Đau bắp chân khi chạy bộ: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

MISSKICKLối sốngThể thaoĐau bắp chân khi chạy bộ: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
0
(0)

Đau bắp chân khi chạy bộ là một trong những lý do khiến người bệnh mang những cơn đau âm ỉ lâu dài mà không biết cách khắc phục. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân và những biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Cùng misskick tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân gây đau bắp chân khi chạy bộ

Không khởi động kỹ lưỡng

Khởi động là một bước rất quan trọng trước khi bạn thực hiện bất cứ hoạt động thể thao nào, nhất là đối với những người ít vận động, luyện tập. Bởi vì, bước khởi động giúp cho cơ thể của bạn thích nghi với cường độ luyện tập, và các cơ trên cơ thể được giãn ra ở mức độ phù hợp.

Do vậy, nếu bạn bỏ qua bước này hay tăng cường chế độ luyện tập quá đột ngột thì có thể khiến các cơ của bạn bị ngợp và dẫn đến tình trạng chuột rút. Đây là tình trạng cơ thể thiếu các chất điện giải mà không được cung cấp kịp thời trong và sau khi luyện tập.

Không khởi động kỹ lưỡng
Không khởi động kỹ lưỡng

Tập luyện quá sức

Một trong những lý do phổ biến nhất dẫn đến tình trạng đau bắp chân khi chạy bộ mà nhiều người gặp phải đó chính là luyện tập quá sức. Vì khi luyện tập bị căng cơ bắp chân, dẫn đến sự kéo dãn cơ quá mức sau khi chạy bộ với tốc độ cao.

Khi chạy bộ quá sức khiến cho bắp chân người luyện tập bị sưng phù lên, làm tăng áp lực bó cơ dẫn đến tình trạng bắp chân bị viêm nhiễm, sợi gân bị rách, thậm chí nhiều trường hợp còn dẫn tới vỡ mạch máu, nguy hiểm tới tính mạng.

Tập luyện quá sức
Tập luyện quá sức

Thể trạng không tốt

Để hạn chế được tình trạng đau bắp chân khi chạy thì điều đầu tiên cần phải làm khi bắt đầu chạy bộ đó chính là tìm được cho mình bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe bản thân. Bạn nên ưu tiên chọn những bài tập nhẹ nhàng lúc mới bắt đầu, và tăng dần cường độ khi đã quen.

Đối với những người lớn tuổi, thể trạng không tốt nếu như tập quá sức thì thậm chí còn gây ra nhiều tác động xấu cho cơ thể hơn cả lúc không tập, khiến cơ thể bị suy nhược, và lâu phục hồi hơn.

Tương tự với những người có máu đông tụ trong tĩnh mạch do thời gian dài không vận động hay do thừa cân, béo phì, và hệ lụy do sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…

Thể trạng không tốt
Thể trạng không tốt

Cách xử lý bị đau bắp chân khi chạy bộ

Điều chỉnh cường độ tập luyện

Có thể các bạn nghĩ rằng khi chạy bộ dẫn đến đau bắp chân thì nên nghỉ ngơi rồi mới chạy lại, tuy nhiên điều này sẽ dẫn đến tình trạng đau bắp chân kéo dài. Khi đau bạn vẫn nên tiếp tục chạy nhưng với một cường độ thấp để cho bắp chân quen dần với hoạt động này.

Cụ thể, khi thấy bắp chân bạn bị căng lên, đau nhức, và khó để tiếp tục chạy bộ, thì hãy giảm tốc độ chạy xuống thật chậm, cho đến khi bạn về tới đích.

Bạn nên lưu ý không nên ngồi xuống ngay khi đau bị đau bắp chân do chạy bộ. Bởi vì việc này vô cùng nguy hiểm, nó không chỉ không giúp bắp chân của bạn đỡ đau hơn mà còn gây nguy hiểm đến hệ hô hấp của bạn, khi cường độ luyện tập giảm đột ngột.

