ bàn chân và giãn cơ mắt cá chân trước và sau khi chạy bộ. Khi đó, sẽ giảm thiểu được chân thương cho chân, hạn chế chuột rút và đặc biệt là không gây đau gót chân trong khi luyện tập.

Giãn cơ trước và sau khi chạy bộ
Giãn cơ trước và sau khi chạy bộ

Chườm đá lên chỗ đau

Nếu bạn bị đau nhức hay sưng lên ở bàn chân, hãy vận động nhẹ nhàng và chuẩn bị một chiếc khăn để chườm lên vùng đau. Thực hiện bằng cách bọc đá viên vào khăn và nhẹ nhàng chườm lần lượt vào vùng chân bị tổn thương từ 25 -30 phút.

Lưu ý, không nên chườm quá nhiều đã hoặc chườm tại một vị trí quá lâu sẽ dễ gây bỏng lạnh và tê cứng vị trí chân. Thay vào đó, hãy chườm nhẹ nhàng xung quanh vùng đau để giảm thiểu đi sưng và cơn đau tạm thời.

Chườm đá lên chỗ sưng để giảm cơn đau
Chườm đá lên chỗ sưng để giảm cơn đau

Massage bàn chân

Trong chạy bộ, bàn chân sẽ phải hoạt động và chịu nhiều lực hơn. Vì vậy, hãy tập cho mình thói quen mát xa chân hàng ngày để chân được thư giãn, nghỉ ngơi, giải phóng những tích tụ khi chạy bộ. Từ đó, bàn chân sẽ cảm thấy dễ chịu và tốt hơn rất nhiều.

Đồng thời, mát xa chân hàng ngày còn là thói quen giúp giải tỏa những mệt mỏi và căng thẳng của ngày dài. Nhiều người sử dụng phương pháp này để loại bỏ tiêu cực và dễ ngủ, giấc ngủ được sâu hơn.

Massage bàn chân để thư giãn, giải tỏa tinh thần
Massage bàn chân để thư giãn, giải tỏa tinh thần

Nghỉ ngơi đầy đủ

Nếu bạn gặp phải tình trạng đau nhức gót chân sau khi chạy bộ thì hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và mát xa bàn chân. Khi bàn chân khỏe mạnh và được hồi phục, bạn mới có thể chạy bộ trở lại. Nếu không, chạy bộ khi gót chân bị đau hoặc chạy bộ quá sức sẽ rất hại cho sức khỏe cũng như các cơ, dây thần kinh của chân.

Nghỉ ngơi đầy đủ
Nghỉ ngơi đầy đủ

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Vận động sẽ làm tiêu tốn năng lượng rất nhiều. Những người thiếu chất, thiếu dinh dưỡng hay có các bệnh về hô hấp, tim mạch khi chạy bộ sẽ rất dễ bị kiệt sức và chấn thương chân. Do đó, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng là rất quan trọng.

Bạn hãy ăn uống đầy đủ dinh dưỡng từ các thực phẩm, hạn chế các món ăn nhanh, đồ chiên dầu mỡ,..bổ sung dưỡng chất cho xương khớp và thải độc từ bên trong. Có thể sử dụng Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính…

Ăn uống, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
Ăn uống, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể

Nhờ bác sĩ hỗ trợ

Nếu tình trạng đau gót của bạn kéo dài và trở nặng, không thể tự điều trị, khắc phục thì bạn nên đến bệnh viện hoặc phòng khám để được bác sĩ hỗ trợ điều trị để có thể chữa khỏi sớm nhất có thể.

Tránh để tình trạng này quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt và học tập hàng ngày. Nếu để lâu, chấn thương có thể sẽ nghiêm trọng hơn và dẫn tới những hệ quả không đáng lường. Hãy lựa chọn bệnh viện hoặc phòng kem uy tín để chữa trị được kịp thời nhé.

Đau nhức gót chân trong thời gian dài
Đau nhức gót chân trong thời gian dài

Chọn đôi giày chạy bộ phù hợp

Giày chạy bộ đối với quá trình chạy bộ là rất quan trọng. Đôi giày sẽ ôm trọn bàn chân và bảo vệ chân khỏi những vật cản trên quãng đường chạy bộ, giảm tác động và chấn thương hơn khi tập luyện.

Tuy nhiên, hãy lựa chọn cho mình một đôi giày thể thao vừa vặn, êm ái và có chất lượng. Bạn có thể mua giày thể thao của các thương hiệu lớn như adidas, Nike, Puma,… Hay mua tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo mua được những đôi giày có chất lượng tốt.

Đi giày khi chạy bộ để bảo vệ đôi chân
Đi giày khi chạy bộ để bảo vệ đôi chân

Xem thêm:

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân đau gót chân khi chạy bộ và cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ này giúp ích cho bạn nhiều hơn trong cuộc sống. Nếu thấy bổ ích, đừng quên chia sẻ cho mọi người biết nữa nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Khương Linh
Khương Linh
Chào mọi người, mình là Khương Linh! Một chàng trai năng động và luôn tò mò khám phá những điều mới lạ. Mình đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực content và SEO, đặc biệt là tại MISSKICK. Mình mong muốn được chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình để cùng mọi người xây dựng một cộng đồng tích cực và hữu ích.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài viết liên quan