Chỉ số SpO2 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe hay nói cách khác là một trong những yếu tố liên quan đến sự sống. Vậy thì chỉ số SpO2 là gì? SpO2 ở người bình thường là bao nhiêu? Mời bạn cùng Misskick tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
Chỉ số SpO2 là gì?
Chỉ số SpO2 được xem là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể, bên cạnh các dấu hiệu khác như nhiệt độ, nhịp thở, mạch đập và huyết áp.
SpO2 là viết tắt của cụm từ Saturation of Peripheral Oxygen, còn được gọi là độ bão hòa oxy trong máu. Hay có thể hiểu một cách khác, SpO2 là tỷ lệ của lượng hemoglobin oxy hóa (HbO2) so với tổng lượng hemoglobin (Hb) trong máu.
Hemoglobin (Hb) là một loại protein giàu sắt được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu là quyết định màu đỏ của hồng cầu và có vai trò chính là vận chuyển oxy trong máu giúp duy trì sự sống.
Chỉ số SpO2 ở người bình thường là bao nhiêu?
Theo các nghiên cứu đã chứng minh rằng người bình thường với chức năng sinh lý ổn định, không có tác nhân gây cản trở hô hấp thì sẽ có chỉ số SpO2 dao động ở mức 95 – 100%.
Chỉ số oxy hóa máu tốt là yếu tố quan trọng trong việc cung cấp đủ năng lượng cho các cơ bắp hoạt động. Nếu giá trị SpO2 xuống dưới 95%, là một dấu hiệu cảnh báo cho oxy hóa máu kém, hay hiểu theo một cách khác là bạn đang bị thiếu oxy trong máu.
Chỉ số SpO2 ở trẻ sơ sinh
Tương tự như người lớn, chỉ số SpO2 an toàn ở trẻ sơ sinh là trên mức 95%. Nếu chỉ số SpO2 của trẻ giảm xuống dưới mức 90% thì cần phải thông báo cho các y bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Vai trò, ứng dụng của chỉ số SpO2
Trong hồi sức cấp cứu
SpO2 là một trong những chỉ số sống cơ bản để theo dõi bệnh nhân trong hồi sức cấp cứu. Thông qua chỉ số SpO2 hiển thị trên máy đo, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt là những người bệnh đang phải dùng máy thở hoặc thở oxy.
Phát hiện ngộ độc khí CO
CO là một loại khí độc hay một chất thải có nhiều khi đốt than. Phân tử CO sẽ thay thế oxy ở vị trí gắn vào sắt trên phân tử Hb nên khi ngộ độc CO sẽ làm tăng lượng COHb và giảm HbO2 trong máu.
Hiện tượng này sẽ làm giảm độ bão hòa của oxy trong máu, làm giảm chỉ số SpO2. Khi nghi ngờ về việc ngộ độc khí CO, máu của bệnh nhân sẽ được đưa đến phòng xét nghiệm bằng máy đo chỉ số SpO2 để chẩn đoán chính xác.
Chẩn đoán huyết áp thấp
Chỉ số SpO2 còn phản ánh tình trạng áp lực mạch máu, khi áp lực giảm thấp đến 30mmHg có nghĩa là huyết áp thấp. Khi kết quả đo SpO2 ở ngón tay xảy ra sai sót hay không chính xác, bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò đo chỉ số SpO2 lên trán bệnh nhân vì nó đáp ứng nhanh hơn với sự thay đổi SpO2.
Chẩn đoán thiếu máu
Khi lượng hemoglobin trong máu giảm thấp hơn so với mức bình thường sẽ gây ra tình trạng thiếu máu. Khi không có tình trạng giảm oxy trong máu, máy đo oxy sẽ dựa vào mạch đập và cho kết quả chỉ số SpO2 chính xác nhất khi nồng độ Hb giảm xuống 2 – 3g/dL. Từ đó có thể chẩn đoán tình trạng thiếu máu.
