Yoga có rất nhiều loại hình và cách tập khác nhau, trong đó có Core Yoga. Vậy Core Yoga là gì, những tác dụng hữu ích mà chúng mang lại cho cơ thể chúng ta bạn đã biết hay chưa ? Để hiểu hơn về bộ môn này, mời bạn tìm hiểu cùng với Misskick ngay bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Core Yoga là gì?
Core Yoga có tên gọi đầy đủ Power Vinyasa, là một trong những loại hình Yoga độc đáo, được nhiều người ưa thích và tham gia tập luyện. Loại hình này được bắt đầu ở phương Tây bởi huấn luyện viên Ashtanga, người đã đặt nền móng cho sự xuất hiện của Core Yoga.
Đây là bộ môn có nhiều bài tập chuyên sâu tập trung ở vào các bộ phận quan trọng như: vai, bụng, lưng, hông có tác dụng giúp giảm cân, giảm mỡ bụng hiệu quả, tăng cường sức mạnh và sự ổn định của cơ thể.
Tác dụng của các bài Core Yoga
Bằng sự quyết tâm và kiên trì tập luyện thường xuyên và đều đặn các bài tập Core Yoga, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần luôn ở trạng thái tốt nhất. Dưới đây là một số tác dụng hữu ích của các bài Core Yoga đối với cơ thể.
Giảm cân
Từ những bài tập chuyên sâu của Core Yoga, quá trình giảm cân của bạn được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả vô cùng. Các tư thế của Core Yoga có tác dụng làm cho cơ bắp được săn chắc hơn, lượng mỡ thừa trong cơ thể cũng được loại bỏ hoàn toàn, mang đến cho bạn một thân hình cân đối và một vóc dáng hoàn hảo.
Nâng cao tinh thần
Mỗi động tác luyện tập trong Core Yoga có sự tác động, ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh và các tế bào của cơ thể. Với từng nhịp thở đều đặn và đúng cách giúp cho quá trình lưu thông máu được tốt hơn, cơ thể được trẻ hóa, da dẻ hồng hào và rạng ngời hơn.
Việc tập Core Yoga thường xuyên không chỉ mang đến sự trẻ trung, tràn đầy năng lượng mà còn giúp cho bạn cảm thấy yêu đời, tự tin hơn, sống vui sống khỏe mỗi ngày, loại bỏ những muộn phiền, áp lực do công việc và học tập mang lại.
Giúp xương chắc khỏe
Core yoga chủ yếu tập trung vào phần hông, bụng và vai. Bên cạnh việc tăng sức mạnh của các khối cơ, Core Yoga còn hỗ trợ giúp xương chắc khỏe, tăng sự dẻo dai, mạnh khỏe cho cơ thể. Từ đó các hoạt động diễn ra linh hoạt mang lại hiệu suất cao hơn. Những người gặp các vấn đề về xương khớp cũng có thể áp dụng các bài tập của Core Yoga.
Cải thiện sức khỏe tim, mạch
Tập luyện với tốc độ nhanh giúp tăng cường cơ, tăng sức khỏe tim mạch. Từ đó máu và oxy lưu thông tốt hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy tập Core Yoga giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách làm dịu hệ thần kinh và giảm viêm. Tập Core Yoga đều đặn còn giúp người tập giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Bên cạnh đó yoga cũng hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp.
Core Yoga hoạt động như thế nào?
Nhóm cơ cốt lõi nằm sâu trong cơ thể được gọi là Core Muscle. Core Yoga hoạt động dựa trên sự liên kết giữa các nhóm cơ và giúp cột sống ổn định. Các bài tập, tư thế trong Yoga đều đòi hỏi sức mạnh cốt lõi và sự ổn định của cơ bắp, đặc biệt là cơ bụng, cơ tay và cơ chân.
Bên cạnh đó Pranayama – cách thở trong Yoga truyền thống còn giúp bạn tăng thực hiện các bài tập tăng cơ ức đòn, cơ bụng, cơ hoành. Core Yoga luyện cho bạn tính linh hoạt, tăng sức bền, các chuyển động của cơ thể trở nên linh hoạt và uyển chuyển hơn.