Điều chỉnh cường độ tập luyện
Điều chỉnh cường độ tập luyện

Uống nhiều nước hơn

Không chỉ khi chạy bộ, mà bạn còn có thể áp dụng biện pháp này để chống lại bất kỳ cơn đau hay tình trạng bị chuột rút bất kể lúc nào. Bởi vì nước giúp tất cả các cơ trên cơ thể của bạn có thể hoạt động được bình thường nhất.

Do vậy, hãy nhớ uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và mang nước đầy đủ khi luyện tập để giúp cơ thể bổ sung dưỡng chất và lượng nước cần thiết cho cơ thể bạn nhé!

Uống nhiều nước hơn
Uống nhiều nước hơn

Dùng phương pháp chườm nóng, lạnh

Chườm nóng, chườm lạnh là 2 phương pháp trị liệu vô cùng hiệu quả được rất nhiều người áp dụng khi bị đau bắp chân khi chạy bộ.

Chườm lạnh áp dụng với những trương hợp mắc các chứng đau cấp như đau răng, đau đầu,… các tính huống mang tính tạm thời. Ngoài ra, người ta vẫn hay áp dụng biện pháp trị liệu chườm lạnh để hạn chế viêm cấp, hạn chế xuất huyết,…

Trong khi đó, chườm nóng được chỉ định để trị liệu cho những trường hợp đau mãn tính như đau thắt lưng, đau thần kinh liên sườn, đau khớp,…chấn thương sau 48 giờ.

Với trường hợp đau bắp chân khi chạy bộ, bạn có thể áp dụng cả hai phương pháp trị liệu trên đều mang lại hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, hãy lưu ý chỉ nên chườm từ 15-20 phút cho mỗi lần chườm, và khoảng 2-3 lần chườm/ngày với cả 2 phương pháp.

Thực hiện các bài tập giãn cơ

Thực hiện các bài tập giãn cơ sau khi chạy bộ sẽ giúp cải thiện vượt trội tình trạng bị đau bắp chân khi chạy bộ. Khi đó, cơ bắp của bạn vẫn còn ấm, do vậy, thực hiện các bài giãn cơ sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ oxy đến cơ. Từ đó, sẽ giúp cơ phục hồi sau căng thẳng của quá trình luyện tập, nhờ đó mà cải thiện được tình trạng đau nhức bắp chân khi chạy bộ.

Thực hiện các bài tập giãn cơ
Thực hiện các bài tập giãn cơ

Massage cho bắp chân

Massage bắp chân sẽ giúp tăng cường được lượng máu lưu thông trên chân và đẩy nhanh được thời gian phục hồi sức cho chân. Bạn có thể thực hiện vô cùng dễ dàng với các bước dưới đây:

Đầu tiên, dùng đầu ngón tay hoặc con lăn để tạo bọt massage đều dọc vùng bắp chân. Hãy đảm bảo bạn xoa bóp đều cả phần đùi và cẳng chân để máu được lưu thông tốt nhất.

Massage cho bắp chân
Massage cho bắp chân

Gặp bác sĩ để được tư vấn

Trường hợp tình trạng đau bắp chân do chạy bộ diễn ra quá dài, quá đau, hoặc cảm thấy bất an, không an tâm, thì bạn có thể tìm đến bác sĩ hoặc các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và khám chữa kịp thời nhé!

Gặp bác sĩ để được tư vấn
Gặp bác sĩ để được tư vấn

Cách chạy bộ hạn chế đau bắp chân

Chọn giày chạy bộ phù hợp

Việc chọn giày chạy bộ phù hợp chính là cứu tinh cho những ai gặp phải tình trạng đau bắp chân khi chạy bộ. Bởi vì chính đôi giày đó sẽ đảm bảo mang đến cho bạn sự thỏai mái trong luyện tập cũng như bảo vệ cho đôi chân của chính bạn khỏi những chấn thương không đáng có khi luyện tập.