Phát hiện giảm thông khí
Chỉ số SpO2 còn được sử dụng để đánh giá và theo dõi tình trạng thông khí của các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính về đường hô hấp như hen suyễn, hen phế quản. SpO2 giúp bác sĩ theo dõi liên tục, đánh giá nhanh tình trạng bão hòa oxy trong máu của bệnh nhân.
Hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý hô hấp
Chỉ số SpO2 rất quan trọng trong việc đo đạc các chỉ số, những dấu hiệu sống của cơ thể bệnh nhân đặc biệt là những bệnh nhân có bệnh mãn tính về hô hấp và những người làm việc nhiều trong môi trường thiếu oxy như nhà máy, mỏ quặng, lò đốt.
Việc theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên sẽ giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường để có thể cấp cứu và chữa trị kịp thời.
Yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác khi đo SpO2
Việc dùng máy đo SpO2 có khi cũng sẽ cho kết quả không chính xác bởi những tác nhân như độ sai lệch của thiết bị đo, người bệnh bị lạnh, huyết áp thấp, người bệnh cử động nhiều trong quá trình đo, ánh sáng chiếu trực tiếp vào máy đo hay người được đo SpO2 có sơn móng tay.
Triệu chứng khi chỉ số SpO2 giảm
Khi chỉ số SpO2 giảm hay còn gọi là thiếu oxy trong máu sẽ gây ra những triệu chứng như thay đổi về màu sắc của da,suy giảm trí nhớ, ho, nhịp tim không ổn định, khó thở.
Những cách làm tăng chỉ số SpO2 cho cơ thể
Luyện tập hít thở đúng cách
Tập thở sẽ giúp tăng SpO2 hiệu quả nhất, việc hít thở sâu giúp khí oxy vào phổi nhiều hơn, khi đó, phổi sẽ có đủ lượng oxy để phân phối đến các cơ quan khắp cơ thể và đặc biệt sẽ giúp gia tăng oxy trong máu đáng kể.
Để đạt hiệu quả cao và cải thiện chỉ số SpO2, bạn nên tập hít thở sâu tối thiểu 10 đến 30 phút mỗi ngày. Bạn cũng có thể chia nhỏ các lần tập, mỗi lần từ 5 đến 10 phút.
Ngồi, nằm, đứng đúng tư thế
Duy trì các tư thế ngồi, nằm, đứng đúng cách cũng có thể giúp tăng chỉ số SpO2 hiệu quả cho người bệnh. Khi có dấu hiệu giảm nồng độ SpO2 bạn có thể duy trì tư thế nằm sấp ít nhất 2 đến 3 giờ để cải thiện độ bão hòa oxy trong máu.
Ngoài ra, bạn cũng nên cố gắng giữ mình ở tư thế đứng thẳng, ngồi thẳng để phổi có thể giãn nở tối đa và tăng dung tích để có thể tiếp nhận oxy vào phổi nhiều hơn. Tư thế nằm sấp hoặc nằm nghiêng khi ngủ giúp không khí dễ dàng đi vào cơ thể hơn, giảm áp lực lên phổi.
Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên
Tập thể dục, thể thao giúp cơ hoành hoạt động tốt hơn, hỗ trợ việc hít thở sâu để tiếp nhận được nhiều không khí và giúp tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận trên cơ thể, từ đó, giúp người bệnh có tâm lý thoải mái và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Lưu ý:Khi SpO2 đang có xu hướng giảm bạn không nên tập luyện quá mạnh, bạn có thể tập các môn thể dục nhẹ nhàng như thể dục nhịp điệu, yoga nhẹ, đi bộ.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống rất quan trọng góp phần giúp gia tăng chỉ số SpO2. Ăn uống khoa học giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, tăng tuần hoàn máu và cải thiện mức độ bão hòa oxy trong máu. Bạn nên bổ sung nhiều rau xanh và các thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hóa để cải thiện nồng độ SpO2.
Tránh xa thuốc lá
Khói thuốc lá có chứa rất nhiều phân tử CO, là nguyên nhân khiến cơ thể giảm khả năng vận chuyển oxy và làm giảm nồng độ oxy trong máu. Vì vậy, người bệnh nên dừng việc hút thuốc và không tiếp xúc với khói thuốc lá để đảm bảo cơ thể không bị hút thuốc lá thụ động.