Không giống như các bộ môn yoga khác ở Ấn Độ, Core Yoga không đề cao sức mạnh tâm linh. Đơn giản, Core Yoga hoạt động với mục đích rèn luyện sức khỏe và thư giãn tinh thần là chính. Tuy nhiên hoạt động trong Yoga Core cũng không quá nhanh và mạnh, cần nhiều sức lực như các bài tập thể chất khác.
Các tư thế Core Yoga cơ bản cho người mới bắt đầu
Tư thế con thuyền
- Tư thế chuyển bị: Ngồi bệt xuống thảm yoga và duỗi thẳng chân về phía trước.
- Tiếp theo từ từ để cơ thể ngã về phía sau và uốn cong đầu gối.
- Gập bàn chân tạo hình chữ V.
- Duỗi thẳng hai tay cùng phía với chân.
- Giữ tư thế trong vòng 10 – 20 nhịp thở.
Tư thế con thuyền giúp cơ bụng được siết chặt, hỗ trợ giảm mỡ bụng hiệu quả.
Tư thế chiếc ghế (Utkatasana)
- Tư thế đứng thẳng người, đưa cách tay qua đầu sao cho tay chếch về phía trước 1 chút.
- Giữ tay song song và hít vào thật sâu.
- Thở ra đồng thời khuỵu gối sao cho đùi song song với sàn.
- Giữ dáng đứng trong 30s.
Tư thế này được ví như bạn đang ngồi trên một chiếc ghế tưởng tượng. Động tác giúp kích hoạt cơ cánh tay và cơ chân, đồng thời giúp cơ hoành và cơ tim hoạt động hiệu quả.
Tư thế cá heo
- Lần lượt chống tay và đầu gối xuống sàn.
- Để đầu gối ngay dưới hông và cẳng tay trên sàn.
- Ấn hai lòng tay hướng vào nhau và cẳng tay xuống đất.
- Hơi nhấc gót chân lên, giữ nguyên tư thế cong người.
- Giữ tư thế từ 30s đến 1 phút.
Các bạn muốn mở rộng vai, tăng cường có tay, chân, bụng có thể tập qua động tác này.
Tư thế đom đóm (Tittibhasana)
- Sẵn sàng với tư thế chó cúi mặt.
- Bàn tay đặt sau gót chân.
- Từ từ luồn tay qua bắp chân và hạ mông về sau.
- Gập đầu gối về tư thế squat.
- Giữ chặt tay và nhấc chân về phía trước.
- Sau khi duỗi thẳng cánh tay, siết thật chặt cơ đùi để nang cơ thể lên.
- Duy trì tư thế càng lâu càng tốt.
Tư thế đom đóm giúp bạn tập cơ tay, chân và vai hiệu quả. Đừng quên giữ nhịp thở đều đặn để tim và máu huyết tuần hoàn tốt nhé!
Tư thế bốn chi (Chaturanga Dandasana)
- Chuẩn bị sẵn sàng ở tư thế plank.
- Đưa người về phía trước qua khỏi các ngón chân.
- Thở ra và hạ thấp cơ thể xuống, khuỷu tay giữ góc 90 độ so với sàn và đạt sát với xương sườn, cánh tay đặt song song mặt sàn.
- Duy trì tư thế từ 10 đến 30 giây.
Đây là một động tác tương đối khó với những bạn mới bắt đầu làm quen với Core Yoga. Vì vậy bạn không được nôn nóng, hãy thực hiện các bước thật chậm rãi để khối cơ được thư giãn.
Xem thêm:
- Những sai lầm khi tập yoga nhiều người thường mắc phải
- Lợi ích của tư thế con thuyền trong yoga và cách thực hiện
- 4 lợi ích khi tập yoga buổi sáng mà bạn cần nên biết
Chúng mình vừa giải đáp toàn bộ thắc mắc của các bạn về bộ môn Core Yoga là gì, cũng như chia sẻ các thông tin liên quan về các bài tập, cách hoạt động, tác dụng của Core Yoga. Chúc bạn có những buổi tập thật hiệu quả.