Chọn giày chạy bộ phù hợp
Chọn giày chạy bộ phù hợp

Chạy bộ thường xuyên, đều đặn

Bí quyết để có một sức khỏe bền bỉ đối với các tuyển thủ khi tham gia thi đấu đó chính là duy trì thói quen chạy bộ đều đặn, thường xuyên. Bởi vì khi đó cơ thể của bạn sẽ quen dần với một chế độ luyện tập ổn định, cơ bắp sẽ quen với việc phải hoạt động, hằng ngày.

Tuy nhiên, để có thể hạn chế được tình trạng đau bắp chân khi chạy bộ thì bạn phải đảm bảo một kế hoạch luyện tập khoa học với lịch trình phù hợp, đều đặn, và không quên cân bằng giữa công việc và luyện tập, nghỉ ngơi để cơ thể không rơi vào tình trạng kiệt sức nhé!

Chạy bộ thường xuyên, đều đặn
Chạy bộ thường xuyên, đều đặn

Lưu ý sức bền của bắp chân

Không phải mỗi người đều có tình trạng sức khỏe, hay sức bền của bắp chân như nhau. Vì vậy, để tìm được bài tập phù hợp, trước hết, bạn sẽ phải kiểm tra và đánh giá sức bền của bắp chân theo các bước dưới đây:

  • Đầu tiên, nâng bắp chân của mình lên và đứng trên 1 chân và để các đầu ngón tay của bạn lên tường hoặc mặt bàn để giữ cơ thể thăng bằng.
  • Tiếp đến, đẩy ngón chân lên xuống từ từ
  • Thực hiện thao tác nhiều lần với cả 2 bên bắp chân.

Nếu bạn làm được 40 lần trên mỗi chân có nghĩa là sức bền bắp chân của bạn khá tốt. Còn dưới 30 thì tức là bạn thiếu sức bền. Còn với trường hợp bài kiểm tra này khiến bạn cảm thấy đau mỏi, chứng tỏ sức bền của bạn ở mức yếu, thì nên dừng lại.

Lưu ý sức bền của bắp chân
Lưu ý sức bền của bắp chân

Khởi động kỹ trước khi chạy

Để hạn chế được tình trạng đau bắp chân khi chạy bộ thì bạn phải đảm bảo giãn cơ kỹ trước và sau khi chạy. Vì việc giãn cơ trước khi chạy không những có thể giúp làm tăng lưu lượng máu lưu thông đến cơ mà còn giúp khớp cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng khác để ngăn ngừa chấn thương trong lúc chạy bộ.

Khởi động kỹ trước khi chạy
Khởi động kỹ trước khi chạy

Bổ sung đủ nước trước khi chạy

Vận động nhiều với cường độ lớn có thể khiến cơ thể của bạn mất một lượng nước khá lớn. Vì vậy, để hạn chế tình trạng chuột rút, bạn phải bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể và nên chuẩn bị nước đầy đủ trước khi thực hiện các bài tập.

Bổ sung đủ nước trước khi chạy
Bổ sung đủ nước trước khi chạy

Xem thêm:

Đau bắp chân khi chạy bộ là một tình trạng diễn ra khá phổ biến tuy nhiên nhiều người lại không biết cách khắc phục cũng như hạn chế. Hy vọng với bài viết trên đây đã giúp bạn bỏ túi thêm những mẹo hay để có một cơ thể khỏe mạnh.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hoa Hạ
Hoa Hạ
Chào mọi người, mình là Hoa Hạ, hiện đang là một blogger và là biên tập viên nội dung cho chuyên trang MISSKICK.VN. Mình có niềm đam mê lớn với thời trang, làm đẹp và luôn tìm kiếm những cảm hứng mới từ những người nổi tiếng. Mình yêu thích lướt mạng xã hội, xem phim và du lịch, những hoạt động này giúp mình mở rộng tầm nhìn và cập nhật xu hướng mới.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài viết liên quan