Nâng cao chất lượng không khí tại nhà
Nâng cao chất lượng không khí tại nhà cũng không kém phần quan trọng. Bạn nên dọn dẹp vệ sinh nơi ở thường xuyên, duy trì không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, và bạn cũng có thể trang bị máy lọc khí để có thể lọc bụi mịn, giảm nhẹ khí độc giúp không khí trong lành hơn.
Đo SpO2 trên smartwatch như thế nào?
Để có thể theo dõi tình trạng sức khỏe và chỉ số SpO2 thường xuyên một cách dễ dàng hơn thì bạn có thể sử dụng các smartwatch. Các loại smartwath phổ biến hiện nay như Apple Watch, Samsung Watch, Huawei Watch,…
Để thực hiện bạn cần kết hợp cả điện thoại và SmartWatch, cách thực hiện như sau:
Đối với Apple Watch
Trên điện thoại: Mở ứng dụng Sức khỏe, sau đó chọn tab Duyệt, đến chọn Hô hấp, chọn Oxy trong máu (Blood Oxygen) và chọn Cài đặt Blood Oxygen.
Trên Apple Watch: Đeo Apple Watch vào tay, sau đó khởi động đồng hồ, rồi chạm vào Blood Oxygen để mở ứng dụng lên, bấm Start (Bắt đầu) và chờ trong khoảng 15 giây. Bạn chờ cho tới khi việc đo hoàn tất và kết quả hiện ra sau đó bạn chọn Done (Xong).
Đối với Samsung Watch
Tương tự như Apple Watch, thì trên Samsung Watch có các bước như sau:
Trên điện thoại: Vào Cài đặt, chọn tên đồng hồ của bạn, sau đó chọn Cập nhật phần mềm đồng hồ, rồi chọn Tải về và cài đặt, chọn Tải về và đợi hoàn tất.
Trên Samsung Watch: chọn Samsung Health, chọn Oxy trong máu, bấm Đo và đợi một khoảng thời gian để đồng hồ đo nồng độ oxy trong máu và cuối cùng là Xem kết quả.
Đối với Huawei Watch
Các bước thực hiện đo SpO2 trên Huawei Watch: Đeo đồng hồ đúng cách, giữ yên và nhấn nút lên, sau đó vuốt trên màn hình, rồi chọn SpO2, sau đó tiến hành đo và xem kết quả.
Đối với đồng hồ thông minh OPPO
Các bạn đang đeo OPPO Band cũng có thể truy cập vào SpO2, đợi thiết bị đo lượng oxy trong máu và theo dõi kết quả hiển thị để đo chỉ số SpO2 một cách dễ dàng.
Đối với đồng hồ Garmin
Cách đo nồng độ oxy trong máy trên đồng hồ Garmin cực đơn giản: Nhấn giữ tính năng Pulse Ox và giữ nguyên trong 60 giây để đo SpO2, sau đó đồng hồ sẽ hiển thị chỉ số SpO2 cùng nhịp tim.
Đối với đồng hồ Xiaomi
Mở đồng hồ Xiaomi và lướt chọn SpO2, sau đó chọn Refresh và chờ đồng hồ khởi động trong vòng 3s. Cuối cùng chờ đồng hồ đo và hiển thị kết quả đo.
Xem thêm:
- Chỉ số BPM là gì? Ý nghĩa của chỉ số BPM đối với sức khỏe
- Tỉ lệ mỡ cơ thể nên là bao nhiêu? Mối liên hệ giữa chỉ số BMI và tỉ lệ mỡ
- Chỉ số TDEE là gì? Cách tính TDEE giảm cân hiệu quả
Trên đây là một số thông tin về SpO2 cùng các cách để theo dõi và gia tăng chỉ số SpO2. Hi vọng bạn sẽ có thêm kiến thức về SpO2 để cải thiện cũng như duy trì một sức khỏe tốt. Hãy truy cập trang chủ của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức hay ho nhé!