Cool Down là gì? Có thể gọi cool down như một viên đá làm dịu lại cơ thể đang mệt mỏi sau khi tập luyện của các gymer. Cool Down là bài tập thực hiện cuối làm cho hơi thở, nhịp tim của người tập quay lại trạng thái bình thường. Hãy cùng Misskick tìm hiểu rõ hơn ngay trong bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
Cool Down là gì?
Cool Down ngược lại với Warm up bởi bài tập này sẽ “làm nguội” cơ thể sau khi luyện tập, giúp cơ thể dần dần trở về trạng thái bình thường, lượng máu lưu thông đều khắp cơ thể. Tuỳ vào cường độ của bài tập mà sẽ có những cách làm hạ nhiệt riêng.
Ngoài ra, khi thực hiện phương pháp Cool Down sau khi luyện tập, người tập có thể tránh được các rủi ro không may như ngất xỉu hoặc thậm chí đột quỵ do dừng lại quá đột ngột và không đúng cách.
Đơn giản như khi bạn chạy bộ quá sức, cảm thấy cơ thể mệt mỏi và khó thở thì bạn nên dừng lại từ từ và hít thở chậm rãi để điều hòa lại nhịp tim. Việc làm mát cơ thể sau khi tập là vô cùng cần thiết, tuy nhiên lại không nhiều người biết và thực hiện đúng cách.
Các bước thực hiện Cool Down sao cho hiệu quả nhất
Nhiều người biết đến và áp dụng phương pháp Cool Down nhưng lại chưa thực sự hiệu quả. Như đã nói ở trên, tuỳ vào cường độ của buổi tập để tìm ra phương pháp “làm mát” phù hợp nhất. Tuy nhiên khoảng thời gian phù hợp nhất cho Cool Down là từ 5 – 10 phút, bao gồm 3 bước cơ bản sau:
- Bước 1: Khi đang vào guồng tập luyện với cường độ cao và chuẩn bị kết thúc tập luyện, thì bạn cần phải giảm cường độ xuống trong khoảng từ 3 đến 7 phút. Khoảng thời gian này lý tưởng cho cơ thể bạn được điều hoà và ổn định nhịp tim trước khi dừng luyện tập.
- Bước 2: Sau khi hoàn toàn kết thúc bài tập, bạn cần tập những động tác kéo dãn cơ nhẹ nhàng, giúp giảm đau nhức cơ bắp và hạn chế các chấn thương không mong muốn. Trong quá trình dãn cơ bạn cần hít thở sâu và đều.
- Bước 3: Sau khi hoàn tất quá trình, hãy uống nước lọc, chanh muối hay nước điện giải để bổ sung cho cơ thể khoáng chất, bù lại lượng nước đã mất trong quá trình tập luyện với cường độ cao.
Với 3 bước Cool Down cơ bản như trên, cơ thể bạn sẽ được làm dịu lại, nhịp tim ổn định, hạn chế căng cơ và đau nhức sau khi tập luyện. Chính vì vậy, các Gymer lưu ý cần thực hiện bài tập Cool Down để bảo vệ sức khoẻ thật tốt nhé!
Tầm quan trọng của việc Cool Down sau mỗi buổi tập
Các động tác Cool Down thường rất nhẹ nhàng và đơn giản nên nhiều người có xu hướng “bỏ qua” sau khi tập Gym. Tuy nhiên những thứ đơn giản như vậy lại cực kỳ cần thiết và quan trọng sau mỗi buổi tập.
Các động tác Cool Down làm cơ thể bạn dịu lại, điều hoà thân nhiệt, giúp cho nhịp tim cũng như cơ thể bạn trở lại trạng thái bình thường. Không những vậy, để cơ bắp của bạn không bị căng cứng và đau nhức thì việc tập Cool Down thực sự rất quan trọng nhé!
Hơn thế nữa, xét về mặt khoa học Cool Down còn giúp loại bỏ các Axit lactic trong cơ bắp, giúp cơ thể bạn dẻo dai và linh hoạt hơn. Nếu Warm up có vai trò thiết yếu trong quá trình tập luyện thì Cool Down cũng như vậy, vì thế không được xem nhẹ và bỏ qua.
Hậu quả thường gặp nếu không Cool Down
Đơn giản như một động cơ hoạt động quá công suất, nếu dừng lại đột ngột có thể dễ bị cháy nổ hoặc chập động cơ. Thì cơ thể con người ta cũng tương tự như vậy, trong quá trình luyện tập các tĩnh mạch giãn nở để thích ứng với lượng máu tăng lên do nhịp tim tăng cao, nếu dừng lại đột ngột sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Hậu quả thường gặp nhất đó chính là giãn tĩnh mạch, tuy nhiên lại không nhìn được bằng mắt thường nên mọi người thường bỏ qua tầm quan trọng của Cool Down. Ngoài ra có thể bị choáng váng, ngất, thậm chí nặng hơn có thể bị chấn thương đặc biệt đối với phần mắt cá chân.
Câu hỏi thường gặp
Tuy không còn quá xa lạ nhưng vẫn còn một số người tập luyện thắc mắc 1 vài vấn đề khác về Cool Down ngoài định nghĩa là gì và tầm quan trọng. Dưới đây là 1 số câu hỏi thường gặp, hãy cùng trả lời những câu hỏi này nhé!
Cool Down dành cho tập Gym hay tất cả các môn thể thao?
Như đã kể trên Cool Down có tác dụng làm dịu lại cơ thể, chính vì vậy hầu hết tất cả các môn thể thao để nên áp dụng Cool Down để điều chỉnh lại cơ thể sau khi tập luyện. Ngay cả những môn thể thao có cường độ nhẹ như cầu lông, đạp xe,… thì cũng cần đến các bài tập Cool Down.
Đặc biệt đối với các môn thể thao có cường độ mạnh hoặc các bài tập nặng đô như chạy bộ, tập Gym,… thì việc tập Cool Down sau khi kết thúc bài tập là cực kỳ quan trọng. Nhằm để cơ thể dần dần trở lại trạng thái bình thường.
Trong quá trình Cool Down có cần phải chuẩn bị dụng cụ nào không?
Cool Down là các bài tập giãn cơ nhằm để làm dịu cơ thể, vì vậy trong quá trình tập Cool Down không cần thiết kết hợp với những dụng cụ tập như khi luyện tập các môn thể dục thể thao khác. Chỉ cần đúng các bước và phù hợp với cường độ là được.
Tuy nhiên để tiện hơn trong quá trình thực hiện bước 3 như đã kể trên, bạn có thể sắm thêm cho mình nước điện giải và các bình nước. Để tiện cho việc mang theo và bổ sung sau khi tập luyện với cường độ lớn.
Xem thêm:
- Crunch là gì? Hướng dẫn tập crunch để có body chuẩn 6 múi
- Bodyjam là gì? Lợi ích khi tập bodyjam đối với cơ thể?
- Lunge là gì? 7 bài tập Lunges đúng cách, hiệu quả dành cho nữ
Trên đây là chia sẻ về Cool Down là gì và tầm quan trọng của Cool Down khi tập luyện. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu và áp dụng Cool Down một cách đúng đắn và hợp lý nhất nhé!