“Đạp xe đạp có to chân không” là thắc mắc của rất nhiều cô nàng khi có ý định lựa chọn môn thể thao này để rèn luyện sức khỏe. Vậy đâu là câu trả lời thỏa đáng nhất? Cùng Misskick tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Đạp xe có làm to chân không?
Khi đạp xe, lượng calo ở đùi, bắp chân và mông sẽ được đốt cháy. Do đó, bắp chân bạn sẽ không to ra như bạn lầm tưởng mà còn trở nên thon gọn đáng kể nếu biết đạp xe đúng cách.
Trên thực tế việc bắp chân to hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: di truyền, chế độ ăn uống, ảnh hưởng của hormone trong cơ thể và chế độ luyện tập áp dụng mỗi ngày.
Cách đạp xe đúng chuẩn giúp đôi chân trở nên thon gọn hơn
Chọn loại xe phù hợp
Chọn mua một chiếc xe đạp tốt sẽ giúp bạn có được một người bạn đồng hành lý tưởng mỗi khi vận động hằng ngày.
Khi chọn xe đạp thể thao, bạn cũng lưu ý nên chọn chiếc xe phù hợp với chiều cao của bạn và có trọng lượng vừa phải. Bạn nên ưu tiên lựa chọn khung xe chất liệu hợp kim nhôm để làm giảm trọng lượng của xe, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc điều khiển và di chuyển.
Ngoài ra, tùy mục đích sử dụng mà bạn cũng cần cân nhắc để chọn loại xe đạp phù hợp. Nếu chỉ để để đi lại và tập luyện thông thường mỗi ngày thì bạn nên chọn loại xe đạp đường phố. Nếu để đi với tốc độ cao hơn thì các loại xe đạp đua sẽ là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.
Lựa chọn địa hình tập luyện không quá dốc
Bạn nên ưu tiên lựa chọn nơi đạp xe bằng phẳng, ít dốc bởi nếu thường xuyên đạp xe trên các cung đường dốc thì đôi chân sẽ cần dùng nhiều sức hơn, cơ bắp ở chân cũng phát triển nhanh hơn khiến chân bạn to lên.
Đạp xe đúng chuẩn tư thế và kỹ thuật
Tư thế đạp xe ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả tập luyện cũng như tình trạng bắp chân to.
Khi đạp xe bạn cần giữ tư thế cố định:
- Mắt tập trung hướng về phía trước và không nhìn vào bánh trước của xe.
- Tay nắm chắc 2 tay cầm xe nhưng không quá gồng để tránh tạo áp lực lên cánh tay của bạn.
- Lưng thẳng, hơi ngả về phía trước.
- Hai chân đặt lên đúng vị trí của bàn đạp, lực dồn vào nửa bàn chân phía trên.
Điều chỉnh tốc độ đạp xe phù hợp
Bước 1: Bạn hãy đạp xe thật chậm trong vài phút đầu để khởi động và thư giãn các cơ.
Bước 2: Tăng tốc độ đạp xe dần dần cho đến khi ở tốc độ cao nhất mà cơ thể có thể chịu được.
Bước 3: Khi đã cảm thấy mệt, đổ mồ hôi và nhịp tim cũng tăng nhanh hơn, bạn dần dần giảm tốc độ đạp thật chậm để thư giãn, điều hoà nhịp tim về ban đầu.
Phương pháp đạp xe này có tác dụng giúp đánh tan lớp mỡ thừa ở đùi và bắp chân một cách hiệu quả. Ngoài ra, nó còn rất tốt cho hệ thống tim mạch của bạn.
Thời gian đạp xe
Mốc thời gian từ 30 đến tối đa 60 phút là thời lượng mà bạn nên đi xe đạp mỗi ngày được các chuyên gia tư vấn cho những ai yêu thích môn thể thao hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh và giữ gìn vóc dáng như đạp xe.
Quá trình đốt calo sẽ diễn ra nhiều nhất từ khoảng 30 – 60 phút và duy trì đạp xe theo một thời gian biểu nhất định sẽ giúp bạn duy trì đôi chân thon gọn. Môn thể thao này cũng rất tốt cho sức khỏe tim mạch, xương khớp, ngăn ngừa bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường, đồng thời tăng cường máu lên não và kéo dài tuổi thọ.
Lưu ý khi đạp xe giúp chân thon gọn
Khởi động trước khi đạp
Khởi động là bước vô cùng quan trọng nhưng lại thường bị bỏ qua khi chúng ta tập luyện đạp xe. Bạn nên chú ý khởi động thật kỹ phần chân, cổ chân để cơ thể nóng lên, quen dần với cường độ đạp xe, mang lại hiệu quả tốt nhất và đồng thời tránh căng cơ chuột rút, sai khớp hay chấn thương khi luyện tập.
Lựa chọn trang phục thoải mái
Bạn nên chọn quần thể thao, áo thể thao thoải mái, không quá rộng cũng không quá chật đồng thời có độ đàn hồi, thấm hút và có khả năng co giãn tốt.
Quần áo quá chật sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái, gò bó và khó khăn trong việc đạp xe. Ngược lại, quần áo rộng thùng thình sẽ dễ vướng vào xích xe gây nguy hiểm trong lúc bạn tập luyện. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn mang giày vừa chân, nhẹ và êm, tạo sự thoải mái khi vận động.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Đạp xe là phương pháp thể dục giảm cân mất rất nhiều năng lượng và nước. Bạn nên bổ sung nước cho cơ thể trong và sau khi tập. Cách tốt nhất là mang theo bình nước thể thao trên xe và uống từng ngụm nhỏ khi cơ thể cảm thấy khát, cần phải tiếp nước.
Tùy thuộc vào thể trạng của từng người mà lượng nước uống có thể khác nhau, tuy nhiên trung bình bạn cần bổ sung từ 500 – 1000ml nước cho mỗi giờ đạp xe là phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, để bắp chân không bị to sau khi tập thể dục với xe đạp thì bạn cũng nên lựa chọn cho mình một chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung nhiều vitamin, chất xơ và protein, ăn ít dầu mỡ và đường phụ gia.
Sắp xếp thời gian biểu phù hợp
Nếu bạn quyết định gắn bó lâu dài với xe đạp để giữ gìn sức khỏe và duy trì vóc dáng thì cũng nên sắp xếp cho mình một thời gian biểu hợp lý. Thời gian lý tưởng cho việc đạp xe là vào buổi sáng sớm hoặc vào chiều tối. Tránh đạp xe khi trời quá nắng hay quá nóng vì sẽ khiến cơ thể mau chóng mệt mỏi do mất nước.
Xem thêm:
- Đi bộ, chạy bộ hay đạp xe giảm cân nhanh hơn? Tư vấn chi tiết
- Cách lựa chọn quần áo thể thao để đạp xe thoải mái và phù hợp
- Cách chọn giày đi xe đạp chi tiết cho người mới bắt đầu
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc “Đạp xe đạp có to chân không?” cũng như các mẹo đạp xe giúp chân thon gọn. Hy vọng qua bài viết bạn có được những thông tin hữu ích. Đừng quên chia sẻ bài viết cho gia đình và bạn bè cùng biết nhé!