Chạy bộ là hoạt động tập luyện được nhiều người yêu thích bởi đây là bài tập giúp cơ thể khỏe mạnh. Nhưng nếu khi chạy bộ bị chóng mặt bạn cần lưu ý và tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Bài viết sau đây Misskick sẽ chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích để khắc phục tình trạng này nhé!
Nội dung bài viết
Nguyên nhân dẫn đến chóng mặt khi chạy bộ
Tụt huyết áp
Huyết áp trung bình của một người bình thường là 120/80mmHg. Nhưng trong lúc chạy bộ trong thời gian dài, huyết áp của bạn giảm xuống còn 90/60mmHg thì cơ thể bạn sẽ bị hoa mắt, chóng mặt. Đây là hiện tượng tụt huyết áp khi chạy bộ.
Mất nước quá nhiều
Trong quá trình tập luyện chạy bộ, cơ thể tiết mồ hôi sẽ gây mất nước. Nếu bạn không cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ khiến cơ thể thiếu nước. Để duy trì năng lượng bạn nên uống khoảng 100-250ml nước sau mỗi 20 phút chạy bộ. Bạn nên chia nhỏ đợt uống nước, tránh tình trạng uống một lúc quá nhiều nước.
Để biết được mình có đang mất nước hay không bạn có thể quan sát qua màu nước tiểu. Nếu mất quá nhiều nước sẽ gây ảnh hưởng đến natri máu gây đột quỵ cho người tập.
Hạ đường huyết
Khi chạy bộ cơ bắp sử dụng nhiều glucose hơn bình thường. Bình thường cơ thể cần năng lượng từ thức ăn để duy trì hoạt động tập luyện. Vì vậy, bạn nên ăn trước khi tập để tránh hạ đường huyết.
Những nguyên nhân phổ biến gây hạ đường huyết là do không ăn gì trước khi tập. Nên khi chạy bộ, đường huyết hạ gây cảm giác chóng mặt, mệt mỏi.
Thở sai cách
Nguyên nhân bị chóng mặt trong lúc chạy bộ là do cách bạn hít thở. Nếu bạn thường xuyên thở nông và gấp trong lúc chạy thì sẽ gây kiệt sức, hoa mắt, chóng mặt. Thở sai cách trong khi chạy bộ khiến tim đập không đủ mạnh để đưa máu lên não, gây thiếu oxy cho cơ thể.
Tập luyện quá sức
Sai lầm phổ biến mà người tập hay mắc phải chính là tập luyện quá sức. Những biểu hiện khi bạn cố gắng chạy quá khả năng của mình là gây hoa mắt, chóng mặt, khó thở. Nặng hơn là gây buồn nôn hoặc thậm chí là ngất xỉu.
Rối loạn nhịp tim
Chứng rối loạn nhịp tim là khi tim đập quá chậm hoặc quá nhanh và không đồng đều. Người chạy bộ liên tục khiến cơ thể kích hoạt các triệu chứng tim mạch, gây rối loạn nhịp tim, khiến cơ thể hoa mắt, chóng mặt, hạ đường huyết và huyết áp thấp.
Huyết áp thấp
Nếu bạn bị triệu chứng huyết áp thấp trước đó thì bạn sẽ dễ bị chóng mặt khi chạy bộ. Vì vậy hãy cân nhắc kỹ và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi chạy bộ nhé!
Cách khắc phục chạy bộ bị chóng mặt hiệu quả
Khởi động kỹ lưỡng trước khi chạy
Trước khi chạy bộ bạn cần khởi động kỹ lưỡng. Các bài khởi động giúp làm nóng cơ thể, tăng nhịp tim, nhịp thở, giãn cơ hiệu quả giúp cơ thể thích nghi với bài tập về sau.
Thư giãn sau khi chạy
Sau khi chạy xong bạn hạn chế dừng lại đột ngột vì cơ thể chưa kịp thích ứng với trạng thái giảm nhịp tim đột ngột. Tại cuối đường chạy bạn nên giảm dần tốc độ và đi bộ để cơ thể trở về trạng thái bình thường. Để tránh gây chóng mặt khi chạy bộ, bạn nên đi bộ tầm 5-10 phút sau khi chạy.
Thực hiện các động tác giãn cơ sau buổi chạy
Bạn nên tập các bài tập giãn cơ từ 5- 10 phút. Các bài tập giãn cơ sẽ giúp bạn thư giãn sau buổi tập luyện nặng nhọc.
Ăn uống đúng cách
Bạn có thể ăn nhẹ trước và sau buổi tập luyện để nạp năng lượng cho cơ thể. Nếu chạy bộ đường dài bạn nên mang theo bình nước lọc để tránh gây mất nước.
Nghỉ ngơi hợp lý
Nghỉ ngơi đúng cách sẽ giúp bài chạy bộ của bạn trở nên hiệu quả hơn. Tránh để bản thân rơi vào trạng thái kiệt sức quá mức. Bạn nên dừng lại nếu thấy quá mệt và xây dựng thời gian biểu tập luyện phù hợp với thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Xem thêm:
Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả khi chạy bộ bị chóng mặt. Bạn nên chú ý nhiều hơn đến sức khoẻ và thiết kế thời gian tập luyện phù hợp.